Kinh tế Việt Nam vượt qua đáy, tăng trưởng tín dụng tích cực

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNBộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, kinh tế Việt Nam đã vượt qua đáy hình chữ V, và bắt đầu phục hồi tăng trưởng dương là cố gắng rất lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Thứ trưởng Bộ Công Thương trả lời vụ cột điện bị gãy đổ nhiều trong cơn bão số 5 vừa qua. Thứ trưởng Trần Quốc Phương của Bộ KH&ĐT cho biết có tới 126 nhà đầu tư quốc tế quan tâm Việt Nam. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đang tích cực.

Kinh tế vượt đáy chữ V: Cố gắng rất lớn trong bối cảnh dịch Covid-19

Chiều nay ngày 2 tháng 10 năm 2020, đồng chí Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tự lực, tự cường, mạnh mẽ

Tại buổi họp báo, ông Mai Tiến Dũng đã cung cấp một số thông tin về kết quả phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra hôm nay dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ.

“Dịch bệnh được kiểm soát, cùng với đó nhiều lĩnh vực kinh tế đã hồi phục, tạo đà tốt cho việc tăng trưởng năm nay”, đồng chí Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Cụ thể, tình hình kinh tế-xã hội trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2020 đang ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, trong quý III mức tăng trưởng đã tốt hơn, nhất là trong các ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, công thương, tài chính, ngân hàng. Trong khi đó, các lĩnh vực xã hội có xu hướng phục hồi mạnh mẽ, rõ nét, tạo tiền đề cho quý IV và cả năm 2020.

Theo ông Dũng, có nhiều điểm sáng trong kinh tế tháng 9. Một điều đáng mừng là Việt Nam đã trải qua 30 ngày không có dịch bệnh Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao. Xuất khẩu đạt mức rất cao, xuất siêu đạt 17 tỉ USD.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNQuang cảnh buổi họp báo.
Kinh tế Việt Nam vượt qua đáy, tăng trưởng tín dụng tích cực - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh buổi họp báo.

Việc giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay đạt mức lớn nhất, theo thống kê là cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Kinh tế quý III tăng trưởng 2,62%, là cơ sở để khẳng định năm nay Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng dương, từ 2-3%, đứng đầu ASEAN và đứng thứ 2 trong các nước châu Á – Thái Bình Dương.

“Đây là cố gắng rất lớn khi các nước ASEAN đều tăng trưởng âm”, ông Dũng nhấn mạnh và cho biết, thực tế nền kinh tế đã đi qua đáy của chữ V.

 Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Liệu kinh tế Việt Nam có thể “lập kỳ tích thế giới”?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, tăng trưởng ở các khu vực: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,84% , đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,08% đóng góp 58,35%. Khu vực dịch vụ tăng 1,37% đóng góp 28,03%.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực lao động, việc làm, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; văn hoá, thể dục thể thao; thông tin và truyền thông cũng nhận được quan tâm.

Trong quý III, tình hình lao động, việc làm có dấu hiệu phục hồi, thu nhập của người làm công, hưởng lương dần được cải thiện. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị quý III mặc dù giảm so với quý II nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Thứ trưởng Bộ Công thương lên tiếng về cột điện bị gãy đổ nhiều trong bão số 5

Tại buổi họp báo chiều này, đại diện Bộ Công Thương cũng đã trả lời báo chí về chất lượng các cây cột điện bị đổ gãy trong cơn bão số 5 vừa qua.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết lọt Top quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới, thu nhập 5.000 USD/người

Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, cột điện là một phần của công trình lưới điện, được các đơn vị điện lực xây dựng trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật Xây dựng cũng như Nghị định 46 năm 2015 của Chính phủ, quy định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát, thi công, tư vấn, kể cả cung cấp vật liệu sản phẩm, kết cấu thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, xét từ góc độ quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng là đơn vị phụ trách. Bộ cũng ban hành công văn số 4777 ngày 2/10 về tăng cường công tác quản lý chất lượng cột điện bê tông cốt thép ly tâm, sử dụng trong các công trình đường dây truyền tải điện trên không để yêu cầu tất cả công trình liên quan phải lưu ý và có biện pháp kiểm tra, khắc phục thiệt hại do bão gây ra.

Trong khi đó, Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực về điện, cùng với chủ sở hữu của Tập đoàn EVN là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

“Sau sự cố vừa qua, Bộ đã yêu cầu ngành điện và EVN trực tiếp rà soát, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp tổng thể trong công tác thiết kế, quản lý xây dựng công trình, mua sắm hàng hóa và quản lý vận hành các công trình này”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ.

Ngoài ra, cũng theo đại diện Bộ Công thương, Bộ này còn phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an toàn hành lang lưới điện và tăng cường kiểm tra công tác quản lý vận hành, kịp thời xử lý các điểm xung yếu.

“Hiện Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị trong ngành điện lưu ý thực hiện các quy định vận hành của Nhà nước”, ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

126 nhà đầu tư quốc tế quan tâm tới Việt Nam

Thông tin với báo chí trong họp báo Chính phủ chiều nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dân, có nhiều lý do để các nhà đầu tư quan tâm.

“Đó là sự ổn định về chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý thuận lợi, đất đai, môi trường đầu tư kinh doanh, nhân lực”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương bày tỏ.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, có 126 nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến Việt Nam. Về vấn đề này, ông Phương cho rằng, đó là do có sự dịch chuyển sản xuất từ nước này sang nước kia của các tập đoàn đa quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại diễn đàn. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã thoát nghèo nhưng làm sao để tránh tụt hậu so với thế giới?

Đại diện Bộ KH&ĐT cũng nêu rõ, từ đầu năm đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp xúc nhiều nhà đầu tư, tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư trực tuyến với các đối tác như Nhật Bản, Singapore, Pháp…

“Qua các cuộc xúc tiến cho thấy nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt thích định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới. Chúng tôi rất kỳ vọng cuối năm nay, trong năm 2021, nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam và hiện thực hóa việc đầu tư”, Thứ trưởng nói.

Vì lý do khách quan, Thứ trưởng Trần Quốc Phương không tiết lộ chính xác chân dung các nhà đầu tư vì bảo mật thông tin về kế hoạch đầu tư.

“Việt Nam cũng rất tôn trọng các nhà đầu tư, trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt, không chỉ giữa các thị trường mà còn giữa các nhà đầu tư”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.

Về tình hình doanh nghiệp 9 tháng đầu năm còn khá khó khăn, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp lữ hành du lịch. Theo ông Phương, đây là 2 lĩnh vực tác động trực tiếp của dịch Covid-19.

Thứ trưởng cho biết, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, thị trường khách quốc tế gần như đóng băng nên doanh nghiệp liên quan còn rất nhiều khó khăn để hoạt động và nuôi bộ máy.

“Bộ KHĐT hy vọng sắp tới ngành du lịch sẽ phục hồi một phần nhờ khách du lịch trong nước”, ông Trần Quốc Phương cho biết.

Thứ trưởng Phương cũng nhắc đến việc vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã giảm rất sâu lãi suất điều hành và chi phí hoạt động của ngân hàng thương mại.

Mặc dù vậy, đại diện Bộ KH&ĐT nhấn mạnh vốn ngân hàng không phải là cho không, có giá vốn và dựa vào nguyên tắc cung - cầu.

“Tăng trưởng tín dụng khá tích cực nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay bởi phải giải quyết vấn đề mấu chốt là đầu ra của sản phẩm”, ông Trần Quốc Phương nêu rõ.
Tăng trưởng tín dụng đang rất tích cực

Trả lời báo chí chiều nay, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thông tin cho biết tăng trưởng tín dụng đến nay đã đạt 6,1%. So với mức 4,3% cuối tháng 8, đầu tháng 9, con số này đã tăng cao. Trước đó, quý I tăng rất chậm, quý II tăng nhanh hơn một chút nhưng vẫn rất chậm.

Nghề dệt thổ cẩm đem lại nguồn kinh tế cho đồng bào dân tộc Lào ở xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (ảnh tư liệu). - Sputnik Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam trong cú sốc Covid-19: Tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao

Theo ông Tú, đây là dấu hiệu tích cực trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thậm chí, trong lĩnh vực dịch vụ, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cũng tăng tới 7%, là kết quả đáng khích lệ.

“Dù trong điều kiện còn khó khăn, do tác động của dịch, doanh nghiệp có sự chuyển biến tích cực và linh hoạt”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Năm nay, nếu dịch tiếp tục được kiểm soát tốt, xuất khẩu phục hồi, ông Tú dự báo dư nợ tín dụng có thể tăng 8-10%, thậm chí mức trên 9% là khả thi.

Phó thống đốc nhấn mạnh, để đạt được thành quả đó cần phải cơ cấu lại khoản nợ, lãi đến hạn, nhưng quan trọng nhất vẫn là giảm lãi suất. Từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, các ngân hàng cũng tiết giảm chi phí… đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hợp lý, giúp tăng trưởng tín dụng.

Việt Nam mở cửa “nhưng phải kiểm soát”

Cũng tại buổi họp báo Thường kỳ Chính phủ tháng 9 chiều nay, về triển khai các nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết trong cuộc họp Chính phủ sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, không được chủ quan, lơ là để dịch bệnh bùng phát trở lại.

Công nhân nhà máy SanQi Việt Nam kiểm tra và đóng gói khẩu trang y tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là hai thành phố lớn kiểm soát chặt chẽ tất cả các nguồn nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt là nhập cảnh trái phép.

Liên quan đến việc mở lại 7 đường bay quốc tế, Thủ tướng nhắc lại, đây là điều tất yếu phải làm nhưng phải kiểm soát chặt chẽ, không được để dịch bệnh lọt vào cộng đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn chi tiết, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ vận dụng các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho người dân, các chuyên gia, nhà ngoại giao, nhà đầu tư.

Đối với vấn đề về cách ly ở khách sạn, Thủ tướng yêu cầu cần đặc biệt lưu ý khi có nhiều ý kiến khác nhau như trường hợp thay đổi chi phí cách ly ở khách sạn mà báo chí phản ánh vừa qua (liên quan Vietjet Air với 158 bay từ Incheon, Seoul Hàn Quốc về), gây bức xúc cho người dân.

Thủ tướng Việt Nam cũng đề nghị các bộ, ban, ngành địa phương cả nước đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 2,5 đến 3% trong năm.

“Theo đó, phải xây dựng mô hình chuỗi giá trị đối với từng loại sản phẩm ưu tiên, tập trung tháo gỡ khó khăn cho những dự án, những chương trình để thúc đẩy tăng trưởng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tạo mọi điều kiện để có thể tăng trưởng tín dụng. Thủ tướng nhắc lại quan điểm mở cửa nhưng phải có sự kiểm soát.

Sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 5 triệu m2/năm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới?

Đối với ngành du lịch, Thủ tướng giao Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần xem xét chủ đề du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn trong 3 tháng cuối năm.

Thủ tướng cũng vừa ký quyết định lấy ngày 4/10 hằng năm là "Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam", yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương ưu tiên quan tâm đến công tác đào tạo lao động để nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

Chủ nhiệm VPCP cũng nhắc lại, đối với từng vấn đề tồn tại, Thủ tướng đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, nhanh chóng khắc phục, không để chậm trễ, làm ảnh hưởng đến việc tăng tốc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2020 của Việt Nam.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала