Thái Lan yêu cầu Việt Nam giải thích rõ ràng vụ áp thuế chống bán phá giá đường

© Sputnik / Mikhail Voskresensky / Chuyển đến kho ảnhNhà kho đường
Nhà kho đường  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2021
Đăng ký
Ngày 16/6, Bộ Công Thương Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá 47,64% với một số sản phẩm đường từ Thái Lan trong 5 năm. Bangkok phản ứng ra sao trước vụ việc này?

Giới chức Thái Lan đưa ra phản ứng trước động thái của Việt Nam, cho rằng, việc Hà Nội áp thuế chống bán phá giá lên một số sản phầm đường của Thái Lan là chưa ‘thuyết phục’. Bangkok yêu cầu Bộ Công Thương Việt Nam ‘giải thích rõ ràng’.

Thái Lan ‘phản ứng rắn’ sau khi Việt Nam quyết định chống bán phá giá đường

Ngày 16/6, Bộ Công Thương Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mía đường có xuất xử từ Thái Lan.

Mức thuế Việt Nam áp dụng đối với đường mía Thái Lan là 47,64% trong vòng 5 năm.

Các loại mía đường nhập khẩu thuộc mã HS 1701.13.00, 1701.14.00, 1701.99.10, 1701.99.90, 1702.90.91 sẽ bị áp thuế chống bán phá với giá chính thức là 42,99% và mức thuế chống trợ cấp chính thức là 4,65%.

Những cánh đồng đang được những người nông dân trồng mía ở xã Mỹ Hòa - Tân Lạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2021
Bộ Công Thương "rắn tay", mía đường Thái Lan bị "nghẽn" lối vào Việt Nam
Bộ Công Thương Việt Nam nêu rõ, hai loại thuế này là thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng với mía đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, kể cả nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.

Trước đó, hôm 12/5, Cục Phòng vệ Thương mại Bộ Công Thương đã tổ chức buổi tham vấn công khai bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của 80 đại biểu đại diện cho các bên liên quan như Chính phủ, doanh nghiệp, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Thái Lan.

Tại sự kiện này, đại diện ngành sản xuất mía đường Việt Nam cho rằng, ngành mía đường Thái Lan được Chính phủ hỗ trợ từ kiểm soát thị trường nội địa như hỗ trợ mức giá cố định, phân chia thị phần, đến kiểm soát nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ tài chính trực tiếp 1,3 tỷ USD/năm, tài trợ nợ vay, trợ cấp vốn đầu tư nên khi nhập sang Việt Nam đã “gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành mía đường” trong nước do đó, kiến nghị việc áp thuế.

Sang ngày 17/6, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương Bộ Thương mại Thái Lan Keerati Rushchano tuyến bố, một năm sau khi Việt Nam áp thuế này lên một số sản phẩm đường của Thái Lan, Thái Lan sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định trên.

“Chúng tôi cho rằng vẫn còn một số điều không chắc chắn, như thiệt hại gây ra bởi các sản phẩm đường của Thái Lan tại Việt Nam. Các nhà quản lý Thái Lan cần một lời giải thích rõ ràng và chính xác”, quan chức này cho biết.

Theo Văn phòng Ủy ban Mía đường (OCSB) và Tập đoàn Mía đường Thái Lan (TSMC), thuế chống bán phá giá đường Thái Lan của Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất đường và nông dân Thái Lan.

Lốp xe ô tô. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Mỹ áp thuế lốp xe ô tô Việt Nam với cáo buộc trợ cấp, bán phá giá
Lý do là vì, thị trường Việt Nam hiện chưa đủ để gây áp lực lên giá đường trong nước và xuất khẩu của Thái Lan. Tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến nông dân và các nhà sản xuất đường nước này là giá đường toàn cầu trên thị trường.

TSMC cho biết, việc áp thuế của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh và môi giới đường, do đây là nhóm nhạy cảm với sự tăng/giảm về giá và tình hình cung/cầu trên thị trường.

Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Ngoại thương Bộ Thương mại Thái Lan Keerati Rushchano, quyết định của giới chức Việt Nam là “hoàn toàn hiểu được nhằm bảo vệ lợi ích ngành sản xuất mía đường trong nước”.

“Có thể dễ dàng hiểu sự cần thiết vì sao Việt Nam cần bảo vệ ngành mía đường của mình”, vị quan chức Thái Lan nhấn mạnh.

Dù vậy, Văn phòng Mía đường (OCSB), Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Ủy ban Đầu tư… vẫn sẽ hợp tác chặt chẽ nhằm làm rõ quyết định của Việt Nam.

Việt Nam quyết định áp thuế để vực dậy ngành mía đường trong nước

Xoay quanh vấn đề này, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) Lê Triệu Dũng cho biết, Bộ Công Thương khởi xướng việc điều tra chống bán phá, chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan từ tháng 9/2020, trên cơ sở hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Theo ông Dũng, việc điều tra được tiến hành khẩn trương theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương và Tổ chức thương mại thế giới.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục đạt mức giá cao kỷ lục, năm 2020, kim ngạch ước đạt trên 3 tỉ USD. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Bất chấp dịch Covid-19 lan rộng, ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng
Sau quá trình điều tra, đến ngày 9/2/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Sau đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tiến hành các bước điều tra tiếp theo.

Ngày 15/6, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, sau quá trình điều tra, xem xét kỹ lưỡng việc chống bán phá giá, trợ cấp của phía Thái Lan, cũng như những thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước, tác động kinh tế - xã hội, kể cả tác động tới doanh nghiệp hạ nguồn sử dụng sản phẩm đường mía.

Theo kết quả điều tra, đường mía Thái Lan được bán phá giá ở mức 42,99%, trợ cấp 45,65%, với tổng mức độ bán phá giá và trợ cấp là 47,64%.

Theo ông Dũng, ngành sản xuất đường mía của Việt Nam đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các yếu tố như hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận…

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020 lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.

Ngũ cốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Bộ Nông nghiệp Nga nói về tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng hóa nông sản với Việt Nam
Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) Lê Triệu Dũng cho biết, kể từ khi áp thuế sơ bộ vào tháng 2 năm 2021, việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đã tác động tích cực đối với ngành mía đường trong nước.

Lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đã giảm từ mức 110.000 tấn năm 2020 xuống còn khoảng 28.000 tấn (tức giảm 75%). Giá đường trong nước tăng lên, trong khi giá thu mua mía từ người nông dân tăng từ 100.000 – 200.000 đồng/tấn.

“Lần đầu tiên, qua nhiều năm, người nông dân tiêu thụ hơn 6 triệu tấn mía. Theo phản ánh của Hiệp hội Mía đường, đơn vị sản xuất, tại nhiều địa phương, người nông dân đã có kế hoạch mở rộng trồng mía trong niên vụ năm 2021- 2022”,- ông Lê Triệu Dũng cho hay.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, hiện ở nhiều địa phương, người nông dân đã lên kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía cho niên vụ 2021 – 2022 sắp tới.

© Ảnh : Trọng Đạt - TTXVNNgười dân thu Hoạch mía trắng ở xã Tử Nê - Tân Lạc
Thái Lan yêu cầu Việt Nam giải thích rõ ràng vụ áp thuế chống bán phá giá đường - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2021
Người dân thu Hoạch mía trắng ở xã Tử Nê - Tân Lạc

Khi cung - cầu trên thị trường được ổn định, giá đường trong nước có nhích lên nhưng trong mức độ chấp nhận được và đều nằm trong phương án tính toán. Có thể nói, tất cả mọi yếu tố mục tiêu, chính sách đề ra hiện đều đã đạt được.

Đám cháy ở ngoại ô thành phố Abakan, Khakassia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2017
Đắk Lắk: Lửa lớn thiêu rụi 100 ha mía nguyên liệu, thiệt hại khoảng 10 tỉ đồng
Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với Hiệp hội Mía đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình nhập khẩu, tác động của biện pháp này để có biện pháp phù hợp, đảm bảo chống bán phá giá, chống trợ cấp, cũng như đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường.

Bộ Công Thương Việt Nam cũng khẳng định, quá trình điều tra đã được Bộ thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Luật Quản lý Ngoại thương và các quy định liên quan.

Ngành chức năng của Việt Nam cũng đã đánh giá kỹ lưỡng, xem xét cụ thể mức độ bán phá giá lẫn trợ cấp của các sản phẩm đường mía Thái Lan, thiệt hại của ngành sản xuất mía đường trong nước cùng những tác động kinh tế- xã hội, trong đó có các tác động tới các ngành sản xuất hạ nguồn cũng như người tiêu dùng.

Hiện giới chức Việt Nam và Thái Lan vẫn đang tích cực trao đổi về vấn đề này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала