Vì sao đối tác của Apple, Microsoft - Pegatron chọn Việt Nam?

© AP Photo / Eugene HoshikoPegatron
Pegatron - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Pegatron (Pegatron Corporation, công ty điện tử Đài Loan), một trong các đối tác sản xuất linh kiện của Apple, Microsoft, Sony, Lenovo vừa rót 1 tỷ USD thực hiện kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Cùng với Apple triển khai kế hoạch gia tăng đặt hàng các nhà cung ứng ở Việt Nam, Foxconn, Luxshare, Cisco Mỹ, Pegatron cùng nhiều gã khổng lồ công nghệ khác chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư sản xuất. Như vậy có thể thấy, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Đối tác của Apple, Microsoft - Pegatron đầu tử 1 tỷ USD vào Việt Nam

Theo đó, Công ty điện tử Đài Loan, Pegatron, đối tác, nhà cung ứng linh kiện cho các gã khổng lồ như Appe, Microsoft, Sony, Lenovo dự định rót 1 tỷ USD vào ba dự án tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng, Việt Nam).

Đáng chú ý, thông tin về kế hoạch đầu tư tới 1 tỷ USD của Pegatron tại Việt Nam chính thức được xác nhận.

iPhone - Sputnik Việt Nam
Nhiều công ty chạy khỏi Trung Quốc: Apple sẽ sản xuất iPhone tại Việt Nam?

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng, trong đó nêu rõ, từ tháng 3/2020, dự án đầu tiên của Tập đoàn Pegatron tại Việt Nam với vốn đầu tư 19 triệu USD đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.

Hiện tại, Pegatron đang bắt đầu làm thủ tục đầu tư cho dự án thứ hai, với tổng vốn đầu tư khoảng 481 triệu USD.

Đồng thời, dự án dự kiến được xây dưng tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ (thuộc Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, TP. Hải Phòng) để sản xuất thiết bị điện tử, điện dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, bảng mạch…

Thông tin kinh tế đáng chú ý này được báo giới đăng tải rầm rộ. Trên cổng thông tin về hồ sơ doanh nghiệp, Công ty TNHH Pegatron Việt Nam đã được Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 17/03/2020. Cơ quan thuế đang quản lý là Cục Thuế TP. Hải Phòng.

Công ty này hiện do ông/bà Chen, Hsin-Cheng làm đại diện pháp luật. Địa chỉ đặt công ty ở lô đất CN3A, Khu Công Nghiệp DEEP C 2A, thuộc Khu Kinh Tế Đì,, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Hải Phòng. Ngành nghề đăng ký kinh doanh: C2640 - Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng.

Như đã đề cập ở trên, các hạng mục đầu tư của Pegatron Việt Nam 1 vốn đầu tư 19 triệu USD được Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp phép đầu tư hồi tháng 3-2020. Dự án Pegatron Việt Nam 2, vốn đầu tư 481 triệu USD đang thực hiện thủ tục đầu tư. Dự án Pegatron Việt Nam 3 với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2026-2027.

Đặc biệt, ngoài ba dự án sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với giá trị 1 tỷ USD, Pegatron cũng đang có ý định chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc về Việt Nam vào một thời điểm thích hợp.

Сталелитейное производство в Китае - Sputnik Việt Nam
Công ty Trung Quốc chuyển sản xuất, giá đất tại Việt Nam tăng chóng mặt?

Như vậy, không chỉ đơn thuần là đầu tư nhà máy sản xuất, Pegatron còn dự kiến đầu tư cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển), lĩnh vực mà lâu nay, Việt Nam rất mong muốn thu hút đầu tư nhưng chưa nhiều nhà đầu tư thực sự quan tâm đầu tư quy mô lớn như những gì Samsung Việt Nam đã làm.

Trong khi nhà máy thứ hai đang được đẩy mạnh các thủ tục xin phép đầu tư để chuyên sản xuất thiết bị điện tử, máy tính, bảng mạch cung cấp cho các đối tác lớn như Apple, Microsoft, Lenovo, Sony thì dự án thứ ba dự kiến sẽ được triển khai trong khoảng từ 6 -7 năm nữa.

Đồng thời, mới đây, Pegatron đề xuất Chính phủ Việt Nam cho phép áp dụng một số chỉ tiêu trong đầu tư xây dựng dự án nhà máy số 2 (trị giá 481 triệu USD), như hệ số sử dụng đất 1,8 lần, chiều cao công trình tối đa 37 m (6 tầng), mật độ xây dựng 60%.

Bên cạnh đó, Pegatron còn đề nghị được xây dựng khu nhà ở cho người lao động kèm các công trình văn hoá, thể thao tại khu vực bán đảo Đình Vũ với diện tích 15-20 hécta. Được biết, khi đi vào hoạt động, dự án hy vọng sẽ giúp kiến tạo việc làm cho 22.500 lao động trực tiếp và đóng góp vào nguồn thu ngân sách khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm.

Đáng chú ý, ngoài Tập đoàn Pegatron, Bộ Kế hoạch & Đầu tư còn cho biết đang vận động một số nhà đầu tư khác như Tập đoàn Universal Global Technology Co.Ltd (Đài Loan) đầu tư vào Việt Nam.

Được biết, Universal Global là thành viên của Tập đoàn Công nghệ ASE Holding đầu tư dự án sản xuất, lắp ráp bảng mạch điện tử cho đồng hồ, điện thoại, tai nghe để cung cấp cho Lenovo, Sony.

Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, nếu quyết định đầu tư, Universal Global sẽ chi 200 triệu USD cho giai đoạn I, sau đó nâng lên 400 triệu USD ở giai đoạn sau.

Bộ KH&ĐT cũng lưu ý, các nhà đầu tư trước khi bước chân vào Việt Nam đều đưa ra đề nghị về chỉ tiêu xây dựng tương tự Pegatron do vướng mắc chính hiện nay là các đề xuất vượt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đã được duyệt.

Trình bày iPhone X tại trụ sở mới của Apple tại California - Sputnik Việt Nam
Tại sao Foxconn có thể sản xuất iPhone tại Việt Nam?

Trước đó, theo Quyết định ngày 3/10/2012 về quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đến năm 2025, hệ số sử dụng đất tại khu công nghiệp là 0,8-1,2 lần, mật độ xây dựng 40-60% và tầng cao trung bình 2 tầng.

Nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực điện tử, công nghệ cao cùng với sự xuất hiện của các gã khổng lồ công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư kiến nghị Thủ tướng xem xét bỏ nội dung chỉ tiêu sử dụng đất của các khu công nghiệp tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Trên cơ sở đó, UBND TP Hải Phòng và các cơ quan thẩm quyền có thể xem xét, phê duyệt đầu tư tương ứng với mong muốn của lãnh đạo các doanh nghiệp nước ngoài.

Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng hướng dẫn UBND TP Hải Phòng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Nam Đình Vũ theo quy định đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn về hạ tầng, làm cơ sở để nhà đầu tư hoàn thành thủ tục xây dựng.

Chuỗi sản xuất tập đoàn Mỹ chọn Việt Nam: Điểm đến tiềm năng của giới công nghệ

Theo chân Apple triển khai kế hoạch gia tăng đặt hàng các nhà cung ứng ở Việt Nam, các gã khổng lồ công nghệ khác cũng chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư sản xuất.

Như vậy, với việc rót cả tỷ USD vào Việt Nam, Petragon chính thức là một đại gia công nghệ toàn cầu theo làn sóng đầu tư đang dịch chuyển để tìm đến Việt Nam.

Samsung Electronics Co. - Sputnik Việt Nam
Samsung sẽ xây dựng nhà máy sản xuất smartphone thứ 3 tại Việt Nam?

Foxconn, Luxshare - nằm trong số những nhà cung ứng của Apple đang gia tăng hoạt động đầu tư ở Bắc Giang. Các tập đoàn như Foxconn dự kiến chi hàng tỷ USD để sản xuất đơn hàng của Apple và Cisco Mỹ.

Theo nhiều chuyên gia quan sát, Pegatron trên thực tế đã bắt đầu lên kế hoạch dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc từ cuối năm 2019, để né thương chiến Mỹ - Trung và tránh những hệ lụy tiêu cực không mong muốn, đồng thời cũng như để tránh nguy cơ mất hàng tỷ USD doanh thu trong vụ kiện bằng sáng chế với Qualcomm.

Kể từ đó tới nay, rất nhiều thông tin liên quan đến việc Pegatron đầu tư các nhà máy mới ở Indonesia, ở Ấn Độ, với quy mô cũng lên tới cả tỷ USD. Tuy nhiên, trong các kế hoạch này, luôn gắn với các sản phẩm iPhone của Apple. Pegatron, cùng với Foxconn và Winstron chính là 3 nhà sản xuất iPhone lớn nhất tại Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong khi ở Việt Nam, theo như kế hoạch được đệ trình, thì nhiều khả năng, công ty Đài Loan Pegatron này sẽ chỉ sản xuất các linh kiện điện tử, giống như Foxconn, Luxshare hiện đang thực hiện.

Nhìn lại suốt gần 10 năm qua, sau quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam của Tập đoàn Intel, hàng loạt hãng công nghệ lớn của thế giới đã đến Việt Nam. Từ LG, Kyocera, Nidec,  đặc biệt là Samsung, góp phần đưa Việt Nam thành điểm đến tiềm năng của những gã khổng lồ công nghệ.

Đặc biệt là hiện nay, bên cạnh thương chiến Mỹ - Trung, đại dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, theo giới chuyên gia, hiện đang âm ỉ làn sóng đầu tư dịch chuyển đổ vào Việt Nam.

Cùng với các quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, rất nhiều thông tin cho biết, Microsoft, Google sẽ sản xuất các sản phẩm của mình tại Việt Nam. Thậm chí, cũng đã có những giấc mơ iPhone “made in Vietnam”, nhất là khi cả Foxconn, Luxshare đã liên tục tăng vốn đầu tư, con số cũng đã lên tới cả tỷ USD.

Apple - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm sản xuất của Apple

Như đã đề cập ở trên, ngoài Pegatron, hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đang chờ đợi Tập đoàn Universal Global Technology Co.Ltd (Đài Loan), thành viên Tập đoàn Công nghệ ASE Holding đầu tư dự án sản xuất, lắp ráp bảng mạch điện tử cho đồng hồ, điện thoại, tai nghe để cung cấp cho Lenovo, Sony.

Thực tế, với việc gia tăng hàng loạt tập đoàn công nghệ khổng lồ thế giới như vậy, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến ưu tiên với nhiều lợi thế tiếp tục thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao, sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ kiện cho các thương hiệu hàng đầu thế giới, góp phần hình thành cụm linh kiện điện tử ở Hải Phòng, từ đó lan tỏa sang các địa phương khác, giống như Samsung đã làm được với Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP.HCM.

Quan trọng hơn, theo đánh giá của giới chuyên gia, việc ngày có nhiều đại gia công nghệ tìm đến sẽ góp phần giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực điện tử, công nghệ cao.

Đây cũng chính là một trong những định hướng và mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đặt ra khi xây dựng chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới, theo tinh thần của Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, mặc dù có định hướng thu hút FDI rõ ràng, nhưng Việt Nam vẫn ưu tiên cơ chế chọn lọc kỹ càng để tránh biến thành “bãi rác”, nơi chỉ hội tụ những dự án đầu tư nước ngoài chất lượng thấp, hay hoạt động đầu tư vào Việt Nam nhằm tránh đòn thuế quan thương mại trong xung đột Mỹ - Trung.

Chuyên gia kinh tế ADB: Dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ nhiều hơn

Vừa qua, báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 9/2020, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam đã nhận được 19,5 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng năm 2020, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên, đây vẫn là con số hết sức khả quan.

Samsung - Sputnik Việt Nam
Apple không bỏ Việt Nam, Samsung không chuyển sang Ấn Độ?

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Nguyễn Minh Cường cho rằng, trong bối cảnh nhiều nước được dự báo tăng trưởng âm, thì Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Triển vọng của nền kinh tế trong trung - dài hạn, sức tiêu dùng mạnh mẽ của thị trường cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư đang tạo sức hút để dòng vốn đầu tư nước ngoài đến Việt Nam nhiều hơn.

Theo vị chuyên gia của Ngân hàng ADB, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong thời gian trước mắt sẽ có nhiều khó khăn. Song, Việt Nam đang thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn hầu hết các nền kinh tế tương tự và triển vọng của nền kinh tế trong trung - dài hạn vẫn tích cực.

“Các nền tảng kinh tế của Việt Nam vẫn chưa bị suy giảm và Việt Nam có triển vọng được hưởng lợi từ các xu hướng thương mại, đầu tư và sản xuất toàn cầu hiện nay”, chuyên gia Nguyễn Minh Cường nêu rõ.

Nhận định về dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2020 và 2021 với Đầu Tư, ông Nguyễn Minh Cường cho rằng, dòng vốn FDI sẽ đến Việt Nam nhiều hơn vì Việt Nam là thị trường rất hấp dẫn, với dân số gần 100 triệu người, tầng lớp trung lưu đang tăng với sức tiêu dùng mạnh mẽ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang cải thiện đáng kể môi trường đầu tư.

Theo đại diện ADB, sang năm 2021, đầu tư sẽ được đẩy mạnh nhờ cải thiện giải ngân đầu tư công, hoạt động sản xuất tiếp tục chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam, kinh tế Trung Quốc phục hồi và Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu đi vào thực hiện.

iPhone 11 Pro Max  - Sputnik Việt Nam
Tại sao Apple không chọn Việt Nam?

Kiến nghị giải pháp để Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Cường nhấn mạnh, nhiều tập đoàn của Nhật Bản đang có dự định đầu tư vào Việt Nam, nhưng cũng có một số tập đoàn lại có ý định rút khỏi Việt Nam vì nhiều lý do.

Thứ nhất, Việt Nam đang tiến lên nấc thang phát triển mới, nên đã qua thời điểm thu hút FDI bằng các ưu đãi về tài khóa liên quan đến thuế và đất đai. Thay vào đó, Việt Nam nên tập trung ưu tiên phát triển môi trường đầu tư thân thiện, minh bạch, với kết cấu hạ tầng và các điều kiện về hậu cần (logistics) tốt, cũng như cải thiện chất lượng lao động tay nghề cao và năng lực quản trị tốt. Đây là những yếu tố quan trọng để thu hút FDI chất lượng cao.

“Ngoài ra, không nên chỉ tập trung thu hút “đại bàng” - những nhà đầu tư lớn, mà nên thu hút “chim sẻ” - các nhà đầu tư vừa và nhỏ, vì họ có thể đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam về bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Trong nhiều trường hợp, “chim sẻ” có thể kết nối với các doanh nghiệp trong nước tốt hơn cả “đại bàng”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала