Liệu kinh tế Việt Nam có thể “lập kỳ tích thế giới”?

© Depositphotos.com / xuanhuongho Thành phố Hồ Chí Minh
 Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngân hàng HSBC nhận định Việt Nam sẽ là nền kinh tế ASEAN duy nhất có tăng trưởng khả quan năm 2020 và đạt mức 8,1% trong năm 2021. Trong khi đó, Oxford Economics đánh giá, cùng với Trung Quốc, Việt Nam là nền kinh tế lớn duy nhất ở châu Á dự kiến sẽ có mức tăng trưởng dương năm 2020.

Đồng thời, theo nhiều chuyên gia kinh tế, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tất cả các nền kinh tế toàn cầu đều chịu tác động kép từ phía cung và phía cầu, nhiều quốc gia bị suy thoái về kinh tế và tăng trưởng âm. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế phục hồi nhanh, kinh tế Việt Nam có thể lập kỳ tích thế giới với mức tăng trưởng GDP cao.

HSBC dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng 8,1% trong năm 2021

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo nghiên cứu kinh tế dự báo khả năng phục hồi của các nền kinh tế khu vực châu Á trong kỷ nguyên Covid-19.

Theo báo cáo cập nhật về kinh tế châu Á, HSBC đánh giá nền kinh tế Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng khả quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết lọt Top quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới, thu nhập 5.000 USD/người

Theo đó, HSBC nhận định, mặc dù có nhiều thách thức nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng 1,8% trong nửa đầu năm 2020. Kết quả này là nhờ những nỗ lực khống chế dịch bệnh chủ động của Chính phủ để không cho số ca nhiễm tăng lên.

Tuy nhiên, chỉ ngay sau khi Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi sớm so với những quốc gia khác thì đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần 2 vào cuối tháng 7 đã “kế hoạch” này của Chính phủ bị gián đoạn. Kéo theo đó là các ngành bán lẻ và dịch vụ du lịch cũng chưa thể phục hồi.

Báo cáo của HSBC nêu rõ, để ứng phó, Chính phủ đã nhanh chóng đặt ra một vài điểm phong tỏa tại một số địa phương và tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Chỉ số đại diện cho tiêu dùng tư nhân, sự phục hồi hình chữ V của doanh số bán lẻ cũng bị trì hoãn. Ngoài ra, du lịch trong nước bị gián đoạn, đè nặng lên sự phục hồi của các dịch vụ liên quan.

Ngân hàng này nhận định, làn sóng coronavirus lần thứ hai đã được ngăn chặn thành công chỉ trong vòng một tháng, giúp Việt Nam trở lại lộ trình phục hồi nền kinh tế mặc dù có thể ở tốc độ chậm hơn so với dự đoán ban đầu.

“Các chỉ số di chuyển tần số cao hiện đang cho thấy hoạt động kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ - lấy lại đà tăng thời kỳ trước dịch. Hơn nữa, tình hình các nước được cải thiện. Hoạt động xuất khẩu tăng hơn 7% trong tháng Bảy và Tám so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào kết quả tăng của những lô hàng máy tính, bù đắp cho sự giảm sút của các mặt hàng dệt may”, HSBC nêu rõ.

Theo Tổ chức này, hiện nay Khối Nghiên cứu Kinh tế của HSBC kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 2,6% vào năm 2020 (dự báo trước đây: 3%) đã tính đến tác động âm của làn sóng dịch Covid-19 lần hai.

“Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất mà chúng tôi tiếp tục dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm nay. Đối với năm 2021, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI rất kiên định. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức 8,1%”, báo cáo của HSBC khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại diễn đàn. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã thoát nghèo nhưng làm sao để tránh tụt hậu so với thế giới?
Cùng với các dự báo trước đó, dịch Covid-19 tiếp tục gây áp lực giảm phát lên nền kinh tế. Lạm phát toàn phần điều chỉnh nhẹ từ bình quân 4,2% trong nửa đầu năm 2020 xuống còn 3,2% trong tháng 8 - xuống dưới mức trần lạm phát 4% do Ngân hàng Nhà nước đề ra.

Ngân hàng này đồng thời cũng dự đoán, giá thực phẩm vẫn tăng đẩy mức lạm phát của năm 2020 sẽ ở mức trung bình 3,4%, tăng so với dự báo trước đó 3,3%. Do lạm phát đang giảm và chậm hơn dự kiến phục hồi, các chính sách hỗ trợ tiền tệ thật sự cần thiết ở thời điểm này.

Dự báo về khu vực Đông Nam Á, HSBC cho rằng “bức tranh kinh tế vẫn còn khá hỗn hợp”.

Triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng nhất khu vực

Cùng với các dự báo của ADB, HSBC, WB, nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá tiềm năng kinh tế Việt Nam có rất nhiều triển vọng trong thời gian tới, sau kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2020.

Công nhân nhà máy SanQi Việt Nam kiểm tra và đóng gói khẩu trang y tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới

Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Oxford Economics – ông Priyanka Kishore cũng cho rằng, cùng với Trung Quốc, Việt Nam là nền kinh tế lớn duy nhất ở châu Á dự kiến sẽ có mức tăng trưởng dương năm 2020.

“Làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 ở Việt Nam đã được khống chế, nền kinh tế đang phục hồi trở lại”, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Oxford Economics nhận xét.

Đồng thời, trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới được công bố của Oxford Economics được ủy quyền bởi ICAEW (The Institute of Chartered Accountants in England and Wales - Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales), triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam là tươi sáng nhất trong khu vực Đông Nam Á.

“Việt Nam sẽ là nền kinh tế duy nhất ở khu vực đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020”, Oxford Economics nhận định.

Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm nay như thế nào?

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, tăng trưởng kinh tế quý III của Việt Nam được lãnh đạo Tổng cục Thống kê công bố vừa qua là 2,62%, và trong 9 tháng tăng 2,12%. Đây được xem là mức thấp nhất trong một thập kỷ qua.

Dây chuyền sản xuất bao, túi đựng chuyên dụng của Công ty Kohsei Multipack Việt Nam tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đủ năng lực, sáng tạo và khôn ngoan để vực dậy nền kinh tế hậu Covid-19

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê vẫn nhận định đây đã là thành công lớn trong một năm đầy rẫy những khó khăn như năm nay.

Trong khi đó, giới nghiên cứu kinh tế học thì nhấn mạnh rằng, với việc duy trì khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt như hiện nay, mức tăng trưởng GDP còn có thể được kỳ vọng cao hơn và kinh tế Việt Nam có thể lập kỳ tích thế giới, vì trong năm nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều có mức tăng trưởng âm trong dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra.

Tổng cục Thống kê công bố dữ liệu cho biết, ước tính tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý III năm 2020 đạt 2,62%. Đây là con số cao hơn nhiều so với mức tăng 0,39% của quý II, từ đó giúp GDP cả nước trong 9 tháng đạt mức tăng 2,12%.

Theo bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Việc Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế dương đã chứng minh tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, của Chính phủ cùng với sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới: Việt Nam muốn tự chủ
Trong 3 tháng vừa qua, một số khu vực kinh tế đã xuất hiện dấu hiệu khởi sắc hơn quý II, trở thanh động lực cho tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Khu vực nông, lâm và thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng dương 2,93%, công nghiệp và xây dựng tăng 2,95% và dịch vụ tăng 2,75%.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm, các khu vực kinh tế tăng lần lượt 1,84%, 3,08% và 1,37%. Qua những con số trên, có thể nói khu vực nông, lâm và thủy sản đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, đồng thời duy trì đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và là cơ sở quan trọng để thực hiện mục tiêu an sinh, an dân trong bối cảnh đại dịch.

Trong khi đó, dù mảng ngành dịch vụ đang có mức tăng thấp nhất nhiều năm do chịu thiệt hại nặng từ đại dịch Covid-19 nhưng vẫn có nhiều lĩnh vực duy trì tăng trưởng dương cao như bán buôn và bán lẻ tăng gần 5% hay hoạt động tài chính - ngân hàng - bảo hiểm tăng 6,68%.

Mặc dù vậy, Tổng cục Thống kê cũng đưa ra dự báo kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế đang ngày càng trở nên phức tạp, khó lường.

Vì vậy, sắp tới, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, cũng như tiếp tục đưa ra gói hỗ trợ đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.

Đặc biệt, cần chú trọng vào các đối tượng doanh nghiệp, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời.

Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân cao thông qua các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam có thể lập kỳ tích thế giới về tăng trưởng GDP?

Về phần mình, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nêu quan điểm, Việt Nam tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Yếu tố cơ bản và quan trọng nhất vẫn là Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 rất tốt.

Nhà máy - Sputnik Việt Nam
Con rồng châu Á đang trỗi dậy. Việt Nam cần vắc-xin riêng cho nền kinh tế

Bên cạnh việc kiểm soát được dịch bệnh, đóng góp của nông nghiệp là tương đối. TS Doanh cho rằng, thời gian qua ngành nông nghiệp được mùa, tiếp tục đóng góp vào xuất khẩu. Trong khi đó, một số thị trường lớn khác như Trung Quốc lại mất mùa. Đây chính là cơ hội lớn để chúng ta xuất khẩu nông sản.

“Chúng ta vừa được mùa lại được giá nên phần nào đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước”, TS Doanh cho hay.

Thêm nữa, khi Việt Nam giữ được tình hình ở mức ổn định, việc thu hút được đầu tư nước ngoài cũng tăng cao. Đáng chú ý, trong giai đoạn này, một số doanh nghiệp đã rút khỏi Trung Quốc để đầu tư sang Việt Nam cũng giúp làm cho nền kinh tế tăng trưởng.

Theo TS Doanh, một yếu tố quan trọng góp phần cho tăng trưởng nền kinh tế thời gian qua là các doanh nghiệp trong nước. Đại dịch lần này đã cho thấy sự quan trọng và phát huy được thế mạnh về nội lực trong nước.

Trong thời gian tới, năng lực cạnh tranh của Việt Nam cần phải được nâng cao. TS Doanh lưu ý, kết cấu hạ tầng, Logistics, chất lượng của nguồn nhân lực.

“Từ trước đến nay, chúng ta thường ca ngợi rằng Việt Nam là có lợi thế về nguồn nhân lực, nhưng lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, rẻ đã giảm bớt. Bởi vì trẻ và rẻ chỉ vận dụng cho các ngành dệt may, da giày…Hiện nay tỉ trọng những ngành này đã giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy tới đây Việt Nam phải cải tiến chất lượng Logistics, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, TS Doanh phân tích.

Đồng tình với nhận định này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long bày tỏ với Lao Động cho rằng, thành công lớn nhất là 2 lần kiểm soát được dịch bệnh, nếu tình hình này được duy trì trong quy III và quý IV, kinh tế sẽ tăng trưởng ổn định lại và dự kiến tăng nhanh trong năm tới. Tuy nhiên, ông Long cũng cho rằng thành công là vậy nhưng không nên lơ là trước đại dịch.

Theo chuyên gia, mặc dùng tăng trưởng của Việt Nam đang dương so với các nước, nhưng bên cạnh số lượng thì cũng càn phải chú trọng chất lượng.

“Chất lượng là chỉ tiêu nâng cao tầm vóc của một nền kinh tế. Nên nếu chạy đua số lượng mà bỏ qua chất lượng thì nền kinh tế đi xuống”, ông Long nói.

Theo ông, từ nay đến cuối năm các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch năm nên có thể GDP tăng lên đến 3%.

Kinh tế ban đêm - Sputnik Việt Nam
Kinh tế ban đêm: Việt Nam bắt đầu bước vào cuộc chơi mới
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Thành - giảng viên cao cấp Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tất cả các nền kinh tế toàn cầu đều chịu tác động kép từ phía cung và phía cầu. Trong số đó, nhiều quốc gia bị suy thoái về kinh tế và tăng trưởng âm trong 2 quý đầu năm 2020.

Việt Nam hiện là nền kinh tế duy nhất trong các nước vẫn tăng trưởng dương (trong quý I/2020 là 3,8%, quý II là 0,4%).

Thậm chí, nhiều khả năng Việt Nam sẽ là nền kinh tế duy nhất tăng trưởng dương trong năm 2020. Theo ông, nếu có thể giải ngân vốn đầu tư công đạt 90%, đầu tư khu vực Nhà nước sẽ tăng 12%, tổng đầu tư tích lũy tài sản sẽ tăng 4%, GDP tăng 2,5%.

Nếu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, đầu tư khu vực Nhà nước sẽ tăng 16,5%, tổng đầu tư tích lũy tài sản sẽ tăng 5,3% và GDP sẽ tăng 2,9%.

Việt Nam duy trì dòng vốn đầu tư FDI trong bối cảnh suy giảm toàn cầu

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, tính đến thời điểm này Việt Nam vẫn kiềm chế, kiểm soát được dịch Covid-19.

Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao với mô hình chống dịch hợp lý, hiệu quả, chi phí thấp, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Dù bị Covid-19 đe dọa nhưng Việt Nam vẫn làm được nhiều điều bất ngờ

Trong một năm nhiều khó khăn như năm nay, kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP dương trong đó vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 11,35 tỷ USD, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Thành tựu này của Việt Nam là rất đáng tự hào trong bối cảnh suy giảm mạnh trên toàn cầu do cú sốc Covid-19.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong thời gian tới Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ. Bên cạnh những thách thức do dịch Covid-19 gây ra, cũng như triển vọng phục hồi kinh tế thế giới chậm, Việt Nam còn có những hạn chế, yếu kém nội tại của một nền kinh tế đang phát triển với mức thu nhập trung bình thấp, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn, lao động giá rẻ và khu vực đầu tư nước ngoài.

© Ảnh : Văn Điệp – TTXVNBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Liệu kinh tế Việt Nam có thể “lập kỳ tích thế giới”? - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chính vì vậy, trong trung và dài hạn, những nhiệm vụ phát triển lớn đặt ra cho Việt Nam sẽ là vượt qua bẫy thu nhập trung bình, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia khác, giải quyết các thách thức môi trường, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Còn về ngắn hạn, Việt Nam cần nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển xuất hiện từ khi xảy ra đại dịch Covid-19.

 Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала