Ông chủ SEVEN.am Nguyễn Vũ Hải Anh nhận sai, có lỗi với người tiêu dùng

© Ảnh : Báo Tuổi Trẻ Thủ ĐôCừa hàng Seven Am
Cừa hàng Seven Am - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi lực lượng quản lý thị trường Hà Nội tạm giữ hơn 9000 sản phẩm thương hiệu SEVEN.am để điều tra, doanh nhân Nguyễn Vũ Hải Anh đã chính thức nhận sai và chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng liên quan đến việc cắt tem, nhãn mác hàng Trung Quốc trên sản phẩm.

Tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm quần áo thương hiệu SEVEN.am

Cục Quản lý thị trường Hà Nội ngày 12.11 cho biết, Đội Quản lý thị trường số 14 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) sau khi kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang SEVEN.am trên địa bàn thành phố, đã lập biên bản tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm của thương hiệu này do chưa xuất trình đầy đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.

Cụ thể, tổng số hàng hóa bị thu giữ tại 5 địa điểm kinh doanh của thương hiệu thời trang SEVEN.am là 9.035 sản phẩm gồm: 5.445 chiếc đầm, 409 chiếc chân váy, 1.902 chiếc áo khoác, 838 chiếc áo, 279 chiếc quần, 124 bộ quần áo, 24 túi xách và 14 chiếc ví. 5 cửa hiệu này nằm tại 146-148 Tôn Đức Thắng; 11 Kim Đồng; 146 Thái Hà; 135 Trần Phú, Hà Đông; 506 Nguyễn Văn Cừ.

Kiểm tra điểm kinh doanh Seven.am - Sputnik Việt Nam
SEVEN.am cắt mác Trung Quốc vì ‘khách kêu ngứa’: Có thể bị truy tố?

Cụ thể, tại cơ sở kinh doanh thời trang SEVEN.AM số 504-506 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, số lượng hàng hoá gồm 776 chiếc Đầm; 41 chiếc áo vest; 71 chiếc áo sơ mi; 32 chiếc quần; 58 chiếc Zuýp; 48 chiếc khoác dạ.

Tại cơ sở kinh doanh số 146-148 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, số lượng hàng hoá gồm: 1717 chiếc đầm nữ các loại; 188 chiếc áo sơ mi nữ; 503 chiếc áo dạ nữ; 80 bộ quần áo khoác mỏng; 93 Juyp nữ; 48 chiếc quần dài nữ; 4 bộ Jum Suit.

Tại cơ sở kinh doanh số 146 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, các sản phẩm gồm 1820 chiếc đầm; 1195 Áo khoác; 348 chiếc áo sơ mi; 181 chiếc Juyp nữ (chân váy); 154 chiếc quần.

Tại cơ sở kinh doanh số 135 Trần Phú, Hà Đông, lực lượng chức năng kiểm đếm có 922 sản phẩm gồm: 692 chiếc váy; 47 chiếc chân váy; 80 chiếc áo khoác; 131 chiếc áo sơ mi; 25 chiếc quần và 27 bộ quần áo.

Tại cơ sở kinh doanh số 11 Kim Đồng- Hoàng Mai- Hà Nội, số lượng hàng hoá gồm: 100 chiếc áo sơ mi; 440 chiếc đầm; 35 chiếc áo măng tô; 30 chiếc Juyp; 20 chiếc Quần dài; 13 bộ vest; 24 chiếc túi và 14 chiếc ví có nhãn hiệu SEVEN.AM.

Qua quá trình kiểm tra, làm việc, Đội Quản lý thị trường số 14 Hà Nội ghi nhận tại các cửa hàng bày bán sản phẩm của SEVEN.am đều có đầy đủ tem ghi xuất xứ “Made in Vietnam”, gắn dấu hợp quy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trên sản phẩm không thể hiện rõ tên địa chỉ cơ sở sản xuất mà chỉ có địa chỉ nhà phân phối là “Công ty Cổ phần MHA thời trang SEVEN.am”.

© Ảnh : Cục Quản lý thị trường Hà NộiLực lượng QLTT kiểm tra một cửa hàng SEVEN.AM.
Ông chủ SEVEN.am Nguyễn Vũ Hải Anh nhận sai, có lỗi với người tiêu dùng - Sputnik Việt Nam
Lực lượng QLTT kiểm tra một cửa hàng SEVEN.AM.

Tại thời điểm kiểm tra địa điểm kinh doanh thương hiệu thời trang SEVEN.am có địa chỉ tại số 135 Trần Phú (Hà Đông), ông Dương Ngọc Viện, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14 cho biết, đại diện cơ sở này chỉ xuất trình cho đoàn kiểm tra 1 bản Đăng ký nhãn hiệu SEVEN.am còn hạn sử dụng, giấy chứng nhận hợp quy Số 14518064; Đăng ký kinh doanh, Hợp đồng kinh tế may mặc được ký từ ngày 2.1.2018 với Công ty TNHH Thời trang quốc tế Bảo Anh, 1 hóa đơn thanh toán với Công ty Bảo Anh từ tháng 5.2019.

Đáng chú ý, khi lực lượng chức năng yêu cầu đại diện 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang SEVEN.am cũng cấp thêm bản Công bố hợp quy, các hóa đơn khác để đối chiếu, chứng minh nguồn gốc số hàng đang bán, đại diện các cơ sở đã không giải thích được cơ sở chất lượng gắn số hợp quy và đều không xuất trình được đầy đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa và chưa công bố hợp quy cho sản phẩm để đưa ra lưu thông theo quy định. Hiện, Đội Quản lý thị trường số 14 đã tiến hành lấy 3 mẫu sản phẩm để giám định chất lượng, đồng thời mở rộng điều tra làm rõ, để xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Chuỗi cửa hàng SEVEN.am đóng cửa vì bị kiểm tra hàng Trung Quốc?

Cũng trong sáng 12.11, toàn bộ hệ thống cửa hàng SEVEN.am ở Hà Nội đều đóng cửa, không bán hàng sau khi lực lượng quản lý thị trường thu giữ hơn 9000 sản phẩm vì nghi ngờ việc bóc tem Trung Quốc dán nhãn hàng Việt Nam.

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Asanzo cùng công nhân - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ đạo làm rõ vụ Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam

Giám đốc Công ty Cổ phần MHA cho biết, lực lượng quản lý thị trường đã vào làm việc kiểm tra doanh nghiệp trước thông tin nghi vấn SEVEN.am bóc tem hàng Made in China để gắn đè mác Made in Vietnam.

“Hiện chúng tôi cũng chờ kết quả kiểm tra từ quản lý thị trường”, ông Đặng Quốc Anh trao đổi đổi VnExpress cho hay.

Vị lãnh đạo này đồng thời xác nhận, do bị lực lượng quản lý thị trường kiểm tra nên công ty tạm thời quyết định ngừng kinh doanh cho tới khi có kết luận từ cơ quan điều tra và cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Vũ Hải Anh chủ SEVEN.am thừa nhận sai

Trong buổi làm việc với đại diện Báo Tuổi trẻ Thủ đô, doanh nhân Nguyễn Vũ Hải Anh - Chủ thương hiệu SEVEN.AM nhận sai trong khâu quản lý xuất xứ hàng hóa, nhận trách nhiệm trước người tiêu dùng và cam kết khắc phục sai sót liên quan đến việc cắt tem, mác có chữ Trung Quốc trên một số sản phẩm mà đơn vị này nhập về rồi gắn chữ SEVEN.AM, Charming Beauty.

Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang (Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) tại Khu công nghiệp sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng thế giới bày cách giúp Việt Nam chống lại gian lận thương mại từ doanh nghiệp Trung Quốc

Ông Nguyễn Vũ Hải Anh cho biết, thương hiệu thời trang SEVEN.AM được xây dựng với định hướng là dòng thời trang may mặc mang thương hiệu Việt Nam. Những năm qua, hầu hết các mẫu sản phẩm may mặc gồm: quần, áo, chân váy, đầm, áo khoác được xác định là dòng sản phẩm chủ lực của thương hiệu này, những sản phẩm này đều được thiết kế, gia công trong nước và được may tem mác SEVEN.AM ghi rõ xuất xứ “Made in Vietnam”.

Vị doanh nhân này cho biết, ngoài những sản phẩm thời trang may mặc chủ lực kể trên, Công ty Cổ phần MHA có đặt mua hàng theo mẫu của SEVEN.am từ Trung Quốc một số phụ kiện như túi, khăn, ví…Những dòng sản phẩm này cũng mang thương hiệu SEVEN.am. Ông Anh cũng bổ sung thêm rằng, nhằm phục vụ nhu cầu về trang phục Thu-Đông, công ty cũng nhập thêm một số lượng sản phẩm áo len, áo dạ hay khăn choàng.

“Đối với những sản phẩm này, chúng tôi có sai sót trong khâu quản lý xuất xứ hàng hóa do nhà cung cấp cung ứng, đã không gắn nhãn phụ cho sản phẩm, dẫn tới việc khi tới tay người tiêu dùng chưa thực sự được minh bạch về nguồn gốc xuất xứ”, doanh nhân Nguyễn Vũ Hải Anh thừa nhận.

Ông chủ của hãng thời trang này khẳng định doanh nghiệp không chủ trương may tem mác SEVEN.am lên những sản phẩm này.

Giải thích về việc những sản phẩm được nhập về còn lưu trữ trong kho phải trải qua qua 3 bước xử lý nhằm xóa bỏ toàn bộ dấu vết hàng Trung Quốc, ông Nguyễn Vũ Hải Anh biện minh:

“Việc làm này cũng do trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường có một vài khách hàng kêu ngứa nên chúng tôi cho nhân viên cắt bỏ. Tôi khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì theo chủ trương là không gắn mác SEVEN.AM. Các nhân viên ở cửa hàng cũng phải nói rõ đây là hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, đặc thù của bán hàng thời trang may mặc là thời gian làm ngắn hạn nên các cửa hàng cũng thay đổi nhân viên liên tục dẫn đến tình trạng những người mới chưa được đào tạo bài bản cách giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm cho khách hàng”.

Thiếu tướng Lương Tam Quang. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an đang điều tra những nghi vấn liên quan đến việc Asanzo bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt
Đại diện SEVEN.am cũng thừa nhận những vấn đề trên đồng thời lên tiếng nhận trách nhiệm trước người tiêu dùng.

“Chúng tôi thẳng thắn nhận trách nhiệm trước người tiêu dùng về những sai sót trên, cam kết rút kinh nghiệm, khắc phục những sai sót, cung cấp những sản phẩm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ cho người tiêu dùng”, ông Nguyễn Vũ Hải Anh khẳng định.

Xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 2009, thương hiệu thời trang SEVEN.am của doanh nhân Nguyễn Vũ Hải Anh có chuỗi cửa hàng tại 18 tỉnh thành với tổng cộng 24 showrooms. SEVEN.am từng nhận được giải thưởng “Top 20 doanh nghiệp Toàn quốc có sản phẩm và dịch vụ được tin dùng” cũng như “Bằng khen vinh danh thương hiệu cấp nhà nước” hay “Top 15 Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển toàn quốc”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала