Apple không bỏ Việt Nam, Samsung không chuyển sang Ấn Độ?

© JUNG YEON-JESamsung
Samsung - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các chuyên gia kinh tế Việt Nam bình luận về tin Apple ngưng kế hoạch sản xuất Iphone tại Việt Nam hay Samsung chuyển một phần sản xuất điện thoại từ Việt Nam sang Ấn Độ khi dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Theo ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT, nhận định rằng Samsung sẽ không rời bỏ Việt Nam để chuyển sang Ấn Độ và cơ hội để Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất của Apple vẫn còn rất lớn.

Còn ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và chuyên gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng, Apple bỏ chọn Việt Nam là điều đáng tiếc, là “bài học rất đau xót” và kỳ vọng các công ty Mỹ từ Trung Quốc chạy về Việt Nam là không thực tế.

Làn sóng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Việc tờ báo The Economic Times của Ấn Độ rần rần đưa tin về việc Samsung có thể chuyển một phần hoạt động sản xuất smartphones từ Việt Nam sang quốc gia Nam Á này và nhiều nước khác cũng như thông tin Apple bỏ Việt Nam, chọn Ấn Độ sau quyết định rút khỏi cứ điểm Trung Quốc đang khiến dư luận xôn xao.

Apple - Sputnik Việt Nam
Đối tác của Apple chọn Việt Nam

Mặc dù phía Samsung lên tiếng bác bỏ tin đồn nêu trên, và đối tác lớn nhất của Apple vẫn duy trì hoạt động tuyển dụng tại Việt Nam, nhưng điều này có thể thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong cuộc đua đón làn sóng dịch chuyển sản xuất, thu hút vốn đầu tư FDI khi loạt doanh nghiệp quốc tế rời khỏi Trung Quốc đi tìm cứ điểm sản xuất mới.

Thông tin Apple cân nhắc tạm ngừng kế hoạch sản xuất iPhone tại Việt Nam do chưa đáp ứng, đảm bảo một số điều kiện hiện đang trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi giữa các chuyên gia kinh tế.

Theo Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội Đỗ Văn Sinh cho biết, nếu thông tin Apple tạm ngừng kế hoạch sản xuất iPhone tại Việt Nam là chính xác thì đây là điều hết sức đáng tiếc.

iPhone 11 Pro Max  - Sputnik Việt Nam
Tại sao Apple không chọn Việt Nam?

Theo ông Sinh chia sẻ trên Dân Trí, làn sóng rút sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác đang tiếp tục diễn ra. Việc dịch chuyển này đã không phải bây giờ mới xuất hiện, mà có từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Đến giờ, Covid-19 như tác nhân khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn. Khi các tập đoàn đa quốc gia đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá địa điểm đầu tư và tái định vị cơ sở sản xuất, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội để trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.

“Với một số thông tin hiện nay, nhiều người tỏ ra bi quan với khả năng của chúng ta nhưng tôi cho rằng, giờ vẫn còn quá sớm để nói chúng ta thành công hay thất bại trong cuộc đua đón sóng đầu tư này. Thay vì suy nghĩ một cách tiêu cực, bàn luận chuyện người ta có vào đầu tư không thì hãy tập trung bàn giải pháp, chủ động, nhanh tay hơn trong cuộc đua hút vốn này”, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ.

Apple “bỏ chọn” Việt Nam: Không so được với Ấn Độ?

Trong khi đó, chuyên gia tư vấn Nguyễn Trần Bạt (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty InvestConsult Group (công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách “Đổi mới”) cho biết, vụ việc của Apple là bài học lớn và là “một sự đau xót”.

Apple - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thua Ấn Độ trong cuộc đua tìm cứ điểm sản xuất mới của Apple

Cụ thể, đánh giá về thông tin Apple “bỏ chọn” Việt Nam vì chưa đáp ứng yêu cầu, ông Bạt cho biết, đau xót lắm, người ta nói thật hay mượn Việt Nam để mặc cả, để đánh tiếng với các quốc gia khác, điều này cho thấy Việt Nam không phải là một địa điểm cho các trò chơi có thật.

“Chúng ta không so được với Ấn Độ, chỉ nguyên việc đem kinh tế Ấn Độ ra phân tích trong tương quan so sánh với kinh tế Việt Nam thì đã rất chênh lệch rồi”, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt thẳng thắn.

Theo vị chuyên gia, vì những lý do văn hóa, tôn giáo và lý do chính trị quốc tế nào đó mà Ấn Độ chưa trở thành cường quốc. Nhưng vẫn phải xem Ấn Độ là một cường quốc. Các cường quốc có địa vị khác nhau, có kích thước khác nhau trong những điều kiện chính trị xã hội quốc tế khác nhau.

“Tuy nhiên, cũng phải trách chúng ta bởi chúng ta không có những hoạt động thực tế chuẩn bị để thu hút đầu tư nước ngoài, không sớm xây dựng cơ sở vật chất để đón lõng họ”, ông Bạt lưu ý.

Theo lãnh đạo Công ty InvestConsult Group, nếu nhìn nhận nghiêm túc thì phải thấy “chỉ có những con đại bàng già hết trứng mới rời khỏi Trung Quốc chứ những con đại bàng còn đẻ được sẽ không rời đi”.

Apple, Samsung là những con đại bàng còn đẻ được, các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng thế. Hy vọng các công ty Mỹ từ Trung Quốc chạy về Việt Nam là không thực tế”, nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt chỉ rõ.

Theo vị chuyên gia, các công ty Mỹ ở đây đa số chỉ có văn phòng đại diện, số công ty Mỹ hoạt động thật ở Việt Nam chỉ có vài doanh nghiệp trong khi doanh số của Mỹ ở khu vực châu Á rất lớn. Thực tế này buộc Việt Nam phải tự đặt câu hỏi cho mình và tự giải đáp.

AirPods - Sputnik Việt Nam
Chạy khỏi Trung Quốc, Apple thử nghiệm sản xuất AirPods ở Việt Nam

Người Mỹ phát triển một cách ghê gớm bằng các liên kết với khu vực này và bằng hoạt động của họ ở Trung Quốc. Và cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng giỏi, càng hiểu biết, không có lý gì Trung Quốc lại làm cho người Mỹ chán ở một thị trường tỷ dân so với việc sang một quốc gia khác cả.

“Tôi cho rằng, Trung Quốc ngày càng đi lên vì dân tộc ấy đi lên và nếu không xuất phát từ suy luận như thế thì chúng ta không thể nào sống bên cạnh Trung Quốc được”, ông Bạt phân tích.

Chuyên gia kinh tế chia sẻ về lần được mời ăn cơm và nói chuyện với ông Trần Nguyên, con trai cả của Phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Trần Vân. Ông Trần Bạt cho hay, hôm đó tôi đi cùng với ông Nguyễn Thiệu là trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Ông Trần Nguyên nói: “Phương Tây không hiểu cơ cấu giá thành xuất xưởng của hàng hóa Trung Quốc. Cấu trúc ấy có nhiều lỗ rỗng đến mức chúng tôi không cần thay đổi chính sách tiền tệ mà chỉ cần thay đổi cấu trúc sản xuất một chút thì đã thỏa mãn để cạnh tranh rồi”.

Việt Nam cần làm gì trong cuộc chiến đón làn sóng chuyển dịch đầu tư?

Phân tích thêm về nguyên nhân Việt Nam đánh mất ưu thế trong cạnh tranh vốn đầu tư nước ngoài, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng, chúng ta chỉ chuẩn bị cho thu hút đầu tư mà không chuẩn bị cho con người.

“Chúng ta đừng quên rằng người ta cần tìm kiếm là con người có giáo dục, có năng lực nghề nghiệp. Việt Nam không đủ điều kiện để quyến rũ các công ty ồ ạt chạy vào, chúng ta còn thiếu rất nhiều thứ. Như trường hợp Apple, nguyên nhân thiếu chỗ ở cho công nhân thì không thể tiến hành sản xuất ở đây được là sự thật đáng buồn. Việc Apple bỏ đi không chọn Việt Nam cho thấy, chúng ta đã chưa thực sự chuẩn bị kỹ “tổ” để đón đại bàng. Nhất là về vấn đề con người”, ông Trần Bạt nêu rõ.

Còn theo ông Đỗ Văn Sinh, thực tế, Việt Nam chống dịch tốt, có lợi thế khi môi trường an ninh ổn định lại tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng cần nhớ rằng, Hà Nội không phải “thỏi nam châm” duy nhất trong cuộc đua hút FDI hiện nay.

Samsung Galaxy Note20 Ultra - Sputnik Việt Nam
Vì sao người Trung Quốc không tin Việt Nam sản xuất được Samsung Galaxy Note20?

Vị Ủy viên Ủy ban Kinh tế phân tích, đón dòng vốn dịch chuyển từ Trung Quốc, Việt Nam đứng trước nhiều đối thủ “nặng ký” khác, điển hình như Ấn Độ hay một số nước khác tại khu vực Đông Nam Á.

Do vậy, ngoài các vấn đề đã được đề cập rất lâu nay như cải thiện môi trường đầu tư, chính sách phải nhất quán, ổn định thì với làn sóng đang diễn ra này, ông Đỗ Văn Sinh muốn nhấn mạnh đến yếu tố nhanh, chủ động.

“Nhanh nhạy, chủ động tiếp cận. Đừng ngồi chờ họ đến tìm hiểu, thay vào đó chúng ta nên có những động thái tiếp cận từ cấp nhà nước rồi đến doanh nghiệp. Hãy xúc tiến các cuộc gặp gỡ, trao đổi để biết họ cần gì, họ còn băn khoăn gì không vào Việt Nam. Đừng chỉ sẵn sàng những thứ chúng ta có mà hãy quan tâm, xử lý những gì nhà đầu tư cần”, ông Sinh nêu rõ.

Ông Đỗ Văn Sinh cũng nhấn mạnh, môi trường đầu tư của Việt Nam hiện vẫn còn nhiều điểm chưa hấp dẫn, cần cải thiện. Những doanh nghiệp hướng tới đó là những tập đoàn hàng đầu, công nghệ cao, chính vì vậy tiêu chuẩn, điều kiện của họ cũng khắt khe hơn.

“Thực sự quyết tâm của chúng ta là rất lớn nhưng kết cấu hạ tầng còn thiếu chưa đồng bộ, dẫn đến chi phí khác cho nhà đầu tư còn cao. Chất lượng nguồn nhân lực tay nghề cao còn đang khó khăn. Đa số chưa đáp ứng được, họ vào thì phải mất công đào tạo lại. Đi từng những yếu tố thiết thực đó, chúng ta cũng nên có những động thái, cam kết đảm bảo hơn chất lượng nguồn nhân lực”, ông Sinh thẳng thắn.

Thời gian qua cho thấy, khả năng hấp thụ FDI của Việt Nam còn hạn chế do những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn cung trong nước, chất lượng lao động. Không còn cách nào khác chúng ta phải giải quyết được những điểm nghẽn này.

Công ty Samsung ở Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Samsung Việt Nam đã tổ chức tuyển dụng lao động nhân lực lớn, đa dạng lớn

Bên cạnh đó, Ủy viên Ủy ban Kinh tế lưu ý, không chỉ hút FDI mới đâu mà việc giữ chân các doanh nghiệp cùng là một vấn đề chúng ta cần quan tâm.

“Dù Samsung Việt Nam đã lên tiếng phủ nhận thông tin sẽ chuyển một phần nhà máy sang Ấn Độ nhưng chúng ta cũng đã không khỏi giật mình. Làm sao thu hút, giữ chân và có được lợi ích hài hoà trong mối quan hệ với họ là câu hỏi rất lớn đặt ra cần sớm được trả lời”, ông Đỗ Văn Sinh nói.

Còn chuyên gia Đỗ Trần Bạt thì cho rằng, doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cũng rất lâu, là một thành tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nếu trường hợp rủi ro nhất bắt buộc phải chọn lựa, họ có thể chọn một bên và gạt quyền lợi của Việt Nam sang một bên khác, lúc đó nền kinh tế của chúng ta sẽ khó khăn?

“Dân tộc Việt Nam sẽ gạt bỏ doanh nghiệp ấy, cho dù doanh nghiệp ấy là ai. Như bạn biết, chúng ta đã từng gạt bỏ một số doanh nghiệp được coi là mũi nhọn, trở thành quả đấm thép trước đây thôi. Không có doanh nghiệp nào không thể thay thế và không chấp nhận việc các doanh nghiệp đánh đổi quyền lợi dân tộc Việt Nam với quyền lợi kinh tế được”, ông Nguyễn Trần Bạt bày tỏ.
Có hay không việc Samsung chuyển sản xuất sang Ấn Độ?

Ngày 19/8, cổng thông tin Chính phủ Việt Nam dẫn phát biểu của đại diện Samsung Việt Nam chính thức bác bỏ một số thông tin của một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin không đúng về việc có thể chuyển một phần sản xuất smartphone sang Ấn Độ.

Samsung - Sputnik Việt Nam
Samsung chuyển sản xuất điện thoại từ Hàn Quốc sang Việt Nam

Samsung Việt Nam cho biết, hiện tại, các nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên đang hoạt động bình thường mà không có liên quan gì đến sự điều chỉnh sản lượng sản xuất của nhà máy tại Ấn Độ.

“Ngoài ra, Samsung khẳng định, Việt Nam vẫn luôn giữ vững vai trò quan trọng là cứ điểm sản xuất toàn cầu của Tập đoàn”, đại diện thương hiệu công nghệ hàng đầu Hàn Quốc cam kết.

Theo báo cáo của Samsung, Tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam là 17,363 tỷ USD. Trong đó, Samsung Điện tử Việt Nam được đầu tư 9,5 tỷ USD, bao gồm: 2,5 tỷ USD cho nhà máy Samsung Bắc Ninh (SEV), 5 tỷ USD cho nhà máy Samsung Thái Nguyên (SEVT) và 2 tỷ USD đầu tư vào dự án Tổ hợp Samsung CE Complex (SEHC) tại khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.

Các công ty con của tập đoàn Samsung được đầu tư 7,863 tỷ USD bao gồm: 6,5 tỷ USD cho Samsung Display SDV tại Bắc Ninh,133 triệu USD cho Samsung SDIV chuyên sản xuất pin điện thoại tại Bắc Ninh và 1,23 tỷ USD cho Samsung Điện Cơ SEMV tại Thái Nguyên.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho. Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đánh giá cao việc Samsung đã khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quy mô lớn ở Hà Nội. Dự kiến khi đi vào hoạt động, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới của Samsung Việt Nam sẽ tăng quy mô nhân lực từ 2.200 người lên 3.000 người.

Samsung - Sputnik Việt Nam
Samsung chọn Việt Nam: Sẽ có Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội

Đại diện Samsung nhấn mạnh, dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng Samsung Việt Nam vẫn bảo  đảm sản xuất, kinh doanh, cam kết không giảm sản lượng và giữ nguyên mục tiêu xuất khẩu ở Việt Nam.

Theo thống kê, tổng giá trị xuất khẩu của Samsung Điện tử và các công ty con của Samsung tại Việt Nam năm 2019 là khoảng 59 tỷ USD, đóng góp hơn 22% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (264,19  tỷ USD). Có 50% điện thoại và máy tính bảng của Samsung được sản xuất tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp tục ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho các tập đoàn, doanh nghiệp của Hàn Quốc, trong đó có Samsung làm ăn thành công tại Việt Nam.

Apple không bỏ Việt Nam, Samsung không chuyển sang Ấn Độ?

Bình luận về vấn đề kế hoạch ngưng sản xuẩ iPhone ở Việt Nam của Apple và tin Samsung chuyển một phần sản xuất sang Ấn Độ, thành viên Hội đồng Quản trị của Tập đoàn FPT khẳng định, nhưng thông tin này đều “hoàn toàn sai lệch”.

Samsung Electronics - Sputnik Việt Nam
Samsung "bỏ" Trung Quốc, Việt Nam có cơ hội lớn?

Củng cố quan điểm của mình trên VNF, ông Đỗ Cao Bảo cho biết chiến lược của Apple là không trực tiếp xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm như Samsung, LG mà thuê các doanh nghiệp khác gia công sản xuất sản phẩm. Hai nhà sản xuất gia công lớn nhất cho Apple hiện nay là Foxconn (Đài Loan) và Luxshare (Trung Quốc).

Việc đặt nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia hay một quốc gia nào đó là do Foxconn và Luxshare quyết định, Apple không can thiệp. Apple chỉ yêu cầu các nhà sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về công nghệ, chất lượng, qui trình sản xuất cũng như điều kiện làm việc, ăn ở của công nhân.

Ông Đỗ Cao Bảo phân tích thêm, việc Apple chưa đồng ý cho Luxshare sản xuất iPhone tại Việt Nam là do Luxshare chưa đảm bảo điều kiện ăn ở cho công nhân.

“Theo Apple Insider, một trong những vướng mắc khiến Luxshare chưa thể sản xuất iPhone tại Việt Nam có thể chỉ do việc xây dựng khu nhà ở cho 60.000 công nhân gần nhà máy”, ông Đỗ Cao Bảo cho hay.

Theo thành viên HĐQT của FPT, trên thực tế, các báo quốc tế không hề dùng từ “Apple từ chối Việt Nam” mà chỉ dùng từ “Apple chờ Luxshare cải thiện điều kiện của công nhân trước khi mở rộng sản xuất iPhone tại Việt Nam”.

“Điều đó có nghĩa rằng việc sản xuất iPhone tại Việt Nam vẫn trong kế hoạch của Luxshare và Apple, chỉ là chậm lại, chờ Luxshare xây xong nhà ở cho công nhân mà thôi”, ông Bảo nói.

Theo vị chuyên gia, trước chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, có đến 75% sản phẩm của Apple được sản xuất ở Trung Quốc.

Ông Kim Chang-son rời khách sạn Metropole tại Hà Nội ngày 16/2 - Sputnik Việt Nam
Đặc phái viên của ông Kim Jong-un đã đến Việt Nam, thị sát nhà máy Samsung

Tuy nhiên, kể từ tháng 6/2019 đến nay, Apple cùng với Foxconn, Luxshare và các đối tác khác mới chỉ chuyển được có 5% ra khỏi Trung Quốc (trong đó có sang Ấn Độ và Việt Nam).

“Cơ hội cho Việt Nam chính là ở 70% sản phẩm Apple còn lại vẫn đang sản xuất ở Trung Quốc. Chỉ cần Luxshare xây xong nhà ở cho công nhân là Apple sẽ đồng ý cho Luxshare sản xuất iPhone tại Việt Nam”, ông Đỗ Cao Bảo bày tỏ.

Với Foxconn, ông Bảo cho rằng có lẽ doanh nghiệp này cũng sẽ không thể để để đối thủ trực tiếp Luxshare có lợi thế cạnh tranh. Foxconn đang đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cho phép đầu tư 325 triệu USD xây dựng nhà ở cho công nhân thuộc 3 nhà máy Foxconn ở Quế Võ (Bắc Ninh), Việt Yên (Bắc Giang) và Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Ngoài ra, Foxconn cũng đang đề xuất đầu tư thêm một khu công nghiệp có quy mô 600 ha tại Bắc Giang.

“Chỉ cần chúng ta hỗ trợ Foxconn, Luxshare thật tốt trong việc xây dựng nhà máy, nhà ở cho công nhân, hỗ trợ tốt nguồn lao động đảm bảo chất lượng thì việc Foxconn, Luxshare sản xuất iPhone, iPad, iPos, Macbook tại Việt Nam chắc không còn xa nữa”, vị chuyên gia nhìn nhận.

Đối với thông tin Samsung sẽ chuyển một phần sản xuất điện thoại từ Việt Nam sang Ấn Độ, ông Bảo cho biết ngay khi xuất hiện tin đồn này, Samsung khẳng định không có kế hoạch chuyển một phần sản xuất điện thoại tại Việt Nam sang Ấn Độ”.

Theo ông Bảo, thực ra từ nhiều năm nay, Samsung đã chọn Việt Nam là thủ phủ về sản xuất và nghiên cứu của Samsung toàn cầu. Ở Việt Nam, Samsung có 4 nhà máy, chiếm đến 36% sản lượng và doanh số của Samsung là Thái Nguyên, Bắc Ninh, Display và TP. HCM, trong đó Samsung Thái Nguyên và Samsung Bắc Ninh chính là 2 nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của tập đoàn này. Chỉ riêng doanh thu của Samsung Thái Nguyên đã lớn gấp 7 lần doanh thu của Samsung Ấn Độ, lớn gấp 12 lần Samsung Thái Lan.

Phó chủ tịch về thiết kế của Apple Jonathan Ive (trái)  và Phó chủ tịch điều hành Tim Cook  trong buổi giới thiệu sản phẩm mới của công ty - Sputnik Việt Nam
Không phải Trung Quốc, Apple tin rằng Việt Nam mới là thị trường bán iPhone đầy tiềm năng

Ông Bảo đánh giá, việc Samsung chuyển một phần sản xuất ra khỏi Việt Nam là không có căn cứ.

“Có một số người Việt Nam chúng ta, trong đầu luôn hằn sâu một định kiến 'Việt Nam thua Ấn Độ, Indonesia, thua các nước Asean về năng lực cạnh tranh, về độ hấp dẫn đầu tư, về chính sách thu hút đầu tư'... Thế nhưng những con số đầu tư nước ngoài (FDI), xuất nhập khẩu trong 8 năm qua đã phủ nhận hoàn toàn những suy đoán mơ hồ, đầy định kiến. Những con số ấy khẳng định rằng Việt Nam hấp dẫn hơn nhiều nước khác”, ông Đỗ Cao Bảo nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала