Kêu "lỗ nặng nề" nhưng lại gửi 42.000 tỷ đồng không kỳ hạn ở ngân hàng: EVN lên tiếng trần tình

© Ảnh : Minh Chi/Báo Đắk LắkCông nhân điện lực
Công nhân điện lực  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nợ “ngập đầu”, vì sao EVN vẫn gửi hơn 42.000 tỷ đồng trong ngân hàng không kỳ hạn? VnExpress dẫn lời đại diện EVN trả lời cầu hỏi này.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tại 30/6/2018 tập đoàn này có số dư tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn khoảng 42.000 tỷ đồng, tăng gần 10.000 tỷ so với cuối năm 2017.

Kỹ sư kiểm tra điện - Sputnik Việt Nam
Giá điện tăng vọt, EVN có minh bạch?

Giải thích về số tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng lớn ở cuối quý II/2018, ông Nguyễn Xuân Nam - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, 42.000 tỷ đồng là khoản tiền gửi không kỳ hạn hợp nhất từ tất cả báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên EVN, gồm sản xuất, truyền tải, phân phối và dịch vụ phụ trợ.

Theo ông, so với số dư nợ phải trả ngắn hạn tại cùng thời điểm trả của EVN, hơn 106.000 tỷ đồng thì quá nhỏ, chưa đủ dùng trả nợ ngay cho các nhà cung cấp nhiên liệu khí, than, bán điện... khoảng 55.000 tỷ và trả nợ ngân hàng đến hạn 22.000 tỷ đồng.

"Do nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh quá lớn nên với số dư tiền gửi trên mới giúp cho EVN và các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ", ông Nam nói.

Xin mật hoá thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN, hay là…? - Sputnik Việt Nam
Xin "mật hoá" thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN, hay là…?

Giải thích rõ hơn, ông Nam cho hay, hiện EVN có hàng chục đơn vị cấp 2 và hàng trăm đơn vị cấp 3, 4 hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh điện nên mỗi đơn vị phải duy trì một số dư tiền gửi phục vụ công việc thường xuyên và xử lý đột xuất. 

Các công ty nhiệt điện cần lượng tiền lớn để mở L/C thanh toán nhiên liệu nhập khẩu hoặc thanh toán cho các đơn vị cung cấp trong nước. Công ty mẹ EVN cần phải có một số tiền lớn đủ để thanh toán tiền mua điện hàng tháng cho các đơn vị bán điện.

"Doanh thu tiền điện thường tập trung vào cuối tháng trong khi nhu cầu thanh toán tiền nhiên liệu và điện mua ngoài thường tập trung vào đầu tháng. Vì thế số dư tiền gửi của EVN vào cuối tháng (thời điểm lập báo cáo quyết toán) thường cao hơn so với các ngày còn lại", Phó tổng giám đốc EVN lý giải.

Công nhân kiểm tra điện EVN  - Sputnik Việt Nam
"Sao chúng tôi phải bù lỗ cho ngành điện?": EVN trần tình lý do tiền điện tháng 4 tăng chóng mặt

Ngoài ra, nhu cầu vốn đầu tư của tập đoàn cũng rất lớn, và các đơn vị thành viên phải cung cấp đủ vốn theo kế hoạch, đáp ứng tiến độ thi công của các dự án nhằm đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế. Trong khi đó, thủ tục hoàn tất các điều kiện để giải ngân của các hợp đồng tín dụng thường kéo dài, nên ngoài đảm bảo vốn đối ứng theo kế hoạch các đơn vị có thêm dự phòng thêm vốn để thanh toán cho nhà thầu.

"Hiện EVN có số dự nợ vay rất lớn vì thế nhu cầu trả nợ trong năm tương đối cao đòi hỏi EVN phải duy trì số dư đủ để trả nợ khi đến hạn, để đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong tương lai", Phó tổng giám đốc EVN thông tin. Ông cũng khẳng định đã chỉ đạo các đơn vị cân đối dòng tiền để đảm bảo thanh toán kịp thời cho các nhà cung cấp theo quy định của hợp đồng đã ký, có giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала