Việt Nam duy trì thứ hạng cao về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

© Depositphotos.com / StockassoCác nhà khoa học làm việc trên máy in 3D
Các nhà khoa học làm việc trên máy in 3D - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Đăng ký
Việt Nam xếp thứ 44 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2021 (Global Innovation Index 2021 - GII) theo công bố của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Việt Nam cũng là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Việt Nam xếp thứ 44 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2021

Ngày 20/9, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2021 – GII 2021) thuộc Liên Hợp Quốc.
Theo công bố của WIPO, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Như vậy, Việt Nam với thứ hạng 44/132 giữ vị trí số một trong nhóm ba quốc gia đổi mới theo thu nhập, xếp trước Ấn Độ và Ukraine.
© Ảnh : Screenshot/WipoViệt Nam giữ vị trí số một trong nhóm ba quốc gia đổi mới theo thu nhập, xếp trước Ấn Độ và Ukraina
Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm ba quốc gia đổi mới theo thu nhập, xếp trước Ấn Độ và Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm ba quốc gia đổi mới theo thu nhập, xếp trước Ấn Độ và Ukraina
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu là bộ công cụ đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia do Tổ chức sở hữu trí tuệ WIPO công bố dựa trên hợp tác với Viện Portulans và các đối tác doanh nghiệp như Liên đoàn Công nghiệp Quốc gia Brazil (CNI), Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), Ecopetrol (Colombia) và Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ (TIM) tiến hành xếp hạng.
Năm 2021, các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng và giám đốc điều hành doanh nghiệp đồng thảo luận về đại dịch Covid-19 đã có tác động, ảnh hưởng thế nào đến bối cảnh đổi mới sáng tạo toàn cầu cũng như viễn cảnh phục hồi hậu đại dịch.
Cột cờ Việt Nam, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Việt Nam thăng hạng ấn tượng trong top các quốc gia đổi mới
Đáng chú ý, so với các năm 2019, 2020, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã bị tụt hai bậc – từ vị trí thứ 42/132 của 2 năm trước đó.
Theo báo cáo công bố, nguyên nhân khiến Việt Nam bị tụt hai bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu là do số liệu GDP theo tính toán mới của Việt Nam – tăng khoảng 36% so với năm 2020.
Trong khi đó có nhiều chỉ số thành phần được tính dựa trên tổng giá trị chia GDP (có 27 chỉ số trên tổng số 81 chỉ số sử dụng GDP để tính toán, trong đó 24 chỉ số sử dụng GDP làm mẫu số), do vậy, việc bị tụt 2 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam chưa hẳn là điều quá đáng lo ngại.
Cần nhắc lại rằng, trong những năm gần đây, Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp thu được nhiều kết quả đổi mới nhóm chỉ số đầu ra hơn so với đầu vào, đạt được tiến bộ đáng kể nhất trong bảng xếp hạng trong thập kỷ qua.
Điển hình như năm 2020, chỉ số GII của Việt Nam được WIPO đánh giá đạt một số kết quả tích cực đáng chú ý như cải thiện về trình độ phát triển kinh doanh, cơ sở hạ tầng chung, cải thiện về đổi mới sáng tạo.
Theo WIPO, năm ngoái, Việt Nam có sự cải thiện rất đáng khen về phát triển kinh doanh. Theo đó, hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam có kết quả nổi bật về trình độ phát triển của thị trường, xếp hạng 39, tăng 30 bậc từ vị trí 69 năm 2019.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2020
Việt Nam trong top đầu thế giới về công nghệ 5G, sáng tạo nền tảng số thời Covid-19
Trong đó, tiến bộ đáng chú ý là về liên kết đổi mới sáng tạo, với kết quả tốt hơn ở chỉ số Hợp tác Viện trường - doanh nghiệp (tăng 10 bậc, từ vị trí 75 lên 65) và chỉ số Quy mô phát triển của cụm công nghiệp (tăng 32 bậc, từ vị trí 74 lên 42).
Cùng với đó, năng lực Hấp thụ tri thức tăng 13 bậc so với năm 2019, xếp hạng 10 - là thế mạnh của Việt Nam nhờ sự dẫn đầu về Nhập khẩu công nghệ cao (hạng 4) và Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (hạng 19).
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng chuyển biến rất tích cực, tăng 9 bậc so với năm trước 2019. Đáng chú ý, chỉ số về sản phẩm sáng tạo tăng 9 bậc so với năm 2019, xếp hạng 38.
Việt Nam có 6 chỉ số ở trụ cột này cải thiện so với 2019 và có thứ hạng cao như số lượng ứng dụng phần mềm được sản xuất (hạng 10, tăng 3 bậc), chỉ số đăng ký nhãn hiệu theo xuất xứ (hạng 20, tăng 4 bậc). Chỉ số sản lượng ngành công nghệ cao và công nghệ trung bình cao tăng 4 bậc, từ 27 lên 23.
Đặc biệt, với 33 thương hiệu nằm trong tốp 5.000, Việt Nam xếp hạng thứ 19 ở chỉ số mới được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trong GII 2020 – chỉ số giá trị thương hiệu toàn cầu.

Việt Nam đang bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới

Tuy nhiên, theo báo cáo Global Innovation Index 2021 mới cập nhật, Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới cùng với Thổ Nhĩ Kỳ (xếp thứ 41), Ấn Độ (46) và Philippines (51).
Theo WIPO, ngoài Trung Quốc, Việt Nam cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Philippines là các quốc gia cho thấy tiềm năng làm thay đổi bức tranh đổi mới sáng tạo toàn cầu theo hướng tốt đẹp hơn.
Báo cáo GII 2021 cho thấy 19 nền kinh tế đang vượt kỳ vọng về đổi mới sáng tạo trong tương quan với trình độ phát triển.
Trong đó, Việt Nam, cùng với Ấn Độ, Kenya, Cộng hòa Moldova, tiếp tục nắm giữ kỷ lục về phương diện này năm thứ 11 năm liền.
Khai trương Triển lãm VIIE 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2021
Khai trương Triển lãm VIIE 2021, khởi công Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Ngoài ra, báo cáo cũng ghi nhận, năm nay Việt Nam có sự cải thiện thứ hạng đầu vào của đổi mới sáng tạo - tăng 2 bậc (từ 62 lên 60) so với năm 2020 và giữ nguyên vị trí xếp hạng về đầu ra (thứ hạng 38).
Đồng tác giả báo cáo của WIPO Bruno Lanvin nhấn mạnh, trong số loạt phát hiện đột phá của GII 2021 cho thấy những thay đổi xảy ra giữa các nền kinh tế hàng đầu rất đáng chú ý.
Ngoài cú nhảy vươn tầm ngoạn mục của Hàn Quốc (từ thứ 10 lên thứ 5), duy trì thứ hạng cao từ năm ngoái của Pháp (11) và Trung Quốc vượt lên vị trí 12 đã được khẳng định, khi cả hai quốc gia này hiện đang ‘gõ cửa’ mấp mé vào top 10 GII.
“Ví dụ của ba quốc gia này đã nhấn mạnh tầm quan trọng liên tục của các chính sách và khuyến nghị của chính phủ để kích thích đổi mới. Nhìn chung, Covid-19 không làm gián đoạn xu hướng đổi mới toàn cầu trong giai đoạn 2019-2020, vì nguồn tài chính (cả công và tư) tiếp tục duy trì ở mức tương đối dồi dào cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số, ngay cả ngoài lĩnh vực y tế và sinh học”, chuyên gia khẳng định.

Việt Nam thuộc top các nước đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao?

Dữ liệu xếp hạng toàn cầu của Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố ngày 20/9 cho thấy đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, đổi mới, xu hướng chuyển từ từ châu Âu và Bắc Mỹ sang châu Á.
Top 4 quốc gia có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất thế giới 2021 không thay đổi so với năm ngoái 2020. Theo đó, Thụy Sĩ dẫn đầu bảng trong năm thứ 11 liên tiếp, theo sau là Thụy Điển, Mỹ và Anh.
Những cái tên còn lại trong Top 10 ngoài Hàn Quốc ở vị trí thứ 5 là Hà Lan, Phần Lan, Singapore, Đan Mạch và Đức.
Đáng chú ý, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 của WIPO thuộc Liên Hợp Quốc cho thấy Hàn Quốc và Trung Quốc thăng hạng vượt trội.
© AFP 2023 / Jadranko MarjanovicSản xuất điện thoại thông minh Huawei. Trung Quốc
Sản xuất điện thoại thông minh Huawei. Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Sản xuất điện thoại thông minh Huawei. Trung Quốc
Theo đó, Hàn Quốc tăng 5 bậc lên vị trí thứ 5, trong khi Trung Quốc tiến thêm 2 bậc lên vị trí thứ 12 và duy trì đà tiến vào Top 10. Trong khi đó thứ hạng của Nhật Bản (13) và Hồng Kông (14).
Đáng chú ý, theo WIPO, chỉ có 4 quốc gia Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Philippines là tăng trưởng có hệ thống.
Cụ thể Thái Lan xếp hạng 43, Việt Nam nắm giữ vị trí thứ 44, Philipines đứng thứ 51 và Indonesia ở hạng 87 đã tăng từ 5 tới 40 điểm GII trong 10 năm qua.
Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Việt Nam ở đâu trong cuộc đua tiền kỹ thuật số trên công nghệ blockchain?
Riêng Thái Lan và Việt Nam lọt vào top 30 thế giới về chỉ số đa dạng của thị trường, trong khi Philippines thứ hạng cao về chỉ số đầu ra sáng tạo và công nghệ.
“GII cho thấy rằng mặc dù các nền kinh tế mới nổi thường gặp khó khăn trong việc cải tiến thường xuyên đều đặn hệ thống cải cách của mình, nhưng một số nền kinh tế có thu nhập trung bình đã cố gắng bắt kịp tiến trình đổi mới với các quốc gia phát triển hơn”, nguyên Trưởng khoa và Giáo sư Quản lý tại Đại học Cornell Soumitra Dutta nhận định.
Theo chuyên gia của WIPO, những nền kinh tế mới nổi này, cùng với nhiều biến chuyển khác, có thể bổ sung thành công cho quá trình đổi mới trong nước của mình thông qua chuyển giao công nghệ quốc tế, phát triển các dịch vụ công nghệ năng động nhiều khả năng tiến ra giao dịch quốc tế và sau đó định hình được hệ thống đổi mới cân bằng hơn.
WIPO cũng khẳng định đây là các quốc gia dẫn đầu trong các chỉ số đổi mới quan trọng khác.
Cụ thể, nếu Thái Lan dẫn đầu về R&D (Nghiên cứu và phát triển) được tài trợ bởi các doanh nghiệp, thì Việt Nam và Philippines là các quốc gia đứng đầu thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu công nghệ cao. Chỉ cần nhìn vào sản lượng xuất khẩu linh kiện điện thoại, hàng điện tử đứng top đầu thế giới của Việt Nam và Phillipines là thấy rõ điều này.
Các chỉ số về xuất nhập khẩu công nghệ cao tiếp tục giữ vững thứ hạng cao, gồm chỉ số đầu vào nhập khẩu công nghệ cao tăng 1 bậc (từ hạng 4 lên 3) và chỉ số đầu ra xuất khẩu công nghệ cao tăng 1 bậc (từ hạng 2 lên 1).
Chỉ số công bố khoa học mặc dù giảm nhưng chất lượng tăng, thể hiện ở chỉ số 6.1.5 - chỉ số H các bài báo được trích dẫn có thứ hạng 58, tăng 1 bậc so với 2020.
“Đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển dịch về mặt địa lý của các hoạt động đổi mới sang châu Á trong dài hạn, ngay cả khi Bắc Mỹ và châu Âu tiếp tục là khu vực có các quốc gia đổi mới hàng đầu thế giới”, báo cáo của WIPO nhấn mạnh.
Qualcomm - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Cạnh tranh công nghệ ở Việt Nam trở nên mạnh hơn
Các công bố khoa học, công trình và thành tựu nghiên cứu, chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D), hồ sơ sở hữu trí tuệ và các thương vụ đầu tư mạo hiểm (VC) tiếp tục tăng trong năm 2020, dựa trên kết quả hoạt động hiệu quả trước khủng hoảng.
Đáng chú ý, các khoản chi cho R&D cho thấy khả năng phục hồi cao hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế liên quan đến đại dịch so với các đợt suy thoái trước đó.
Chỉ số của WIPO cho thấy các quốc gia và doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư vào đổi mới, bất chấp cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế hậu đại dịch.
Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang nhận định nhiều lĩnh vực đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể, đặc biệt là những lĩnh vực đã tiến hành số hóa, ứng dụng công nghệ tân tiến và đổi mới.
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia, được WIPO phối hợp với Viện INSEAD, Pháp và Đại học Cornell (Mỹ) thực hiện.
Trong đánh giá của WIPO, các chỉ số đổi mới sáng tạo được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ dựa trên nghiên cứu, phát triển mà bao trùm cả trong tổ chức, thị trường.
Cách tiếp cận này của tổ chức WIPO thể hiện quan điểm năng lực đổi mới sáng tạo của mỗi quốc gia có liên hệ mật thiết với trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo của quốc gia đó và sự kết nối với các quốc gia/nền kinh tế khác.
© Depositphotos.com / ToeytoeyNhà khoa học
Nhà khoa học - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Nhà khoa học
Có thể khẳng định rằng, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu như một đánh giá khách quan của quốc tế về từng lĩnh vực quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Giới chuyên gia nhận định rằng, để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số GII một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào của đổi mới sáng tạo.
Trong đó, Chính phủ cần đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, chất lượng các quy định pháp luật, nâng cao chất lượng lực lượng lao động tay nghề cao, nâng cao năng lực nhân lực thời đại 4.0 là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để tránh bị tụt hậu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала