Ủy ban Thương mại quốc tế thông qua EVFTA với Việt Nam

© Ảnh : VGP/Nhật Bắc Chiều 30/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Chiều 30/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua EVFTA với Việt Nam.

INTA của EP thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA và EVIPA

Ngày 21.1, tại thủ đô Brussels của Bỉ, một sự kiện vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam đã diễn ra.

Theo đó, Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của Nghị viện châu Âu (EP) đã nhất trí thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại (FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên Minh châu Âu (EU).

hạt tiêu đen - Sputnik Việt Nam
EVFTA: Tạo uy tín cho hàng Việt Nam

Tổng số có 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng (tương đương tỷ lệ phiếu 29/6/5), Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của Nghị viện châu Âu (EP) nhất trí thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA).

EVFTA gồm có 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo về thương mại hóa, dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ…Hiệp địn này được kỳ vọng là cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là nhóm hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng vốn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong những năm qua.

Ngoài ra, các đại biểu của INTA đã nhất trí thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tưu EU-Việt Nam (EVIPA) với 26/39 phiếu thuận của các đại biểu.

Buổi bỏ phiếu với sự tham gia của 40 thành viên Ủy ban INTA dưới sự điều hành của Chủ tịch Bernd Lange.

Theo thỏa thuận, về thuế quan, sau khi ký kết và Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ tiến hành xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế và hơn 99% dòng thuế được dỡ bỏ sau 7 năm.

Trong khi đó Việt Nam sẽ giảm 65% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu ngay sau khi EVFTA có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xóa trong vòng 10 năm tiếp theo.

Để EU thông qua EVFTA, Việt Nam sẽ phải tham gia thêm ba công ước của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) liên quan đến quyền của người lao động cũng như Thỏa thuận Khí hậu Paris (2015).

 May hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại Công ty TNHH may Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Với EVFTA, Việt Nam sẽ là "thiên đường" cho các nhà đầu tư quốc tế

EVIPA bao gồm các quy định về bảo hộ đầu tư cho phép việc thực thi và triển khai thông qua hệ thống mới tòa án về đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo các chính phủ cả hai phía có quyền điều tiết các lợi ích của công dân.

EVFTA sẽ loại bỏ hàng rào đối ứng và hàng rào phi thuế quan, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tiếp cận thị trường dịch vụ và mua sắm chính phủ tại Việt Nam.

Được biết, đây là Hiệp định đầu tiên mà EU ký kết với một nước đang phát triển. Tổ chức này đồng thời muốn hướng đến con đường thương mại tự do và cởi mở, cũng như cương quyết chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thương mại.

Theo kế hoạch dự kiến, phiên họp toàn thể của EP sẽ bỏ phiếu về hai Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) vào giữa tháng hai tới tại Strasbourg, Pháp.

Theo đó, nếu được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn, EVFTA sẽ có hiệu lực sau một tháng sau khi hai bên thông báo cho nhau về quá trình thủ tục và pháp lý kết thúc.

Quyết tâm của Việt Nam để ký kết EVFTA và EVIPA

Đối với Hiệp định bảo hộ đầu tư, Việt Nam sẽ phải chờ lâu hơn vì EVIPA còn cần chờ nghị viện từng nước thành viên EU thông qua. Điều này có nghĩa là Hà Nội sẽ còn phải cố gắng và chờ đợi thêm vài năm nữa. IPA được kỳ vọng là khung pháp lý với những cam kết đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau. Hiệp định này cũng góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ châu Âu và thêm nhiều khu vực khác.

Hiệp định EVFTA và IPA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.

 May hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại Công ty TNHH may Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
EVFTA chưa tạo bùng nổ đơn hàng dệt may xuất khẩu

Việc Hà Nội tích cực tham gia đàm phán thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường.

Đàm phán thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và EU chính thức bắt đầu từ tháng 6.2012 và kết thúc vào ngày 2.12.2015. Tuy nhiên, việc đưa ra kết luận chính thức về thỏa thuận bị trì hoãn vì hai bên phải chờ Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) quyết định về yêu cầu đối với việc phê chuẩn thỏa thuận.

Theo ý kiến được ECJ đưa ra vào tháng 5.2017, Ủy ban Châu Âu quyết định chia thành 2 thỏa thuận riêng biệt để ký kết và phê chuẩn. Trong khi EVFTA chỉ cần sự phê chuẩn của Nghị viện Châu Âu để có hiệu lực thì EVIPA cần cả sự phê chuẩn của quốc hội tất cả các nước thành viên EU.

Việt Nam và EU đã ký EVFTA và EVIPA tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội hôm 30.6. Đây là dấu mốc quan trọng mở đường cho quá trình phê chuẩn ở Nghị viện Châu Âu và Quốc hội Việt Nam.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU tại Đông Nam Á, sau Singapore. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 50 tỷ euro/năm về hàng hóa và khoảng 4 tỷ euro về dịch vụ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала