Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính”

© Ảnh : Nhân DânСửa hàng.
Сửa hàng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Để tăng cường chính sách bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, Trung Quốc đã siết mạnh chính sách về quản lý xuất nhập khẩu theo hướng chính ngạch nhằm hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch, đường mòn lối mở.

Trung Quốc có nhiều thay đổi chính sách nhập khẩu

Mới đây, Tập đoàn TH phối hợp với Báo Người Đại biểu nhân dân tổ chức buổi tọa đàm “Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch nông sản vào thị trường Trung Quốc” tại Hà Nội.

Samsung Electronics Co - Sputnik Việt Nam
Thị trường Trung Quốc thu hẹp, kinh tế Việt Nam bị tác động mạnh

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chiến lược và đầy tiềm năng của Việt Nam với dân số hơn 1,42 tỷ người. Nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản của nước này khoảng 160 tỷ USD/năm, tập trung vào nhóm các sản phẩm rau quả tươi, thủy sản, thịt và sữa. 

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Trung Quốc là thị trường lớn, nhập khẩu nông sản nhiều nhưng thực tế Việt Nam mới đáp ứng một phần rất nhỏ, chưa tới 2% tổng kim ngạch nhập nhẩu của Trung Quốc nên dư địa thị trường này còn rất lớn.

Tuy nhiên, để tăng cường chính sách bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, gần đây quốc gia tỷ dân này đã siết mạnh chính sách về quản lý xuất nhập khẩu theo hướng chính ngạch nhằm hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch, đường mòn lối mở. 

© Ảnh : tienphongBộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến rau quả ở Ninh Bình.
Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính” - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến rau quả ở Ninh Bình.

Nhiều mặt hàng ở lĩnh vực nông, thủy sản không đáp ứng được yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và rơi vào tình trạng mất giá, dư thừa, tồn đọng. Một số mặt hàng khác đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng lại không nằm trong danh sách sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch cũng gặp không ít khó khăn.

Những doanh nghiệp lớn có tiềm lực lớn, tài chính mạnh, khả năng phân tích thị trường tốt đã tiếp cận thành công thị trường này. Nếu nông dân vẫn giữ quy mô sản xuất nhỏ, cá thể thì việc vào thị trường Trung Quốc sẽ rất khó.

Công nhân của một nhà máy thủy sản ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc - Hoa Kỳ: nước nào là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam?

Theo bà Đỗ Tú Quân, Giám đốc Công ty yến sào Yến Quân (Tp. Hồ Chí Minh), yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở thành tiêu chí chung của các quốc gia trên thế giới. Thị trường Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Không những vậy, đời sống của người dân Trung Quốc hiện nay được nâng cao, nhu cầu thể hiện vị trí xã hội trong các mối quan hệ giao tiếp được đặt lên hàng đầu. Do đó, nông sản Việt Nam nói chung, sản phẩm yến sào Việt Nam nói riêng cũng phải tuân theo tiêu chí của người tiêu dùng Trung Quốc.

Với trách nhiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặt an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu cũng chính là cách huấn luyện người sản xuất có trách nhiệm với sản phẩm, người tiêu dùng, tạo thói quen tôn trọng người tiêu dùng. Để từ đó, quen dần với ý thức bán sản phẩm theo yêu cầu, nếu muốn hòa nhập cùng thế giới.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit chia sẻ, xuất khẩu nông sản chính ngạch và có truy xuất nguồn gốc là yêu cầu tất yếu để khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam. Khi hàng hóa được lưu thông bằng con đường tiểu ngạch sẽ không còn được mang nhãn mác của Việt Nam. Nó trở thành nguyên liệu thô và được “phù phép” bằng một thương hiệu của quốc gia khác. Như vậy, người sản xuất Việt Nam sẽ thiệt thòi lớn khi muốn quảng bá sản phẩm. 

© Ảnh : Vũ Sinh/TTXVNHợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kỹ thuật mới trong sản xuất rau, phát huy hiệu quả cao.
Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính” - Sputnik Việt Nam
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kỹ thuật mới trong sản xuất rau, phát huy hiệu quả cao.

Bà Mai Thị Ánh Tuyết, Đại biểu quốc hội tỉnh An Giang, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định việc đáp ứng tiêu chuẩn thị trường Trung Quốc không dễ. An Giang hiện nay xuất khẩu chính lúa gạo và thủy sản là cá tra. Tỉnh chỉ có hai doanh nghiệp được Trung Quốc đến khảo sát vùng nguyên liệu và nhà máy nhưng chỉ một doanh nghiệp đạt. Điều đó cho thấy, việc đạt được tiêu chuẩn của Trung Quốc rất khắt khe.

Theo bà Ánh Tuyết, thói quen khá lâu của nông dân trong sản xuất nhỏ lẻ sẽ rất khó thay đổi ngay. Do đó, rất cần vai trò quan trọng của nhà nước để là bệ đỡ, có chính sách hỗ trợ sản xuất phù hợp. Sản xuất liên kết là yếu tố quan trọng nhưng chính sách vẫn chưa đủ “liều”.
Các ngành chức năng cần rà soát các chính sách, những điểm nghẽn khiến chưa gắn kết được người sản xuất và doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông tin cho nông dân về các tiêu chuẩn, kỹ thuật từng loại để đáp ứng được thị trường nhập khẩu.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

Với 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đã ký kết và có hiệu lực đã giúp Việt Nam tiếp cận được hơn 50 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với xu thế bảo hộ mậu dịch gia tăng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã và đang tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, quy mô thị trường và nhu cầu hàng hóa giảm.Do đó, hoạt động xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường ngoài nước của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Song song với đó, năng lực tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu của doanh nghiệp còn hạn chế cũng là rào cản để hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu hơn, xa hơn tại thị trường ngoài nước.

Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang (Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) tại Khu công nghiệp sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng thế giới bày cách giúp Việt Nam chống lại gian lận thương mại từ doanh nghiệp Trung Quốc

Lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nhưng chỉ có 5% sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu theo con đường xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, còn lại phần lớn được xuất theo con đường tiểu ngạch.

Về thị trường Trung Quốc, theo thống kê từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), đây là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ.

Nếu như năm 2000, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc mới chiếm 9,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước thì đến năm 2018, chiếm 22,2% với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 106,7 tỷ USD. Tính đến hết tháng 9/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 83,67 tỷ USD, tăng 9,95% so với cùng kỳ năm 2018. 

© Ảnh : Danh Lam/TTXVNDây chuyền chế biến xoài xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nafoods miền Nam.
Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính” - Sputnik Việt Nam
Dây chuyền chế biến xoài xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nafoods miền Nam.

Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Kinh doanh quốc tế Tập đoàn TH cho biết sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc có thông cáo chính thức cho phép nhập khẩu sữa từ Việt Nam, các sản phẩm sữa của TH True Milk đã được phân phối chính ngạch tại Trung Quốc, được người Trung Quốc đón nhận và đánh giá sản phẩm sữa TH ngon và hợp khẩu vị của người Trung Quốc. Đây là nỗ lực của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tập đoàn TH.

Đặc biệt, TH đã đưa ra chiến lược bài bản phát triển thị trường Trung Quốc và trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được Trung Quốc cấp mã giao dịch, chính thức được công nhận là đầy đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được ký kết tháng 4/2019.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Tập đoàn TH không đơn thuần chỉ là doanh nghiệp xuất khẩu mà họ là nhà sản xuất và đã hình thành chuỗi sản xuất hàng hóa từ nuôi trồng, chế biến, tìm hiểu thị trường và xuất khẩu. Bài học ở đây là nếu không nghiên cứu thị trường bài bản, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chứng minh sản phẩm trong chuỗi sản xuất thì việc vượt qua hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu là rất khó.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Việt Nam: Đại chiến thương mại với Trung Quốc, "nước Mỹ vẫn vĩ đại như cũ"

Ông Lê Thanh Hòa nhận định việc Tập đoàn TH xuất khẩu sản phẩm sữa tươi vào Trung Quốc đã đánh dấu bước ngoặt trong việc mở ra những đàm phán tiếp theo, giải quyết các vấn đề về giám sát để xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rất cố gắng trong việc xây dựng các chương trình giám sát dịch bệnh, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm.

Hiện các mặt hàng lớn như: gạo, thủy sản chế biến, dệt may, da giày đều có khả năng giao thương chính ngạch rất lớn với Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương mở nhiều lớp tập huấn và tạo kênh thông tin kịp thời về thị trường Trung Quốc để người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu có giải pháp phù hợp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала