Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị 'bay hơi' 500 triệu USD, lương đại gia bị cắt giảm

Đăng ký
Ông Phạm Nhật Vượng bị bốc hơi 500 triệu USD, vợ đại gia Lê Phước Vũ muốn bán hết vốn khỏi Hoa Sen, lương ông chủ thế giới di động giảm.

3 ngày tuột 20 bậc trong bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh

Ngày 17/5, CTCP Vinhomes — đơn vị kinh doanh bất động sản hàng đầu của tập đoàn Vingroupđã chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu VHM. Trong ngày giao dịch đầu tiên, VHM tăng kịch trần lên 110.500 đồng/cổ phiếu và giữ được mức giá trên trong phiên giao dịch tiếp theo.

Ông Phạm Nhật Vượng - Sputnik Việt Nam
Có gì trong khối tài sản trị giá 6 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

Tuy nhiên, trái ngược với sự tăng giá của VHM, VIC — cổ phiếu của công ty mẹ Vingroup lại bị giảm điểm mạnh. Hiện VIC đang ở mức 123.000 đồng/cổ phiếu, giảm 7.000 đồng mỗi cổ phiếu do với trước thời điểm 17/5.

Ông Phạm Nhật Vượng — Chủ tịch tập đoàn Vingroup — Tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam là cá nhân nắm giữ trực tiếp một khối lượng lớn cổ phiếu, tương 27,45% cổ phần VIC.

Bên cạnh đó, ông cũng nắm giữ gián tiếp 817,5 triệu cổ phiếu VIC thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Với việc giảm giá mạnh này, số tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vượng đã sụt giảm mạnh.

© Ảnh : Screenshot/ForbesKhối tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị sụt giảm
Khối tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị sụt giảm - Sputnik Việt Nam
Khối tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị sụt giảm

Ông Trần Đình Long - Sputnik Việt Nam
Trần Đình Long, Ngô Chí Dũng khuấy đảo giới tỷ phú Việt
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Forbes trong bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh, khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vượng đã giảm 500 triệu USD kể từ ngày VHM lên sàn.

Hiện ông đang có 6,8 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ 245 thay vì 7,3 tỷ USD và đứng ở vị trí 225 trước đó. Như vậy, chỉ trong 3 ngày, ông chủ Vingroup đã tuột 20 bậc trên bảng xếp hạng danh giá này.

Giàu thứ 10 Việt Nam, lương ông chủ Thế giới Di động vẫn bị cắt giảm

Một thông tin đáng chú ý khác, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn như Bách Hóa Xanh không được như kỳ vọng, thị trường điện thoại bão hòa và công ty sở hữu khoản nợ khủng.

Trong khi, trước đó, Thế giới Di động đã và đang tạo ra nhiều tỷ phú có mặt trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Trong đó, nổi bật nhất là ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.

Với việc sở hữu lượng cổ phiếu MWG có giá trị 5.248 tỷ đồng, ông Tài là người giàu thứ 10 sàn chứng khoán Việt Nam.

Trong danh sách này, ông đứng ngay sau bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát) và đứng ngay trên ông Nguyễn Phát Đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt.

Sở hữu lượng cổ phiếu khổng lồ, nắm giữ chức vụ quan trọng và góp phần rất lớn giúp công ty phát triển mạnh mẽ nhưng ông Nguyễn Đức Tài và dàn lãnh đạo của Thế giới Di động lại "kém may mắn" về đường lương thưởng.

© Ảnh : CafeFÔng Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thế giới Di động.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thế giới Di động. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thế giới Di động.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group - Sputnik Việt Nam
Hé lộ đại gia gốc 'Đông Âu': Cả nhà có tỷ USD, giàu nhất ngân hàng Việt
Trong gần 5 năm qua, thù lao của dàn sếp cấp cao tại Thế giới Di động không những không tăng mà còn bị giảm.

2014 là năm đầu tiên Thế giới Di động hé lộ mức lương trả cho các sếp. Trong năm, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc được trả 14,8 tỷ đồng. Bình quân, mỗi lãnh đạo nhận 1,25 tỷ đồng/người/năm, tương đương 112 triệu đồng/người/tháng.

Đây là quỹ lương cao nhất mà Thế giới Di động dành cho lãnh đạo kể từ năm 2014. Sang năm 2015, quỹ lương này hao hụt mạnh xuống chỉ còn 11,2 tỷ đồng. Sau 1 năm, mỗi sếp Thế giới Di động chỉ còn nhận 1,02 tỷ đồng/người/năm, tương đương 84,8 triệu đồng/người/tháng.

84,8 triệu đồng/người/tháng là mức lương không hề nhỏ với đại bộ phận người lao động nhưng lại khá khiêm tốn so với các tỷ phú như ông Nguyễn Đức Tài.

Vợ cũ chủ tịch HSG thu về bao nhiều từ thoái vốn khỏi Tập đoàn?

Trong khi đó, ngày 23/5/2018, Công ty TNHH Một thành viên Tâm Thiện Tâm (Tâm Thiện Tâm), đơn vị do bà Hoàng Thị Xuân Hương làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, đã hoàn tất bán ra 19.211.820 triệu cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) theo phương thức giao dịch thỏa thuận.

Dữ liệu giao dịch ngày 23/5/2018 cho thấy, Tâm Thiện Tâm đã bán ra hơn 19,2 triệu cổ phiếu HSG thu về giá trị hơn 230,54 tỷ đồng, tương đương giá 12.000 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, từ ngày 19/4/2018 đến ngày 18/5/2018, Công ty Tâm Thiện Tâm cũng đã bán ra 5.000.000 cổ phiếu HSG theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.

Như vậy, sau 2 đợt bán ra cổ phiếu HSG trong vòng hơn 1 tháng qua, Tâm Thiện Tâm hiện không còn nắm giữ cổ phiếu HSG. Bà Hoàng Thị Xuân Hương từng là vợ của ông Lê Phước Vũ — Chủ tịch của HSG.

© Ảnh : HSGBà Hoàng Thị Hương Xuân cùng đại gia Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen.
Bà Hoàng Thị Hương Xuân cùng đại gia Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen. - Sputnik Việt Nam
Bà Hoàng Thị Hương Xuân cùng đại gia Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen.

Báo cáo quản trị của HSG vào tháng 10/2015, tên của bà Hoàng Thị Xuân Hương được trình bày tại phần người liên quan của Chủ tịch Lê Phước Vũ (vợ — hàng thừa kế thứ nhất).

Tuy nhiên, báo cáo quản trị của HSG vào tháng 4/2016, bà Hoàng Thị Xuân Hương là người liên quan đến ông Hoàng Đức Huy (anh, chị, em ruột — hàng thừa kế thứ hai), Phó tổng giám đốc HSG.

Điều này cho thấy từ tháng 4/2016 bà Hoàng Thị Xuân Hương không còn là vợ của ông Lê Phước Vũ.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала