Việt Nam tiếp tục hành động để tránh bị Mỹ trừng phạt

CC BY-SA 4.0 / Matti Blume / IAA 2017, Frankfurt Lốp ô tô Kumho Tire.
 Lốp ô tô Kumho Tire. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2021
Đăng ký
Việt Nam vẫn đang trong mối lo bị chính quyền Tổng thống Joe Biden áp các lệnh trừng phạt với những cáo buộc từ định giá thấp tiền tệ đến trợ cấp, bán phá giá một số sản phẩm hàng hóa, trong đó có lốp xe ô tô và xe tải hạng nhẹ.

Đáp lại kết quả điều tra của chính quyền Mỹ, Bộ Công Thương khẳng định Việt Nam không bán phá giá, không trợ cấp sản phẩm lốp xe ô tô cũng như không định giá thấp đồng tiền như cáo buộc của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC).

Tìm giải pháp có lợi cho Việt Nam

Chuyện áp thuế chống trợ cấp, chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ đối với lốp xe Việt Nam chỉ là ‘một mắt xích’ có chung mối liên hệ với vấn đề ở tầm vĩ mô hơn – cáo buộc thao túng tiền tệ, định giá thấp tiền tệ nhằm hưởng lợi thương mại.

Thực tế, hàng hóa Việt Nam, trong bối cảnh ngày càng sâu rộng ra thị trường thế giới, nhất là việc gia nhập các sân chơi FTA với tính cạnh tranh cao, ngày càng bị ‘soi’ và dễ dính vào những vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống gian lận thương mại.

Lốp xe ô tô. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Mỹ áp thuế lốp xe ô tô Việt Nam với cáo buộc trợ cấp, bán phá giá

Bên cạnh việc phải lo bị chính quyền Nhà Trắng áp lệnh trừng phạt đối với các cáo buộc thao túng tiền tệ, hạ giá thấp đồng tiền để hưởng lợi thế cạnh tranh thương mại, Việt Nam cũng đang nỗ lực hành động nhiều hơn, nhanh chóng và khẩn trương hơn, vừa để chứng minh ‘sự trong sạch’ của mình, vừa là để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam khi xuất sang các thị trường lớn nước ngoài.

Ngày 26/5, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa phát đi thông báo liên quan đến việc Mỹ cáo buộc lốp xe ô tô và xe tải nhẹ có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam được trợ cấp và bán phá giá (trong khi đồng tiền cũng bị hạ giá thấp hơn giá trị thực) nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

Theo đó Cục Phòng vệ Thương mại xác nhận việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành “kết luận cuối cùng” trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với lốp xe ô tô nhập khẩu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

Đối với vấn đề Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành kết luận trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp lốp xe ôtô của Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh như Bình Dương và Tây Ninh, Hiệp hội và các doanh nghiệp liên quan hợp tác, nhằm trao đổi với Bộ Thương mại Mỹ.

Bộ Công Thương khẳng định những nỗ lực này là nhằm để “đảm bảo kết quả khách quan, tích cực, có lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam”.

Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô

Bộ Công Thương cũng khẳng định Việt Nam không bán phá giá lốp xe đồng thời đang tìm phương thức chứng minh với phía Mỹ về thực tế này với hàng loạt động thái liên quan.

Sản xuất phôi thép tại Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2019
Mỹ chính thức áp thuế 456% lên một số sản phẩm thép nhập từ Việt Nam

Cụ thể, Bộ Công Thương đã nhiều lần trao đổi với các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ thông qua các kênh đối thoại khác nhau để chứng minh Việt Nam không bán phá giá, không trợ cấp cho sản phẩm lốp xe cũng như không định giá thấp đồng tiền nhằm tạo lợi thế xuất khẩu.

Cục Phòng vệ Thương mại cũng thông tin rằng, riêng đối với kết luận của chính quyền Mỹ về định giá thấp tiền tệ, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các bộ, ngành liên quan tiếp tục trao đổi với đồng nghiệp Hoa Kỳ nhằm giải tỏa các vấn đề còn khúc mắc, đạt sự thấu hiểu, minh bạch giữa hai bên.

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 24/5/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe ôtô và xe tải hạng nhẹ nhập khẩu từ 4 quốc gia gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

© Depositphotos.com / Kucheruk Lốp xe ô tô Kumho.
Việt Nam tiếp tục hành động để tránh bị Mỹ trừng phạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2021
Lốp xe ô tô Kumho.

Riêng đối với Việt Nam, đây là phán quyết cuối cùng mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra sau khi hoàn tất cuộc điều tra thương mại đối với lốp ô tô nhập khẩu từ quốc gia này.

Bộ Công Thương: Lốp xe Việt Nam xuất sang Mỹ chịu thuế từ 6,23% đến 7,89%

Nêu quan điểm đối với nội dung chống bán phá giá, Bộ Thương mại Mỹ giữ nguyên quyết định đã công bố tại quyết định sơ bộ trước đó, cho rằng, lốp xe hơi và xe tải nhẹ từ Việt Nam đang được trợ cấp không bình đẳng với việc đồng tiền Việt Nam được định giá thấp hơn giá trị thực tế.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2019
Như "đùa với lửa": Mỹ có nhắm tới Việt Nam khi áp thuế thép 400% hay không?

Điều tra của Bộ Thương mại Mỹ khẳng định, lốp ô tô Việt Nam được trợ cấp với tỷ lệ từ 6,23% đến 7,89% thông qua việc chuyển đổi USD sang VND với tỷ giá hối đoái thấp hơn giá trị thực của đồng VND.

Kết quả điều tra của DOC cũng chỉ ra rằng, lốp xe từ Việt Nam được bán phá giá 22%, lốp Hàn Quốc bán phá giá 27%, lốp Thái Lan bán phá giá tới 21% và lốp Đài Loan được bán phá giá tới 102%.

Căn cứ kết luận điều tra có được, Bộ Thương mại Mỹ quyết định áp mức thuế chống trợ cấp (countervailing) đối với lốp ô tô từ Việt Nam.

Đối với những kết luận điều tra trên của phía Hoa Kỳ, Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe ôtô của Việt Nam đi Mỹ vẫn được xác định là “không bán phá giá”, không bị áp thuế chống bán phá giá”. Bộ này cho hay, các doanh nghiệp còn lại bị áp mức thuế là 22,30%.

“Đối với nội dung trợ cấp, mức thuế trợ cấp được xác định cho các doanh nghiệp Việt Nam từ 6,23-7,89%, giảm so với mức từ 6,23% đến 10,08% trong kết luận sơ bộ”, Bộ Công Thương nhắc lại.

Do đó, theo Cục Phòng vệ Thương mại Bộ Công Thương, tổng mức thuế chống bán phá giá và trợ cấp mà các doanh nghiệp chiếm 95,5% kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải chịu từ 6,23-7,89% cũng đã là “thấp nhất trong số các nước, vùng lãnh thổ bị điều tra trong vụ việc này” – trong tương quan so sánh với Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

Cần lưu ý rằng, trước đó, Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc biên độ bán phá giá của Việt Nam chỉ là 5 – 22% trong khi đó Hàn Quốc là 43 - 195%, Đài Loan (Trung Quốc) là 21 - 116%, Thái Lan là 106 - 217,5%.

“Đây là kết quả tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lốp xe của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất đối với ngành sản xuất lốp xe”, Bộ Công Thương khẳng định.

Cũng theo Bộ Công Thương, kết luận này bảo vệ lợi ích của ngành cao su bởi có khoảng 80% cao su tự nhiên khai thác tại Việt Nam được sử dụng để sản xuất các sản phẩm lốp xe.

Trước đó, từ tháng 6/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã mở nhiều cuộc điều tra đối với mặt hàng lốp xe nhập khẩu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

Sản xuất thép tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2019
Formosa Hà Tĩnh hưởng lợi từ việc Mỹ áp thuế lên thép Việt xuất xứ nước ngoài

Tuy nhiên, đến ngày 30/12/2020, chính quyền Hoa Kỳ đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ, đối với nội dung phá giá trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe ô tô của Việt Nam và một số nền kinh tế khác khẳng định, các nhà xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Hoa Kỳ.

Trong khi đó, những quốc gia khác bị điều tra khác đều bị cho là đã bán phá giá với biên độ phá giá từ 14,24% - 38,07% đối với Hàn Quốc, 52,42% - 98,44% đối với Đài Loan (Trung Quốc) và từ 13,25% - 22,21% đối với Thái Lan.

Vào thời điểm đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe lớn của Việt Nam như Sailun, Kenda, Bridgestone, Kumho và Yokohama đều được coi là “không bán phá giá”, trong khi các doanh nghiệp còn lại chịu mức thuế suất toàn quốc là 22,3% (thuế chống bán phá giá anti-dumping).

Trong kết luận lần này, DOC đã quyết định áp mức thuế chống trợ cấp (countervailing) đối với lốp ô tô từ Việt Nam. Theo đó, lốp từ Kumho Tire (Vietnam) Co. Ltd. bị áp thuế 7,89%, lốp từ Sailun (Vietnam) Co. Ltd. bị áp thuế 6,23%, và lốp từ các nhà sản xuất khác tại Việt Nam bị áp thuế 6,46%.

Hiện Bộ Công Thương cùng các cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam vẫn đang tích cực trao đổi với phía Mỹ về vấn đề này để chứng minh các sản phẩm lốp xe Việt Nam không được trợ cấp, không bán phá giá cũng như không định giá thấp đồng tiền nhằm tạo lợi thế xuất khẩu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала