Việt Nam không đi với nước nọ để chống nước kia

© AFP 2023 / Johannes EiseleTàu chở hàng Mỹ tại cảng Thượng Hải
Tàu chở hàng Mỹ tại cảng Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liệu chính sách ‘không đi với nước nọ để chống nước kia’ có giúp Hà Nội tránh những rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ- Trung?

Việt Nam ham rẻ và nguy cơ trở thành bãi rác của Trung Quốc

Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu đều bày tỏ lo ngại, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung có thể biến Việt Nam thành ‘bãi rác’ của Trung Quốc, thị trường chuyển dịch của các dòng vốn giả tạo hay gian lận thương mại.

Cách đây không lâu, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo “Chiến tranh thương mại leo thang: Mừng lo của doanh nghiệp Việt”.  Phát biểu trước toàn thể các đại biểu tham dự Hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (Bộ Công thương ngày nay), ông Trương Đình Tuyển đã đưa ra những nhận định hết sức sâu sắc về những căng thẳng thương mại Mỹ- Trung ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện này do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam tổ chức.

Đô la Mỹ, đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Tác động cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với kinh tế toàn cầu ngày càng sâu sắc

Theo đánh giá của ông Trương Đình Tuyển, xung đột thương mại Trung Quốc- Hoa Kỳ chỉ là bề nổi ai cũng thấy được. Tuy nhiên, ‘tảng băng chìm’, điều cần quan tâm nhất chính là những tranh đấu về chiến lược phát triển giữa hai quốc gia. Mỹ đã là cường quốc gần như về mọi phương diện, còn Trung Quốc cũng đang trên đà tăng trưởng hết sức mạnh mẽ, đe dọa trực tiếp vị thế dẫn đầu của những cường quốc khác.

Cuối tuần trước, Mỹ đã áp thuế 15% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng 5% so với mức đưa ra trước đó. Đòn thuế quan mới này của Washington nhằm vào khoản 300 tỷ USD hàng Trung Quốc. Nếu hai bên vẫn không đạt được bất kỳ thỏa thuận mới nào thì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đánh thuế vào ngày 15/12 tới.

Bắc Kinh cũng không chịu để yên. Chính quyền Trung Quốc đã đáp trả thuế quan nâng từ 5% lên thành 10% nhằm vào 75 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, chủ yếu ảnh hưởng đến các sản phẩm nhạy cảm với ngành nông nghiệp. Chưa hết, Bắc Kinh còn quyết định kiện lên Tổ chức thương mại thế giới WTO về đòn thuế mới nhất của Washington cho rằng điều này vi phạm thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đạt được tại Osaka. Trung Quốc đã quyết định giảm bớt dự trữ bắt buộc và bơm tiền ra thị trường nhằm hạ giá đồng nhân dân tệ.

Đối với Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển nhận định, cuộc chiến thương mại có những ảnh hưởng tích cực đến một số ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước. Vì theo ông Tuyển, Việt Nam có thể thay thế một phần đáng kể lưu lượng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Ngoài ra, theo ông Trương Đình Tuyển, do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc. Giới chuyên gia thế giới đều nhận định, hai thị trường tiềm năng mới là Indonesia và Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất tại thời điểm này. Việt Nam cũng được dự đoán thu hút dòng vốn nhiều hơn nữa trong thời gian tới nếu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Tàu chở hàng Mỹ tại cảng Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Mỹ và Trung Quốc tăng thuế trong chiến tranh thương mại

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, phải đặc biệt tỉnh táo đối với chiến tranh thương mại Mỹ- Trung. Hệ quả từ thương chiến ảnh hưởng lên Việt Nam là không hề nhỏ.

Một công cụ nguy hiểm được chính quyền Trung Quốc sử dụng chính là giảm giá đồng nhân dân tệ nhằm giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho chính các doanh nghiệp nước này. Khi đó hàng hóa Trung Quốc sẽ dễ cạnh tranh hơn ở các thị trường mà hàng Việt Nam cũng hiện diện như Liên minh châu Âu EU, Nhật, hay thậm chí trên chính sân nhà Việt Nam.

Điều đáng chú ý hơn chính là khi đồng nhân dân tệ giảm giá, nhiều sản phẩm kém chất lượng hoặc dư thừa ở Trung Quốc sẽ bị đẩy sang Việt Nam. Nhằm đổi mới công nghệ trong cuộc chiến với Mỹ, Trung Quốc sẽ tìm cách thải loại những hàng công nghệ chất lượng thấp, hàng hóa công nghệ dư thừa sang nước khác để “dọn dẹp”, “tái định hướng” lại thị trường trong nước. Việt Nam luôn được xem là địa điểm rất thuận lợi để Trung Quốc “tuồn hàng thừa”, hàng không đảm bảo chất lượng.

Vậy nên, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cảnh báo Việt Nam cần tránh trở thành “sân sau”, “cần tỉnh táo” trước chiến lược này của Trung Quốc.

“Nếu Việt Nam ham rẻ thì khả năng rất cao sẽ là nơi “hứng rác” của Trung Quốc, làm giảm chất lượng hàng hóa tại thị trường nội địa. Đây là nguy cơ rất lớn”, ông Tuyển khẳng định.

Mỹ đã ‘nhắm’ Việt Nam vì lo sợ tận dụng xung đột thương mại

Theo nhận định và đánh giá của ông Trương Đình Tuyển, Việt Nam phải thận trọng trước những công ty tận dụng căng thẳng Mỹ- trung để nhập hàng Trung Quốc mang về “gắn mác” hàng Việt Nam.

“Rất có khả năng một số doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng Trung Quốc về dán nhãn Việt Nam, hoặc gia công 1 số công đoạn đơn giản và ghi nhãn mác xuất xứ tại Việt Nam. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi khi Mỹ phát hiện ra điều này sẽ tiến hành áp thuế cho Việt Nam. Họ không thể chấp nhận một thị trường đưa hàng Trung Quốc về ghi "Made in Vietnam" rồi xuất đi. Hiện tại thì chưa xảy ra nhưng nếu để điều này xảy ra và Trump áp thuế cho Việt Nam thì vô cùng nghiêm trọng”, nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc không muốn leo thang chiến tranh thương mại với Mỹ và sẵn sàng đối thoại

Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 47,5 tỷ USD, tăng 11,43% so với mức 41,6 tỷ năm 2017. Tuy nhiên, sang đến năm 2019, chỉ 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu vào thị trường Mỹ tiếp tục tăng mạnh với tổng kim ngạch 27,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam vượt từ vị trí thứ 6 (từ đầu năm 2018), Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong danh sách 16 nước xuất siêu vào Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhấn mạnh đến thực tế rằng, chính Mỹ, thời gian qua cho rằng Việt Nam đã có sự tác động đến thị trường ngoại tệ theo cách phi thị trường, dấu hiệu là chúng ta đã mua vào lượng ngoại tệ rất lớn (hơn 2% GDP).  Washington đã ngay lập tức gia tăng áp lực đối với Hà Nội. Mỹ đưa ra cảnh báo về các biện pháp hạn chế doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp cận thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể bắt tay với 1 số doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa vào để tìm cách xuất khẩu qua Mỹ. Đây là nguy cơ khiến hàng hóa xuất từ Việt Nam bị Hoa Kỳ xem xét chặt chẽ, bị đánh thuế, điển hình là hàng thép và nhôm thời gian qua.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại khuyến cáo Việt Nam cần phải thay đổi cơ chế xuất nhập khẩu, hạn chế nhập hàng hóa dư thừa từ Trung Quốc và tăng cường nhập hàng Mỹ để giữ mối quan hệ luôn tốt đẹp và cán cân thương mại không quá chênh lệch. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực điều chỉnh cơ cấu thị trường theo hướng cân bằng hơn.

Ông Trương Đình Tuyển đề xuất một số nhiệm vụ cần quan tâm thực hiện. Thứ nhất, giảm nhập siêu từ thị trường Trung Quốc, nhất là các sản phẩm công nghệ cao để tăng nhập khẩu các sản phẩm này từ Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump  - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận thiệt hại do chiến tranh thương mại với Trung Quốc gây ra

Vị chuyên gia cũng khuyên khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ. Đây là tiềm năng rất to lớn. Thêm vào đó, các Bộ, ban, ngành phải kiên quyết vào cuộc, chống gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ tránh để Mỹ và các đối tác thương mại trừng phạt.

“Chúng ta vừa ký EVFTA. Nếu xem châu Âu là một thực thể kinh tế thì đây là thị trường lớn với 500 triệu dân, rất cần đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những khu vực đang bỏ ngỏ như Đông Âu... để không phụ thuộc vào một thị trường. Đa dạng thị trường cũng là cách để giảm xuất siêu vào Mỹ, giảm nguy cơ bị Mỹ đánh thuế”, Trí thức trẻ dẫn lời ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.

Việt Nam không hưởng lợi từ chiến tranh thương mại

Cùng chia sẻ về vấn đề này, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES) thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, nhận định, thương chiến Mỹ- Trung chắc chắn sẽ còn kéo dài và khó đi đến thỏa thuận cuối cùng năm 2019, thậm chí là cả năm 2020.

phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc: Chiến tranh thương mại, Mỹ không dọa được Bắc Kinh, chỉ vừa hại người vừa hại mình

“Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn đi đến thỏa thuận nếu không nằm trong kế hoạch của Mỹ. Thương chiến đang làm thay đổi Trung Quốc và nước này sẽ là điểm đến đầy bất trắc”, TS Thành nhận xét.

Theo vị chuyên gia, dù truyền thông thế giới từng nhận định Việt Nam được hưởng lợi rất lớn từ xung đột thương mại, tuy nhiên, thực tế đang chứng minh điều này không chính xác.

“Mỹ là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải chia sẻ với doanh nghiệp Trung Quốc nhiều nhất (Mỹ nhập từ Trung Quốc 40%, từ Việt Nam 15%). Đợt áp thuế mới nhất với 267 tỷ USD với các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, điện thoại... tạo cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu. Nhưng hàng xuất khẩu lại chủ yếu là từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hay như ngành gỗ và sản phẩm gỗ. Xuất khẩu của ngành gỗ vào Mỹ đạt 4 tỷ USD nhưng ở mảng gỗ chế biến, doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 43%”, VnEconomy dẫn lời TS Thành khẳng định.

Việt Nam không đi với nước này để chống nước kia

“Nguy cơ “chiến tranh ủy nhiệm” đối với những nước thứ 3”- là nhận định của PGS. TS Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ (VIAS) về hệ quả của chiến tranh thương mại đối với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam.

“Những căng thẳng này phức tạp không chỉ với Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Nó không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn cả mặt chính trị, an ninh. Thứ nhất, về mặt kinh tế, quan điểm của tôi là chưa bao giờ xem chiến tranh thương mại là cơ hội cho Việt Nam. Có thể một vài doanh nghiệp, một vài lĩnh vực nào đó hưởng lợi nhưng bức tranh tổng thể thì không. Việt Nam là nền kinh tế có sự phụ thuộc cao vào kinh tế toàn cầu với độ mở lên đến 200% GDP. Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ chỉ là 1/4  trong tổng xuất khẩu, nếu kinh tế toàn cầu suy giảm thì dù xuất khẩu mạnh mẽ sang Mỹ cũng không bù đắp được”, Trí thức trẻ dẫn phát biểu của PGS Lợi khẳng định.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại: Mỹ - Trung ai lợi, ai thiệt?

Ngoài ra, vị chuyên gia còn đánh giá phía các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức tỉnh táo, linh hoạt trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang:

“Mặt khác, khi lo ngại tăng cao về chiến tranh thương mại cũng dẫn đến sự bất an của doanh nghiệp, tác động không tốt đến đầu tư. Đấy là bức tranh vĩ mô, còn nếu nhìn nhận cụ thể hơn, khi chiến tranh thương mại đến giai đoạn cao trào, nó có thể gây ra những sự chia rẽ nhất định. Ví dụ Mỹ sẽ khắt khe hơn với hàng hoá mà một phần trong đó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với những tình huống như vậy thì việc làm ăn của doanh nghiệp Việt sẽ rất khó khăn”, ông nhận định.

Đáng chú ý, PGS. TS Cù Chí Lợi còn đưa ra bình luận sâu sắc về chiến lược khôn ngoan của Việt Nam, luôn giữ cân bằng, ở tư thế chủ động, tránh bị lệ thuộc đối với bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ tình huống nào:

“Việc cân bằng giữa các nước lớn phải nói là rất khó, đặc biệt ở những nước nhỏ, rất dễ bị tác động bởi "bão lớn". Phải làm gì, thì tôi cho rằng có một nguyên tắc rất hay của Việt Nam là không đi với nước nọ để chống lại nước kia. Đó là một nguyên tắc rất quan trọng. Tất nhiên, trừ những thứ liên quan đến chủ quyền, vì đây là yếu tố tối cao, nhưng chính sách thực hiện phải rõ ràng. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung phức tạp, rất cần có sự linh hoạt. Mặt khác, ngoài việc cân bằng về kinh tế, ngoại giao, an ninh với các nước lớn, các quốc gia nhỏ cũng cần tăng thêm giá trị của bản thân”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала