Việt Nam phải tránh không để Mỹ nghi ngờ

© AFP 2023 / StringerTiền đô la Mỹ và tiền tệ nhân dân tệ của Trung Quốc
Tiền đô la Mỹ và tiền tệ nhân dân tệ của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau nhiều lần có phá giá đồng nhân dân tệ, Trung Quốc bị Mỹ nghi ngờ đang thực thi chính sách thao túng tiền tệ. Trước thực trạng đó, để phóng tránh những nguy cơ có thể xảy ra, Việt Nam cần dự trù kịch bản ứng phó nhằm chống rủi ro về tỷ giá.

Mỹ- Trung “ăn miếng trả miếng”

Dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, vốn vẫn đang hết sức căng thẳng, Trung Quốc đã thực hiện tới 7 lần phá giá đồng NDT chỉ trong 8 tháng vừa qua. Lần gần đây nhất, hôm 26/8 vừa qua tại thịt rường châu Á, đồng NDT có giá thấp kỷ lục khi 1 USD đổi được đến 7,14NDT. Đây là mức thấp nhất trong 11 năm qua, kể từ đầu năm 2008. Sau liên tục những đợt phá giá chưa từng có này, chính quyền Bắc Kinh được cho là đang “thao túng tiền tệ”.

Trước những căng thẳng của cuộc chiến thương mại đang diễn ra hết sức phức tạp, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng BIDV đã đưa ra nghiên cứu với chủ đề “Trung Quốc bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ, Việt Nam nên làm gì?”. Đây là vấn đề được các chuyên gia kinh tế tài chính hàng đầu quan tâm và thu hút sự chú ý của dư luận. Nhất là vào hồi tháng 5/2019 Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia cần theo dõi đặc biệt của Bộ thương mại Hoa Kỳ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy lá cờ Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
“Mỹ sẽ không đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ”
Theo đánh giá của chuyên gia tài chính, TS. Cấn Văn Lực, và nhóm tác giả, Bắc Kinh đã chính thức “vũ khí hóa” tiền tệ nhằm giảm tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại.

Để đáp trả động thái của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC), Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố hành động này của Bắc Kinh chính là “hành vi thao túng tiền tệ”. Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng chính thức cáo buộc tương tự đối với Trung Quốc đồng thời khẳng định sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF để “loại bỏ lợi thế cạnh tranh không lành mạnh do các hành động mới nhất của Trung Quốc gây ra”.

Được biết, trong lịch sử, Mũ từng gắn mác thao túng tiền tệ đối với 3 quốc gia/vùng lãnh thổ là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc.

Phía Ngân hàng Trung ương Trung Quốc khẳng định sẽ có động thái điều chỉnh để giữ đồng nhân dân tệ ở mức hợp lý và cân bằng. PboC lên tiếng lý giải cho rằng tỷ giá USD/CNY biến động như thế nào, tất cả đều do thị trường quyết định và Trung Quốc “sẽ không dùng tỷ giá CNY để làm công cụ đối phó với những màn quấy rối từ nước ngoài, chẳng hạn như chiến tranh thương mại”.

Trung Quốc cho rằng, chính sách bảo hộ thương mại leo thang mới là nguyên nhân chính dẫn đến việc tỷ giá USD/CNY tăng cao đồng thời nhấn mạnh nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng “tốt”, theo đúng kịch bản, cán cân thanh toán và dòng vốn ổn định.

Container vận chuyển hàng hóa - Sputnik Việt Nam
Cả Mỹ và Trung Quốc đều khiến Việt Nam gặp bất lợi
Việc đồng nhân dân tệ lên giá thực trong 20 năm qua và mốc 7 không phải thước đo của tỷ giá USD/CNY. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc khẳng định tự tin vào khả năng kiểm soát cung-cầu và bình ổn tỷ giá với các công cụ và kinh nghiệm điều hành của mình.

Việt Nam phải chịu nhiều sức ép

Trao đổi về vấn đề cuộc chiến tiền tệ Mỹ- Trung ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định, chính sách tỷ giá của bất kỳ quốc gia nào cũng rất phức tạp, hội tụ và lan tỏa tới các chính sách khác, không chỉ ở phạm vi trong nước mà ảnh hưởng sang cả chính sách tỷ giá của các quốc gia khác. Nước càng lớn thì tác động càng nhiều.

“Trung Quốc là một cường quốc kinh tế lớn, đồng tiền của nước này ảnh hưởng rất mạnh tới các đồng tiền khác trên thế giới, đặc biệt là việc xuất khẩu của Trung Quốc. Do vậy, khi Trung Quốc phá giá đồng NDT sẽ khiến các nước khác ít nhiều cũng có sự điều chỉnh tỷ giá theo nếu không muốn bị mất cạnh tranh với Trung Quốc và động thái này sẽ tạo áp lực về tăng lạm phát cho các nước khác trên thế giới. Trong xu hướng ấy, rõ ràng Việt Nam cũng phải chịu nhiều sức ép, tuy nhiên, sự điều chỉnh của tỷ giá Việt Nam đến đâu còn phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ chứ không thể thụ động theo sự điều chỉnh của Trung Quốc", VOV dẫn bình luận của nhà kinh tế khẳng định.

© Fotolia / Sean KĐồng nhân dân tệ
Việt Nam phải tránh không để Mỹ nghi ngờ - Sputnik Việt Nam
Đồng nhân dân tệ
Theo ông Phong, việc Bắc Kinh thao túng tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam ở 2 khía cạnh chủ yếu, đó là làm tăng sức ép điều chỉnh tỷ giá của chúng ta theo hướng giảm giá Việt Nam đồng để cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc và sau đó có thể làm tăng nhập siêu nếu Việt Nam không điều chỉnh tỷ giá.

Dây chuyền chế biến, sơ chế hoa quả xuất khẩu tại Tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả xuất khẩu của Nafoods.  - Sputnik Việt Nam
Trump quyết "đánh" Trung Quốc dữ dội, Mỹ tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam
Như vậy, nếu Việt Nam không có động thái điều chỉnh gì mà vẫn giữ nguyên tỷ giá thì lượng hàng từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam sẽ ngày một tăng. Dù các doanh nghiệp trong nước có thể nhập khẩu hàng giá rẻ hơn nhưng đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh của các công ty trong nước.

TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, ở thời điểm hiện tại, tỷ giá Việt Nam đồng đã ít nhiều chững lại và có xu hướng tăng gần chốt, cho nên sức ép đối với Ngân hàng nhà nước cũng như các nhà hoạch định chính sách phải điều chỉnh tỷ giá cũng dần được cải thiện. Ông nhấn mạnh, trong bối cảnh xung đột thương mại vẫn đang leo thang thì điều quan trọng nhất là cần phải tiếp tục quan sát, cập nhật động thái tiền tệ của Trung Quốc, Mỹ và các nước khác:

“Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá và các đồng tiền khác trên thế giới cũngđiều chỉnh giảm giá thì VND sớm muộn, ít nhiều cũng sẽ phải điều chỉnh theo. Do vậy, cần xây dựng kịch bản cụ thể cho các tình huống, cũng như tuyên truyền giải thích chính sách cho doanh nghiệp để chống rủi ro tỷ giá trong tương lai”, TS. Nguyễn Minh Phong khuyến cáo.

Việt Nam nên ứng xử như thế nào?

Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa bị Mỹ gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ (tại Báo cáo mới nhất mà Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra hồi tháng 5/2019) tuy nhiên Hà Nội lại bị đưa vào danh sách 21 nước thuộc diện theo dõi đặc biệt.

 “Việt Nam là quốc gia có khả năng khá cao bị chuyển sang nhóm các nước thao túng tiền tệ, nếu không có biện pháp phù hợp, quyết liệt do Việt Nam đã chạm hai ngưỡng (cán cân thương mại với Mỹ thặng dư trên 20 tỷ USD và thặng dư cán cân vãng lai trên 2%GDP), còn điều kiện thứ 3 là có can thiệp một chiều vào thị trường ngoại hối thông qua việc mua ròng ngoại tệ liên tục của NHNN cũng đã gần chạm ngưỡng (1,7% GDP so với ngưỡng 2% GDP). Đây là rủi ro đối với Việt Nam trong những lần rà soát tiếp theo của Bộ Tài chính Mỹ (mà gần nhất là tháng 9/2019)”, Trí thức trẻ dẫn lời TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

Qua đó, vị chuyên gia tài chính cùng nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng BIDV khuyến cáo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam nên cẩn trọng và ứng phó linh hoạt.

© Depositphotos.com / Jamwayđồng Việt Nam
Việt Nam phải tránh không để Mỹ nghi ngờ - Sputnik Việt Nam
đồng Việt Nam
Việc trước nhất cần làm đó chính là “tỏ thái độ thiện chí”. Nghĩa là Việt Nam cần phối hợp thật tốt để trao đổi thông tin với phía Mỹ.

“NHNN tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc giải trình các vấn đề liên quan tới chính sách tỷ giá, thương mại của Việt Nam phục vụ đợt rà soát vào tháng 9/2019; tránh bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ, gây bất lợi cho Việt Nam”, nhóm chuyên gia đề nghị.

Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc phá giá nhân dân tệ: Việt Nam không quá lo
Tiếp theo, Việt Nam cần có chính sách tỷ giá hợp lý, tiếp tục theo hướng chủ động, linh hoạt, khéo léo, hạn chế can thiệp trực tiếp, một chiều và liên tục vào thị trường ngoại hối để không bị vi phạm ngưỡng thứ ba nêu trên. Điều Hà Nội cần làm ngay lúc này chính là điều hành chính sách tiền tệ, nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý. TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả cho rằng cần thực hiện linh hoạt (các hoạt động mua, bán) và giải trình với Mỹ việc điều hành tỷ giá trong thời gian qua là phù hợp theo diễn biến thị trường trong nước, quốc tế cũng như đặc thù nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ cần phải khẳng định với Washington rằng, Việt Nam không cố gắng tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không lành mạnh:

“Đặc biệt, Việt Nam cần hết sức bình tĩnh, không để bị cuốn vào dòng xoáy chiến tranh tiền tệ (nếu có) và không nên phá giá đồng tiền vì điều chỉnh tỷ giá liên quan đến nhiều mặt của nền kinh tế (không chỉ liên quan đến xuất khẩu, mà còn nhập khẩu, nợ ngước ngoài, áp lực lạm phát…v.v.) và có thể tăng rủi ro bị Mỹ gắn thao túng tiền tệ. Thay vào đó, Việt Nam cần kiên định chính sách tỷ giá chủ động, linh hoạt, tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối, kết hợp với truyền thông một cách hiệu quả nhằm kiểm soát yếu tố tâm lý, rủi ro lan truyền”, các chuyên gia nhận định.

Điều quan trọng thứ ba mà TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh đó chính là Việt Nam cần mạnh tay, cương quyết xử lý hành vi đội lốt thương mại, đội lốt đầu tư để né tránh đòn thuế quan của Mỹ. Chính Tổng thống Trump đã lên tiếng cảnh báo khi cho Việt Nam là “quốc gia lợi dụng tốt nhất chiến tranh thương mại” trong suốt thời gian qua. Có thể thấy thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ trong vấn đề phòng hộ, gian lận thương mại. Washington không hề ngần ngại thẳng tay áp dụng các biện pháp trừng phạt lên quốc gia có vi phạm hay đe dọa đến lợi ích của họ.

© Ảnh : Hoàng Nguyên - TTXVNSản xuất thép tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Việt Nam phải tránh không để Mỹ nghi ngờ - Sputnik Việt Nam
Sản xuất thép tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Việc Mỹ áp thuế 456,23% đối với các mặt hàng thép nhập khẩu từ Việt Nam có sử dụng vật liệu từ Hàn Quốc và Đài Loan chính là điển hình rõ nhất thể hiện động thái cứng rắn của Mỹ đối với những hàng hóa bị cáo buộc thay đổi xuất xứ.

TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả nghiên cứu cũng đề xuất, Chính phủ, các Bộ, Ngành Việt Nam phải luôn cần theo dõi sát sao diễn biến động thái của phía Mỹ để phối hợp, tăng khả năng giải trình thông tin, tránh bị nghi ngờ, đưa vào danh mục thao túng tiền tệ, gây bất lợi cho Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng cần theo dõi sát sao biến động trên thị trường tài chính- tiền tệ quốc tế, động thái của Ngân hàng Trung ương các quốc gia để đưa ra kịch bản ứng phó phù hợp, kịp thời.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала