Việt Nam cần thoát bẫy sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc

© AFP 2023 / Nhac NguyenСảng Hải Phòng
Сảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 lên 5,3% nhờ kiểm soát thành công dịch bệnh Covid-19 , gỡ bỏ giãn cách xã hội và sớm có biện pháp phục hồi nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của VEPR, Việt Nam nên thận trọng, tránh trở thành sân sau của Trung Quốc, Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại hiện nay.

Nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa chắc chắn, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Sáng nay 17/6, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020.

Nhà máy ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Dù Trung Quốc bị tẩy chay, Việt Nam cũng khó thành công xưởng của thế giới

Điểm đặc biệt đáng chú ý trong báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020 chính là bên cạnh những nhận định, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, năm nay, VEPR còn đi sâu phân tích và đánh giá hệ thống thuế tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới đang còn nhiều biến động. Từ đó, nêu ra những cơ hội, thách thức của hệ thống tài khóa đối với việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền vũng kinh tế trong bối cảnh mới.

Về tổng quan nền kinh tế Việt Nam năm 2019 được nêu trong báo cáo, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng VEPR, đại diện cho nhóm nghiên cứu thông tin cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất ổn, thì VEPR cho rằng, năm qua, chính phủ Việt Nam đã có không ít thành tựu, tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội mà Quốc hội giao như: tăng trưởng GDP hơn 7,02% (vượt mục tiêu Quốc hội đặt ra), lạm phát bình quân là 2,79%, thương mại và đầu tư quốc tế tăng cao, thị trường tiền tệ, vốn và tỷ giá đều có sự ổn định, thâm hụt ngân sách và nợ công được cải thiện.

© Ảnh : Hải QuanHội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020.
Việt Nam cần thoát bẫy sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020.

Cụ thể, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam là hai khu vực công nghiệp và xây dựng – chiếm tới 50,4% và dịch vụ 45%.

Lúa hè thu sớm đạt năng suất, chất lượng và giá cao, nông dân phấn khởi. - Sputnik Việt Nam
Xuất khẩu gạo Việt Nam hàng đầu thế giới: Vui và buồn

Kết thúc năm 2019, cán cân thương mại thặng dư khoảng 9,9 tỷ USD, gấp gần 2 lần mức thặng dư của năm 2018. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khi Trung Quốc dẫn đầu thị trường nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 8,1% và 6,3% so với năm 2018.

Thâm hụt ngân sách và nợ công cũng có sự cải thiện nhất định. Mức thâm hụt ngân sách của năm 2019 ước tính vào khoảng 209,5 nghìn tỷ đồng, bằng 3,4% GDP, thấp hơn so với mức dự toán đã được Quốc hội phê duyệt hồi đầu năm (3,6%).

Tuy nhiên, theo VEPR và PGS.TS Nguyễn Đức Thành, những thành tựu nói trên của Việt Nam hiện đang dựa trên một nền tảng vĩ mô còn thiếu chắc chắn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cụ thể, theo đánh giá của VEPR, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu hay việc làm ngày càng phụ thuộc vào khu vực – thậm chí là một số doanh nghiệp FDI. Thêm vào đó, khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam còn dưới mức tiềm năng và phải chịu nhiều rào cản từ môi trường thể chế và kinh doanh trong nước.

Ngoài ra, không gian chính sách cho chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp bởi sức ép lạm phát gia tăng cũng như bởi những cam kết đối với tỷ giá.

“Chính sách tài khóa lại không tạo nên những thay đổi tích cực trong cơ cấu thu ngân sách, trong khi nợ công cao, thâm hụt ngân sách không nhiều chuyển biến và khối tài sản nhà nước ngày càng thu hẹp. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang thiếu đệm tài khóa để đối phó với các cú sốc bên ngoài”, TS. Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.

Tránh thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ

Đối với những vấn đề còn tồn đọng, đại diện nhóm nghiên cứu của VEPR cũng có khuyến nghị với chính phủ, Chính phủ và các bộ ngành cần tiếp tục đặt trọng tâm cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết nhằm cải thiện môi trường kinh doanh nhằm khắc phục thiếu sót trong nước.

 “Việt Nam nên thận trọng để không trở thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ”, VEPR đặc biệt lưu ý.

Cristiano Ronaldo - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phát triển kinh tế như siêu sao Cristiano Ronaldo đá bóng
Bên cạnh đó, VEPR cũng cho rằng chính phủ cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp nội địa.

“Đặc biệt, chính phủ cần rất thận trọng đối với quyết định gia tăng vay nợ mới để trả nợ cũ và bù đắp chi tiêu, đặc biệt trước tình hình quy mô GDP được tính lại năm 2020 khiến trần nợ công có thể được nới lỏng”, nhóm chuyên gia của VEPR nêu rõ.

Trong báo cáo của mình, VEPR khuyến nghị Chính phủ Việt Nam về dài hạn nên tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ, tỷ giá để đối mặt với bất ổn kinh tế thế giới như: điều chinh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định, hạ thấp đòn bẩy và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, từng bước xây dựng “đệm tài khóa” thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước, cắt giảm chi tiêu thường xuyên.

VEPR dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng ở mức 5,3%

Đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020, PGS.TS Nguyễn Đức Thành cho rằng triển vọng năm 2020 hay xa hơn phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch bệnh không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới mà Hà Nội có quan hệ kinh tế giao thương.

Cây Cầu Vàng Bà Nà Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Hình mẫu thành công: Nhìn vào Việt Nam sẽ thấy tương lai du lịch thế giới

Với việc kiểm soát thành công đại dịch Covid-19, Chính phủ dỡ lệnh giãn cách xã hội từ cuối tháng 4, VEPR đã nâng mức dự báo về tăng trưởng. Kịch bản lạc quan nhất được xây dựng dựa trên giả định dịch bệnh trong nước được khống chế hoàn toàn vào cuối tháng 4 và hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Trong khi đó, thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa từ đầu tháng 6, giúp các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm.

“Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, vận tải hành khách vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục. Tác động xấu nhất của Covid-19 sẽ rơi vào quý II”, báo cáo của VEPR nhấn mạnh. Với kịch bản lạc quan này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo đạt 5,3% trong cả năm 2020.

Trong khi đó, đối với các kịch bản trung tính và bi quan, khi bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế- tài chính quan trọng của thế giới được giả định có thể tái bùng phát và các nước phải kéo dài thời gian phong tỏa, cách ly sang nửa sau quý III năm 2020, thậm chí là quý IV năm nay. Đồng thời, mức độ tác động của Covid-19 lên các ngành nông, lâm ngư nghiệp, sản xuất, chế biển, chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn. Do đó, các chuyên gia của VEPR đối với tình huống này đưa ra dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam có thể chỉ là 3,9% và 1,7%.

“Việt Nam có lợi thế rất lớn là đã kiểm soát dịch bệnh hoàn toàn, tuy nhiên việc phục hồi kinh tế là không dễ dàng khi các đối tác của Việt Nam vẫn đang chịu tác động nặng nề của dịch”, VEPR khẳng định.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế của VEPR đề nghị cần thúc đẩy đầu tư công trong nửa sau năm 2020 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, bù đắp những khó khăn tạm thời của nhiều ngành sản xuất.

Quốc hội thông qua với tỉ lệ 94,62%. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua EVFTA – sự kiện mong chờ từ lâu

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh, thúc đẩy đầu tư công không phải là việc mở rộng đầu tư một cách dàn trải, thiếu kiểm soát.

“Việt Nam chỉ nên đẩy nhanh những dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và có sẵn vốn thực thiện. Việc chia nhỏ ra làm nhiều gói thầu, và thực hiện rải rác ở nhiều địa phương có nhiều doanh nghiệp và nhiều địa phương có thể tiếp cận, tạo sự lan tỏa tốt hơn cũng có thể được cân nhắc”, VEPR nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế cũng đề nghị cắt giảm ngân sách thường xuyên tối thiểu 10% nên được thực hiện nhằm dành nguồn lực cho việc khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra.

“Hiện tại, bên cạnh các nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, điều cần thiết nhất mà Việt Nam nên làm là sắp lại cấu trúc của nền kinh tế nội địa, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch và công bằng để tạo nền tảng bền vững cho tăng trưởng dài hạn”, VEPR lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала