COVID-19 sẽ buộc Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ và phá giá Nhân dân tệ

© REUTERS / Dado RuvicVirus corona chủng mới (COVID-19)
Virus corona chủng mới (COVID-19) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dự báo rằng Trung Quốc bây giờ sẽ buộc phải lùi tiếp để không leo thang cuộc chiến thương mại, nhưng việc phá giá đồng nhân dân tệ vẫn cứ sẽ thực hiện.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra ở Trung Quốc đang có tác động đa diện về mặt địa chính trị và kinh tế, trước hết với nền kính tế lớn thứ 2 trên thế giới này. Dự báo, Trung Quốc sắp có những biện pháp cấp thiết để cứu hệ thống ngân hàng và giảm thiệt hại kinh tế. Những biện pháp đó là gì? Vì sao và bao giờ Trung Quốc sẽ phá giá Nhân dân tệ

COVID-19 ảnh hưởng khá mạnh đến nền kinh tế Trung Quốc

Theo phân tích của “VTB Capital”, do sự bùng phát của virus Corona, trong quý đầu tiên và quý hai năm 2020, GDP thế giới sẽ cho thấy sự tăng trưởng bằng không. Các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga cảnh báo rằng, tính không xác định do sự bùng phát của COVID-19 gây ra có thể gây rủi ro cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trưởng đoàn các nước ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynold chụp ảnh chung.  - Sputnik Việt Nam
Quân đội ASEAN nhất trí hợp tác chống dịch COVID-19

Tổ chức xếp hạng thế giới Moody’s đang xem xét hai khả năng: Cơ bản - nếu dịch bệnh được quản lý trong quý đầu tiên và nó không vượt ra ngoài Trung Quốc, và tiêu cực - nếu nó trở thành đại dịch. Dựa vào kịch bản đầu tiên, các nhà phân tích của Moody’s đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 0,6 %, tới mức 5,2%.

“COVID-19 ảnh hưởng khá mạnh đến nền kinh tế Trung Quốc. Chúng ta cùng nhớ lại 2003: tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý 1/2003 là 11.1%, sau khi công bố dịch tháng 3/2003, các quý tiếp theo chỉ còn 9.1%. Năm 2020 này COVID hoành hành từ đầu năm mới và mức độ tàn phá không hề kém. Trận dịch chưa kết thúc, số liệu còn chưa rõ nhưng các chuyên gia đã đánh giá tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc giảm từ 0.2% đến 1%, còn 5% đến 5.8% trong năm 2020 tuỳ thuộc trận đại dịch này kéo dài bao lâu”, - Một chuyên gia tài chính nổi tiếng của Việt Nam (yêu cầu không nêu tên) phân tích và đưa ra dự đoán với Sputnik.

Nền kinh tế Trung Quốc vốn đã tăng trưởng chậm lại bởi các vấn đề liên quan đến nội tại là động cơ tăng trưởng, trước kia vốn phụ thuộc xuất khẩu khi là công xưởng của thế giới nay đã phải quay lại nội địa để trở thành thị trường của thế giới, đang vùng vẫy trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ nay lại bị “đòn nhồi” của COVID -19.

© REUTERS / POOLBệnh viện Thượng Hải
COVID-19 sẽ buộc Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ và phá giá Nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Bệnh viện Thượng Hải

Rút kinh nghiệm 2003, chắc chắn Trung Quốc sẽ chuẩn bị các chương trình mạnh mẽ để giữ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này với hệ thống ngân hàng khá yếu kém không sụp đổ.

Trung Quốc có thể làm gì để cứu hệ thống ngân hàng?

Các chuyên gia cho rằng, với tình hình hiện nay, nới lỏng chính sách tiền tệ, như bơm thêm tiền vào nền kinh tế, giảm lãi suất và tạo cơ chế chính sách để các ngân hàng tái cơ cấu nợ cho doanh nghiệp là những biện pháp cần thiết mà đã khá quen thuộc với Trung Quốc.

Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc kêu gọi ASEAN cùng đoàn kết chống dịch virus corona

Trên thực tế, vừa mới đây Trung Quốc đã bơm 240 tỷ USD và bắt đầu hạ lãi suất trong khi vẫn đang dịch. Sau khi dịch kết thúc, đánh giá đủ thiệt hại và nguy cơ, chắc các bước hành động sẽ mạnh mẽ hơn. Cơn dịch đánh mạnh vào các ngành du lịch, dịch vụ, giao thông... Hơn cả là tâm lý người dân và tác động đến hành vi tiêu dùng: Sự thiếu minh bạch thông tin giai đoạn đầu làm cơn dịch thêm nặng nề đã đánh mạnh vào uy tín chính quyền.

 “Các biện pháp tiền tệ nới lỏng đem lại tác động nhanh, dù không hoàn toàn bền vững, sẽ rất phù hợp cho những giai đoạn khó khăn kiểu như đại dịch lần này. Đây cũng là cứu cánh cho hệ thống ngân hàng Trung Quốc: không có chính sách này hệ thống ngân hàng Trung Quốc sẽ khó trụ được trước làn sóng khó khăn của doanh nghiệp”, - Chuyên gia tài chính nói trên phân tích với Sputnik.

Trung Quốc sẽ tung ra các gói kích cầu nội địa

Dự báo,  Trung Quốc sẽ có các gói kích cầu nội địa liên quan chủ yếu tới các công trình hạ tầng, giao thông. Điều này Trung Quốc đã làm rất tốt năm 2009-2010 sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Lý do: các biện pháp nới lỏng tiền tệ cần có địa chỉ đón dòng vốn. Hạ tầng, giao thông là nơi tốt nhất cho các chương trình kích cầu và đón dòng vốn xã hội.

“Họ bị đòn đau kinh tế do chiến tranh thương Mại Mỹ -Trung, cùng với việc đóng cửa mọi thứ do dịch virus Corona, nên chắc chắn thời gian tới kinh tế sẽ trì trệ. Trung Quốc sẽ thúc đẩy kinh tế qua công cụ nhanh và trực tiếp nhất là tung ra gói kích cầu”, - PGS-TS Đặng Hoàng Linh, Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam nói với Sputnik.
Bao giờ Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ và bao nhiêu%?

Phá giá Nhân dân tệ (NDT) cũng được xem là một trong các biện pháp nới lỏng tiền tệ hỗ trợ xuất khẩu. Trong gần 10 năm qua, Trung Quốc hỗ trợ phát triển thị trường nội địa nhằm biến Trung Quốc từ công xưởng của thế giới thành thị trường của thế giới khi số lượng người thu nhập trên trung bình của Trung Quốc đã vượt dân số nước Mỹ và dự kiến gấp đôi nước Mỹ giai đoạn 2023-2025.

“Thu nhập bình quân đầu người đã đạt ngưỡng 10.000$ và đưa Trung Quốc vào danh sách các nước công nghiệp hoá. Tuy nhiên COVID-19 đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Rõ ràng, khi ấy Trung Quốc lại phải nhìn ra thị trường xuất khẩu. Phá giá Nhân dân tệ là để hỗ trợ quá trình này”, - Một chuyên gia tài chính – ngân hàng của Việt Nam nói với Sputnik.
“Chắc phải phá giá Nhân dân tệ để còn bán được hàng ở Mỹ trong bối cảnh Mỹ đánh thuế hàng hoá Trung Quốc quá cao. Giá hàng hoá đắt lên, mất khả năng cạnh tranh nên Trung Quốc chỉ còn nước phá giá để giữ giá cả thấp tương đối để còn bán được, còn cạnh tranh được”, - PGS-TS Đặng Hoàng Linh nói với Sputnik.

giấy vệ sinh - Sputnik Việt Nam
Nông nỗi virus Corona: Ba người Hồng Kông lấy trộm 600 cuộn giấy vệ sinh
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, một chuyên gia kinh tế lại cho rằng, nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu không phải là “thuốc đúng” để chữa bệnh.

“Vấn đề của Trung Quốc hiện nay là kinh tế đình trệ. Theo đó, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn trong khi Trung Quốc chiếm trên 20% giá trị sản xuất công nghiệp toàn cầu. Hệ quả tất yếu là GDP sụt giảm, người lao động mất việc làm và giảm thu nhập trong khi giá cả leo thang do mất cân đối cung cầu, dịch bệnh và tâm lý đầu cơ tích trữ. Nếu Trung Quốc phá giá NDT, nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu thì chẳng khác nào "đau bụng cho uống nhân sâm thì...". Thuốc phải đúng bệnh và giảm thiểu phản ứng phụ thì mới mong kinh tế Trung Quốc vượt qua vận hạn lần này”, - Tiến sĩ Vũ Đình Ánh nói với Sputnik.

Nhưng các chuyên gia khác cho rằng, nếu Trung Quốc là phần quan trọng trong chuỗi cung ứng thì rất cần phần ấy của chuỗi sớm vận hành. Nới lỏng tiền tệ, phá giá NDT làm cho hàng hoá rẻ tiền hơn, cạnh tranh hơn trong một khoảng thời gian nào đó... Đó là lý do tại sao Mỹ nói Trung Quốc thao túng tiền tệ, bắt Trung Quốc nâng giá đồng NDT.

Nhìn chung, chính sách tiền tệ hiệu ứng nhanh, phù hợp cho lúc này. Chính vì thế Tổng thống Trump suốt ngày kêu gào FED phá giá USD, hạ lãi suất, v.v. Lạm dụng chính sách tiền tệ sẽ ko tốt về dài hạn nhưng ngắn hạn sẽ có hiệu ứng trông thấy. Đó là điều Trung Quốc cần lúc này.

Vấn đề là vào thời điểm nào và bao nhiêu?

Theo một số chuyên gia tài chính, thời điểm phá giá nhân dân tệ chắc sẽ diễn ra sau khi đại dịch kết thúc và bức tranh thiệt hại kinh tế đã rõ ràng.

“Mức độ phá giá chắc sẽ không quá cao, chừng 5%, bởi nước Mỹ vẫn đang theo dõi và cuộc chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu kết thúc. Đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm mà Trung Quốc sẽ không chịu lộ bài sớm. Dự báo rằng Trung Quốc bây giờ sẽ buộc phải lùi tiếp để không leo thang cuộc chiến thương mại, nhưng việc phá giá đồng nhân dân tệ vẫn cứ sẽ thực hiện”, - Một chuyên gia tài chính – ngân hàng Việt Nam đưa ra dự báo với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала