Việt Nam đã làm phẳng đường cong Covid-19: Kinh tế sẽ ngược dòng ngoạn mục

© AFP 2023 / Nhac NguyenCảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Điều gì giúp kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão khủng hoảng toàn cầu vì đại dịch Covid-19?

Theo nghiên cứu do VinaCapital công bố, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá ít chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch SARS-CoV-2 hơn so với nhiều quốc gia khác nhờ áp dụng những quyết sách mạnh mẽ ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh lây lan, tránh nguy cơ quá tải của hệ thống y tế.

Đồng thời, với việc Trung Quốc, Mỹ, nhiều quốc gia châu Âu đang nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19 và mở cửa lại nền kinh tế, khôi phục sản xuất, Việt Nam được dự báo cũng sẽ sớm áp dụng nhiều gói kích cầu, giúp “giảm đau” cho nền kinh tế, tạo đà vững chắc để phục hồi tăng trưởng sau đại dịch, vượt qua cơn bão khủng hoảng toàn cầu do coronavirus gây nên.

Việt Nam làm phẳng đường cong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

Thời gian qua, những câu hỏi, liệu đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng toàn cầu trên hầu khắp các lĩnh vực kinh tế- xã hội có gây đòn “chí tử” cho kinh tế Việt Nam hay không vẫn luôn được nhiều chuyên gia, nhà phân tích đặt ra và tìm hướng giải quyết phù hợp. Chính phủ Việt Nam cũng luôn nỗ lực hết sức đảm bảo hai mục tiêu – vừa đẩy lùi dịch bệnh SARS-CoV-2, vừa cố gắng giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của dịch bệnh, có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến tốc độ tăng trưởng, độ mở nền kinh tế cũng như xu hướng phát triển từng ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển toàn diện Việt Nam.

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng. - Sputnik Việt Nam
Đề nghị thông quan các cửa khẩu phụ toàn tuyến biên giới Việt-Trung

Trong báo cáo nghiên cứu mới đây, VinaCapital nhấn mạnh quan điểm rằng, nhờ đạt được những thành công nền tảng trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh do coronavirus, kinh tế Việt Nam được dự kiến sẽ bật dậy và phục hồi nhanh chóng giai đoạn hậu Covid-19.

Nhóm nghiên cứu của VinaCapital đưa ra nhận định rằng, Chính phủ của hầu hết những quốc gia hiện đang thực hiện lệnh phong tỏa đã bắt đầu chuyển trọng tâm từ việc đẩy lùi đại dịch Covid-19 sang chế độ mở cửa nền kinh tế. VinaCapital nhấn mạnh, đây cũng là xu hướng mà giới hoạch định chính sách của Việt Nam cần chú tâm và bắt đầu triển khai kế hoạch.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, số ca nhiễm Covid-19 của Việt Nam kể từ thời điểm xuất hiện ca nhiễm đầu tiên ngày 23/1/2020 đã “phẳng” hơn rất nhiều so với “đường cong” Covid-19 của các quốc gia khác. Điều này có nghĩa là, diễn biến dịch SARS-CoV-2 ở Việt Nam được kiểm soát tốt so với xu hướng tăng liên tục của nhiều khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo VinaCapital, nhiều biện pháp tối ưu nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh do coronavirus được Chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm từ rất sớm.

Trong đó bao gồm chiến dịch y tế cộng đồng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, các biện pháp lần theo dấu F0 để cách ly F1, F2…có hiệu quả dựa trên khoanh vùng các mối quan hệ cũng như thực hiện xét nghiệm với số lượng hợp lý (tính đến ngày 5/4, Việt Nam đã xét nghiệm cho khoảng 0,1% dân số so với khoảng 0,2% ở Anh).

Còn tính đến ngày hôm nay, 15/4, theo số liệu được cập nhật trên trang Worldometers, Việt Nam đã thực hiện 132.771 xét nghiệm, tương đương 1.364 xét nghiệm/1 triệu dân, đặc biệt, không hề có ca tử vong liên quan coronavirus.

Việt Nam đã nâng cấp độ cảnh báo cao hơn cả khuyến cáo của WHO, thiết lập hệ thống theo dõi không chỉ những người bị nhiễm bệnh (các bệnh nhân F0), mà còn giám sát một loạt những người có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị nhiễm và/hoặc bị nghi nhiễm.

Theo nhóm nghiên cứu của VinaCapital, một trong những ưu tiên chính của chính phủ các nước hiện nay là giảm bớt sự gia tăng đột ngột của tổng số ca nhiễm chủng mới virus corona bởi tình trạng quá tải tại các bệnh viện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 giáng đòn kinh tế nhưng Việt Nam chưa bao giờ chùn bước trước khó khăn

Hiển nhiên, “đốm lửa càng lớn, sẽ càng khó dập tắt” – bệnh nhân nhiễm nCoV càng nhiều, các bệnh viện càng quá tải, quá trình điều trị khỏi người bệnh càng phức tạp hơn. Đặc biệt, những người có vấn đề sức khỏe với các bệnh nền như đau tim, béo phì, ung thư cũng sẽ không thể được điều trị đầy đủ khi các bác sĩ cũng đang bị quá tải với các ca nhiễm SARS-CoV-2 ngày càng và các nguồn lực y tế cũng đang tập trung cho dịch bệnh coronavirus bị dàn trải.

Điều đáng chú ý, theo nghiên cứu mà nhóm chuyên gia của VinaCapital chỉ ra, số dữ liệu mới được công bố vào tuần trước so sánh số người chết ở một số nước châu Âu trong tháng 3 năm 2020 so với tháng 3 năm 2019. Tuy nhiên, điều đáng nói là số lượng người tử vong trong năm nay vượt hơn năm 2019 và phần lớn này lại chính là những bệnh nhân cần được điều trị những vấn đề bệnh lý, y tế khác nhưng lại không được điều trị đầy đủ và triệt để chỉ vì tất cả toàn lực phải đổ dồn chống lại Covid-19.

Chính phủ Việt Nam hiểu được những “khoảng trống” còn chưa hoàn thiện trong hệ thống y tế nước nhà nên đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa từ xa, phát hiện, khoanh vùng, kiểm soát và dập dịch triệt để. Do đó, Chính phủ và hệ thống y tế Việt Nam đã nhận được sự khen ngợi từ WHO, các quốc gia khác trên thế giới nhờ nỗ lực “làm phẳng” đường cong biểu đồ diễn biến dịch Covid-19, ngăn chặn tình trạng quá tải bệnh nhân nhiễm coronavirus trên toàn quốc, tránh nguy cơ “vỡ trận”, kêu gọi toàn dân, toàn hệ thống cùng đồng lòng đẩy lùi đại dịch.

Vì sao dịch Covid-19 ảnh hưởng kinh tế Việt Nam nặng nề nhưng vẫn ít hơn các nước?

Đề cập đến tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam, nhóm nghiên cứu khẳng định:

“Tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam là nặng nề, nhưng ít hơn các nước khác”.

VinaCapital dẫn cuộc thăm dò được thực hiện ở Mỹ những ngày trước khi tiến hành khảo sát người dân xứ sở cờ hoa rằng họ lo ngại điều gì nhất liên quan đến đại dịch SARS-CoV-2. Hơn một nửa số người Mỹ nói rằng lo ngại nhất về tác động của Covid19 về mặt kinh tế, trong khi chỉ có 4% người dân ở Mỹ nói rằng mối lo ngại hàng đầu là bị nhiễm coronavirus (sức khỏe bản thân).

Sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 5 triệu m2/năm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới?

Theo nhóm chuyên gia, nếu cuộc thăm dò này được tiến hành tại Việt Nam, số người Việt Nam nói rằng mối lo ngại hàng đầu liên quan đến Covid-19 là tác động về mặt kinh tế, thay vì tác động về mặt sức khỏe, có thể còn cao hơn ở Mỹ.

“Việc xử lý khủng hoảng Covid-19 của Chính phủ Việt Nam sẽ phần nào giúp giảm bớt những lo ngại này”, chuyên gia của VinaCapital nhận định quả quyết.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà kinh tế học Robert Barro của Đại học Harvard vào tháng trước, nhiều quốc gia có thể phải chịu mức giảm tăng trưởng GDP tới 6% hoặc cao hơn trong năm nay, dựa trên tác động kinh tế của đại dịch nghiêm trọng trong quá khứ, như dịch Cúm Tây Ban Nha.

Ví dụ như, kinh tế Mỹ ban đầu được dự báo tăng trưởng 2% trong năm 2020, nhưng dịch Covid-19 bùng phát có thể làm giảm tăng trưởng GDP của Mỹ khoảng 7% và vì thế các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ giảm xuống -5% năm nay.

Tương tự như vậy, kinh tế Thái Lan ban đầu được dự báo tăng 3% trong năm 2020, hiện nay mức dự báo này được điều chỉnh giảm khoảng 8% do tác động của dịch Covid-19, đồng nghĩa tăng trưởng kinh tế Thái Lan dự báo sẽ giảm xuống -5% năm 2020 này.

Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 3,5-4% trong năm 2020 và thậm chí có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ.

“Lý do khiến kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ít hơn – chỉ giảm 3,5% tăng trưởng GDP từ đại dịch Covid-19, so với mức giảm 6-7% của nhiều quốc gia khác trên thế giới là các biện pháp y tế cộng đồng của Việt Nam đã rất hiệu quả mà Chính phủ không cần thiết phải đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế”, nghiên cứu của VinaCapital chỉ rõ.

Theo đó, không giống như hiện trạng ảm đạm ở nhiều quốc gia đang bị đại dịch do coronavirus hoành hành, nhiều nhà máy, khu sản xuất và trang trại của Việt Nam vẫn đang hoạt động, những cửa hàng bán lẻ đảm bảo nhu yếu phẩm vẫn được duy trì, tỷ lệ lao động thất nghiệp không quá cao, đồng thời số dân vẫn tiếp tục làm việc cao hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Tuy nhiên, VinaCapital cũng cảnh báo, đến cuối tháng này, dự kiến số lao động thất nghiệp của Việt Nam có thể tăng lên vào khoảng 5% so với mức 2% đầu năm nay.

“Sự gia tăng số lượng lao động thất nghiệp của Việt Nam sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Với tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ dự kiến đạt khoảng 20% vào cuối tháng 4, là minh chứng cho thấy những kịch bản xấu hơn có thể đã xảy ra cho thị trường việc làm tại Việt Nam nếu không có các biện pháp y tế công cộng hiệu quả mà Chính phủ đã thực hiện ngay từ Tết Nguyên Đán 2020”, VinaCapital nhấn mạnh.

Ngoài ra, một yếu tố được cho là sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu là việc phần lớn các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất tại Việt Nam vẫn là hàng hóa thứ cấp được xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu và được bán cho người tiêu dùng trong các chuỗi siêu thị giá rẻ như Walmart ở Mỹ và Carrefour ở Châu Âu.

“Nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng thứ cấp được bán trong các cửa hàng giảm giá (chẳng hạn như thiết bị thể thao/thảm yoga, đồ chơi thú cưng, đồ làm vườn, dụng cụ nhà bếp thứ cấp, v.v.) thường vẫn ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Đó là vì nếu trước khi suy thoái người tiêu dùng đã quen mua các sản phẩm xa xỉ đắt tiền, thì sau khi suy thoái kinh tế xảy ra, họ bắt đầu mua sắm các sản phẩm tiết kiệm hơn được bán trong các cửa hàng giảm giá, để giảm mức chi tiêu hàng tháng”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Các cửa hàng, dịch vụ đều đóng cửa. - Sputnik Việt Nam
Đại dịch coronavirus khiến một nửa doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản?
Cùng với việc Trung Quốc, Mỹ, nhiều quốc gia châu Âu quyết định nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19 và mở cửa lại nền kinh tế, khôi phục sản xuất, Việt Nam được dự báo cũng sẽ sớm áp dụng nhiều gói kích cầu, giúp “giảm đau” cho nền kinh tế, tạo đà vững chắc để phục hồi tăng trưởng sau đại dịch.

“Vì giới chức y tế của Việt Nam đã làm phẳng đường cong và vì Việt Nam chưa có trường hợp tử vong nào, VinaCapital hy vọng việc mở cửa lại kinh tế của Việt Nam sẽ diễn ra khá suôn sẻ”, nhóm nghiên cứu kết luận.

Một thông tin đáng chú ý trong ngày 15/4 này chính là việc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã tiến hành ký trực tuyến một thỏa thuận trị giá 42 triệu USD với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam thông qua tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và các hệ sinh thái khởi nghiệp và củng cố nguồn nhân lực.

Theo đó, nhờ vào gói tài chính, hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ thỏa thuận giữa hai bên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển của Việt Nam sẽ được cải thiện. Đồng thời, đây được coi là bước đệm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, tăng tính đổi mới sáng tạo, củng cố nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế dựa trên sức mạnh tri thức mà Việt Nam hướng tới.

“Thỏa thuận này thể hiện cam kết không ngừng của Chính phủ Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trở thành một nền kinh tế bao trùm, đổi mới sáng tạo và cởi mở hơn”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала