Việt Nam có thể phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng?

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban phát biểu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban phát biểu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng quá nặng nề, năm nay Việt Nam cố gắng tăng trưởng dương, không để đứt gãy nền kinh tế. Thực hiện mục tiêu kép, nhưng ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ chính là tính mạng và sức khỏe người dân.

Chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ XIII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, nhiều khả năng, Việt Nam có thể cân nhắc điều chỉnh một số mục tiêu phát triển trong tình hình mới do tác động nặng nề của dịch Covid-19.

Họp Tiểu ban Kinh tế- Xã hội chuẩn bị Đại hội XIII

Tại trụ sở Chính phủ Việt Nam sáng nay 28/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đồng thời cũng là Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Tiểu ban.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Dù bị Covid-19 đe dọa nhưng Việt Nam vẫn làm được nhiều điều bất ngờ
Hội nghị lần này nhằm cho ý kiến, phân tích đánh giá tình hình, những vấn đề mới đặt ra trên các lĩnh vực để tiếp tục cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện các dự thảo văn kiện phù hợp với tình hình mới.

Như vậy, tính đến thời điểm này, 51 thành viên của Tiểu ban đã tiến hành 6 phiên họp toàn thể kể từ lần đầu tiên vào tháng 11/2018 nhằm xây dựng văn kiện kinh tế - xã hội mà Tiểu ban chủ trì. Đây là các dự thảo báo cáo Chiến lược kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021 – 2030 và Phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2021 – 2025.

Đến nay, các văn kiện này đã gửi xin ý kiến Đại hội Đảng các cấp mà đến nay, đã tổ chức xong Đại hội cấp cơ sở, cấp huyện trên khắp Việt Nam.

Việt Nam không để đứt gãy nền kinh tế, cố gắng tăng trưởng dương

Phát biểu tại cuộc họp sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, từ đầu năm 2020 đến này, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn cầu, mọi mặt kinh tế, đời sống xã hội các nước.

“Thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19, dẫn đến khủng hoảng kinh tế nặng nề hơn cả giai đoạn 1929-1933, kéo theo khủng hoảng xã hội như thất nghiệp, bất ổn xã hội. Với việc hội nhập sâu rộng, đại dịch cũng tác động rất nặng nề tới nước ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Trước bối cảnh đó, Tiểu ban rà soát, tiếp thu các ý kiến để hoàn báo cáo, trong đó, tập trung xin ý kiến các thành viên Tiểu ban đối với 2 nội dung. Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo báo cáo, đặc biệt là trước tác động rất nặng nề của Covid-19. Thứ hai là các công việc cần tiếp tục triển khai của Tiểu ban trong thời gian tới.

Đánh giá sâu hơn về hệ lụy do dịch Covid-19 gây ra, Thủ tướng nêu số liệu thống kê, đề cập đến nhiều vấn đề của kinh tế toàn cầu như trong quý 2 năm 2020, kinh tế Mỹ suy giảm 32,9%, EU giảm 12,1%, Đức giảm 10,1%, Italy giảm 12,4%, Pháp giảm 13,8%, Tây Ban Nha giảm 18,5%.

Vận chuyển container tại hải cảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
World Bank tin kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao thứ 5 thế giới
Riêng tại khu vực ASEAN, nền kinh tế Malaysia suy giảm 17,1%, Philippines giảm 16,1%, Singapore giảm 13,6%, Thái Lan giản 12,2%, Indonesia giảm 5,3%. Chưa kể, theo dự báo của một số tổ chức quốc tế, tình hình sẽ tiếp tục xấu hơn trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, nhiều nước đều tung ra các gói hỗ trợ rất lớn, nới lỏng chính sách tài khòa, hành động quyết liệt để hỗ trợ người dân và vực dậy nền kinh tế với tổng các gói hỗ trợ khoảng 14.000 tỷ USD, đồng thời khiến thâm hụt ngân sách gia tăng, bình quân toàn cầu lên đến 14% GDP.

Dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Việt Nam. Quý 2 năm nay, kinh tế chỉ tăng trưởng 0,36%, thấp nhất trong 30 năm qua. Tính chung nửa năm, kinh tế chỉ tăng trưởng 1,81%.

Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng không có ca mắc coronavirus mới trong cộng đồng, dịch Covid-19 bước vào giai đoạn 2 với ca nhiễm đầu tiên ghi nhận vào 25/7 tại Đà Nẵng.

“Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép, trong đó, nhiệm vụ ưu tiên số một là bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời tiếp tục nỗ lực khôi phục, thúc đẩy kinh tế xã hội, không thể đứt gãy nền kinh tế. Chính phủ đặt mục tiêu là năm nay cố gắng tăng trưởng dương”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Việt Nam có thể điều chỉnh một số mục tiêu tăng trưởng?

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, cơ chế chính sách để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp, người lao động và nhân dân.

Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
GDP Việt Nam năm nay có thể tăng trưởng âm
Đồng thời, Việt Nam phải có chiến lược, sách lược, định hướng và giải pháp phục hồi phát triển trong năm 2021 và thời gian tới, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Bên cạnh đó, dù tình hình chung gặp khó khăn, Thủ tướng Việt Nam cho biết, một số lĩnh vực vẫn tăng trưởng tốt, như cán cân thương mại Việt Nam đến nay xuất siêu trên 10 tỷ USD.

Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp được mùa được giá và vẫn giữ mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 41-42 tỷ USD, kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ giải ngân đầu tư công “rất đáng mừng”

Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên dự họp sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập trình bày báo cáo, tập trung thảo luận để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo báo cáo các văn kiện.

 

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban phát biểu
Việt Nam có thể phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban phát biểu

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần đặc biệt lưu ý đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực trong các năm 2020, 2021, 2022, cũng như tác động chung giai đoạn 2016-2020, Phương hướng 5 năm 2021-2025.

 

Trong đó, Thủ tướng lưu ý, cần thảo luận sửa đổi, bổ sung nội dung gì trong bối cảnh Covid-19, lãm rõ khó khăn, thách thức, giải pháp phòng chống dịch, phục hồi kinh tế xã hội năm 2020, rút ra các bài học kinh nghiệm.

“Hiện nay, trên thế giới chưa có vắc-xin chính thức chống Covid-19, chúng ta phải có chiến lược, định hướng đúng đắn, phù hợp với trước mắt và lâu dài trong tình trạng bình thường mới, “sống chung với dịch bệnh”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nêu rõ.

Cùng với đó là nhận định bối cảnh quốc tế giai đoạn 2016-2020, bối cảnh quốc tế thời gian tới trong khi dịch diễn biến phức tạp, các vấn đề mới phát sinh, trong đó lưu ý thách thức, cơ hội mới, đổi mới tư duy phát triển, niềm tin và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.

Tàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Sputnik Việt Nam
Thắng Covid-19, cạnh tranh FDI với Trung Quốc ư? Việt Nam đừng vội mừng

Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, còn một nội dung nữa cần cho ý kiến rà soát , điều chỉnh phù hợp các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế xã hội trong điều kiện bình thường mới, như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người GDP, kinh tế số vv.

“Các đồng chí cho ý kiến thêm về xem xét bối cảnh hiện nay để cân nhắc kỹ hơn về nội hàm các đột phá chiến lược trong tình hình mới, đặc biệt là vai trò của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, từ đó có sự bổ sung cần thiết”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Đối với phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các thành viên dự họp cần góp ý cụ thể về các trọng tâm cần thay đổi so với dự thảo trước đây, do tác động của dịch bệnh.

Trong đó có quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, vùng, ngành, lĩnh vực, phòng chống thiên tai dịch bệnh, biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế số, xã hội số, sản xuất thông minh, phát triển nguồn nhân lực.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị cho ý kiến thống nhất kế hoạch hoạt động, các nhiệm vụ cần làm của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội từ nay đến Đại hội XIII do Tổ Biên tập đề xuất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала