Cách mạng công nghiệp 4.0 liệu có "bóp chết dân số vàng” của Việt Nam?

© Ảnh : Smart LYZ HotelKhách sạn Smart LYZ ở Trung Quốc do robot phục vụ
Khách sạn  Smart  LYZ ở Trung Quốc do robot phục vụ  
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - 45% người Việt Nam lo ngại về việc tự động hóa khiến công việc gặp rủi ro, trong khi 89% số người được hỏi tin rằng tự động hóa mang lại nhiều cơ hội hơn. Đây là khảo sát số liệu trong Báo cáo mức độ sẵn sàng về kỹ năng số của Việt Nam về công nghệ, việc làm và kỹ năng số (Tháng 3/2021) do công ty PwC Việt Nam thực hiện.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang phát triển với tốc độ vũ bão, tác động mạnh mẽ cả về phạm vi và tính chất phức tạp. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải chủ động hơn nữa trong bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghiệp thông minh và công nghệ hiện đại. Mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều bị tác động, đặc biệt là lĩnh vực lao động và việc làm là rất lớn.

Người Việt lạc quan về CMCN 4.0

Theo Báo cáo nêu trên, đa số đồng ý rằng công nghệ đang thay đổi công việc - 90% tin rằng công nghệ sẽ thay đổi công việc hiện tại của họ trong 6-10 năm, trong khi 83% tin rằng họ sẽ cảm nhận được tác động trong 3-5 năm. Thay đổi là tất yếu đối với một số lĩnh vực có liên quan mật thiết với công nghệ như sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, ngân hàng, tài chính...Trao đổi với Sputnik, bà Đặng Quỳnh Giao (Tên chuyên gia được thay đổi do yêu cầu bảo mật từ phía VIB.), Chuyên gia nhân sự cấp cao, Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) cho biết:

ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2017
Khi cách mạng công nghiệp 4.0 xồng xộc đến: Việc làm ở VN sẽ bị tác động như thế nào?
“Tại Việt Nam, các ngân hàng rất tích cực chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự thay đổi rõ nét nhất ở VIB là việc cắt giảm số lượng nhân viên tại đơn vị kinh doanh và Hội sở. Chúng tôi tối giản hóa quy trình để tối ưu hóa như thanh toán tập trung, phê duyệt tập trung. Công tác đánh giá và tuyển dụng cũng được thực hiện qua hệ thống minh bạch, giảm thiểu sai sót. Việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng là thay đổi rất tốt, phù hợp với bối cảnh công nghệ - thông tin ngày càng phát triển, đồng thời đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn với cán bộ quản lý”.

Kết quả nói trên của Báo cáo không quá ngạc nhiên vì trong một câu hỏi khác của cuộc khảo sát này, 85% người được hỏi nói rằng công nghệ mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro. Mức độ lạc quan này cũng cao hơn mức trung bình toàn cầu (50%). Kết quả đó xuất phát từ tính năng chính của tự động hóa - là khả năng tự động thực hiện các công việc thủ công và lặp lại thường xuyên. Điều này sẽ giúp giải phóng thời gian để người lao động tập trung vào những công việc thử thách và thú vị hơn. Trích dẫn trong Báo cáo, ông Grant Dennis, Tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam nhận định:

“Kết quả khảo sát của chúng tôi phản ánh sự ảnh hưởng ngày càng lớn của công nghệ đối với việc làm và những thay đổi sắp xảy ra. Tạo điều kiện cho cả người lao động và doanh nghiệp thích ứng trong môi trường công nghệ mới và trao quyền cho họ để đạt được kết quả sẽ rất là quan trọng”.

Phát triển kỹ năng số tại Việt Nam - Chặng đường còn dài

Trong cuộc CMCN 4.0, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hàng loạt nghề nghiệp cũ mất đi, thị trường lao động quốc tế sẽ phân hóa mạnh giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. Cùng với đó, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng làm giảm nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp.

Đặc biệt, cuộc CMCN 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới – kỹ năng sáng tạo. Chia sẻ quan điểm với Sputnik, Ông Tạ Huy Cường, cổ đông của Công ty Cổ phần Thái Sơn (Đông Anh, Hà Nội) chuyên sản xuất các mặt hàng xốp công nghiệp, nhận xét:

“Việc tự động hóa đối với các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản khá dễ dàng do có đủ chi phí. Đối với Việt Nam, chi phí cho tự động hóa còn cao so với chi phí nhân công nên tự động hóa công nghiệp là chặng đường dài do doanh nghiệp Việt Nam hầu hết vẫn ở quy mô vừa và nhỏ. Đặc thù của công nghiệp tại Việt Nam là lắp ráp, đòi hỏi sự khéo léo của bàn tay con người. Do đó, việc loại bỏ hẳn công nhân trong quá trình hiện nay chưa khả thi. Các nhà máy lắp ráp của các hãng lớn như Samsung vẫn đặt tại Việt Nam do giá nhân công rẻ. Trong CMCN 4.0 thì ngành có thay đổi mạnh mẽ nhất chính là logistic”.

Người Việt sẽ làm gì để thích ứng với chuyển đổi số?

Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc thúc đẩy chính sách Công nghiệp 4.0. Trước những thách thức thay đổi và đột phá về công nghệ, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời đưa ra một loạt các chính sách nhằm trang bị cho lực lượng lao động hiện nay, vốn chưa phải là "vàng đủ tuổi”.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2017
PwC: GDP Việt Nam đứng thứ 20 thế giới vào năm 2050

Một số chương trình Chính phủ Việt Nam đã triển khai để thúc đẩy chuyển đổi số trong năm 2019-2020 có thể kể đến như: (1) Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (2) Cổng Dịch vụ công Quốc gia để tập trung và hợp lý hóa các dịch vụ công được triển khai vào cuối năm 2019; (3) Quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030; (4) Bộ Thông tin và Truyền thông - Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tập trung vào các lĩnh vực như nông nghiệp, giáo dục, tài chính và hậu cần v.v.

Cũng theo kết quả báo cáo của PwC cho thấy, 84% người được hỏi nói rằng họ sẵn sàng học các kỹ năng mới ngay bây giờ hoặc đào tạo lại hoàn toàn để cải thiện khả năng tuyển dụng trong tương lai. Điều này chứng minh rằng, mong muốn hiểu biết kỹ năng số của lao động Việt Nam rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc đào tạo và trang bị kiến thức cũng cần phải phù hợp với từng ngành nghề.

“Cho dù có tự động hoá nhưng vẫn cần phải có con người vận hành, đặc biệt có những khâu phải là người làm. Tự động hoá trong ngành FMCG phụ thuộc nhiều vào quy mô và mô hình sản xuất. Lao động để vận hành máy móc không cần trình độ quá cao, nhưng phải có đào tạo cơ bản. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư máy móc cơ bản, còn doanh nghiệp lớn cần đầu tư nhiều hơn như máy chia bột, máy nhúng tự động, cắt bánh v.v để tối ưu hoá từ khâu nhỏ nhất” - Bà Nguyễn Minh Hiền, chủ thương hiệu Happy Lăn Box chia sẻ quan điểm với Sputnik.

Sự thay đổi liên tục về công nghệ sẽ tác động không ngừng đến sự thay đổi kỹ năng và năng lực cần thiết. Lực lượng lao động "vàng” tại Việt Nam cần cập nhật và cải thiện bản thân nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu hoặc mất việc làm khi công việc của họ bị máy móc thay thế. Trong đó, Chính phủ và doanh nghiệp sẽ đóng vai trò đảm bảo cho lực lượng lao động được tiếp cận với các chương trình đào tạo./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала