Trung Quốc xả hàng né thuế Mỹ: Sức ép với Việt Nam

© AFP 2023 / Getty Images North America/Justin SullivanCảng Oakland
Cảng Oakland - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khi bị Mỹ áp thuế cao, Trung Quốc sẽ xả hàng sang các nước khác và thị trường Việt Nam sẽ chịu sức ép lớn từ hàng Trung Quốc.

Chuyên gia chiến lược Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn tư vấn chiến lược RBNC — phụ trách thị trường châu Á — Thái Bình Dương và Mỹ chỉ ra 2 yếu tố tác động đến sản xuất thương mại Việt Nam khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra.

"Thứ nhất là hàng thấp cấp của Trung Quốc, nhân cơ hội này, được quảng cáo là hàng xuất khẩu đi Mỹ nhưng tồn dư, được đẩy vào thị trường Việt Nam. Điều này nếu không tỉnh táo, người tiêu dùng sẽ sập bẫy.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ: "Phúc" hay "họa" đang chờ đợi Việt Nam?
Thứ hai, nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp nặng từ Trung Quốc sẽ được xả hàng do thuế xuất sang Mỹ cao quá. Các nhà sản xuất Việt Nam có thể tính toán tăng mua dự trữ nguyên vật liệu để sản xuất", báo Thanh niên dẫn lời ông Robert Trần phân tích.

Dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội tốt hơn các doanh nghiệp nội vì họ có nguồn tài chính tốt để tăng mua nguyên vật liệu, linh kiện giá rẻ từ Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Đỗ Phương An, Giám đốc Công ty Sản xuất thương mại kết cấu thép Hà Dương (Hà Nội) bày tỏ nỗi lo ngại với báo Tuổi trẻ về nguy cơ hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn doanh nghiệp sẽ tạm ngừng sản xuất, người lao động mất việc khi hàng Trung Quốc phá giá vào Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhỏ bé, không thể chống chọi, cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc.

Ông An dẫn chứng năm 2015, thép Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam khi họ tồn kho mặt hàng này. Có thời điểm giá thép Trung Quốc nhập về chỉ bằng 60-70% so với giá xuất kho của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thép trong nước điêu đứng.

Nhà máy tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến thương mại của Mỹ chống lại tất cả: Việt Nam được hay mất?
Đồng tình quan điểm này, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, lo ngại Trung Quốc phá giá nhân dân tệ đến nay hơn 3% đối với đồng USD nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

Ông Hiếu chỉ ra là hàng triệu nông dân Việt Nam sẽ bị thua thiệt, vì thị trường xuất khẩu chủ yếu của nông sản của Việt Nam là Trung Quốc. Giá trị hàng xuất khẩu là rau quả, cao su,… xuất sang Trung Quốc sẽ thu được giá trị thấp hơn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo hàng Trung Quốc sẽ tìm cách đổ sang các thị trường thứ 3 để tìm đường vào Mỹ.

Thực tế, có tình trạng hàng Trung Quốc đã lợi dụng chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam với một số đối tác thương mại mà đã chuyển hàng Trung Quốc sang nước ta rồi xuất đi.

"Nếu chúng ra không kiểm soát tốt, để tình trạng này xảy ra, phía Mỹ sẽ trừng phạt, áp thuế, thậm chí không nhập hàng hóa từ Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp và người dân Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng, thiệt thòi", báo Tuổi trẻ dẫn lời chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Xung đột thương mại Mỹ - Trung: Lối thoát nào cho xuất khẩu Việt Nam?
TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc — Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách không chỉ lo ngại về nguy cơ mượn xuất xứ mà còn cảnh báo biện pháp trừng phạt được mở rộng sang nhiều ngành hàng khác nhau khi Mỹ áp.

Chẳng hạn, thuế chống lẩn tránh của Mỹ đã đặt ra nhằm lần theo các dòng vốn của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài nhằm tránh lệnh trừng phạt từ Mỹ. Như vậy, nếu hàng hóa từ nước khác đưa vào Mỹ bị áp thuế chống lẩn tránh, có nghĩa là đã nhắm vào hàng hóa "có liên quan Trung Quốc".

"Nếu điều đó xảy ra, Việt Nam có thể sẽ bị xếp chung vào một nhóm với Trung Quốc và tất nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong nỗ lực cải thiện quy mô và chất lượng xuất khẩu. Điều đáng lo ngại là Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam", TS Thành nói.

 

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала