Vụ "Boeing": Giả thiết về tên lửa Nga là mâu thuẫn với báo cáo điều tra

© AP Photo / Sergei GritsTai nạn máy bay Boeing ở Ukraina
Tai nạn máy bay Boeing ở Ukraina - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các chuyên viên điều tra Hà Lan tìm thấy tại địa điểm máy bay Malaysia rơi ở Ukraina những mảnh vỡ, giả thiết là của tên lửa lớp "đất-đối-không”.

Một số phương tiện truyền thông phương Tây lập tức vội vã tuyên bố rằng đó là  bộ phận tên lửa  bắn đi từ hệ thống phòng không "Buk" của Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia Hà Lan nhận định rằng cuộc điều tra đang được tiếp nối và bất kỳ kết luận nào đưa ra bây giờ đều là sớm.

"Còn cần xác minh xem liệu những mảnh vỡ này có liên quan đến tổ hợp "Buk" hay không. Đưa ra bất kỳ kết luận đều là chưa phải lúc", — ông Wim de Brun Thư ký của Tổng Công tố Hà Lan và đại diện nhóm JIT điều tra về vụ máy bay rơi ở Ukraina đã tuyên bố như vậy trong cuộc phỏng vấn của RT.

Ngoài ra, ngay cả nếu như máy bay quả thực bị rơi do trúng tên lửa từ tổ hợp "Buk", thì vẫn không có nghĩa là tổ hợp đó thuộc về Nga. Liên Xô và Nga cung cấp các hệ thống phòng không cho những nước khác nhau. Tập đoàn sản xuất tên lửa "Almaz-Antey" đã tiến hành cuộc điều tra riêng của mình và xác minh rằng nếu Boeing rơi vì trúng tên lửa thì đó là mẫu "Buk" cũ, ở Nga đã ngừng sản xuất vào năm 1999. Loại vũ khí này không có mặt trong trang bị của lực lượng vũ trang Nga, tuy nhiên hiện vẫn đang được những nước khác sử dụng, trong đó có Ukraina.

Như nhận xét của RT, các điều tra viên Hà Lan cho đến nay vẫn không thể vững tin nói chắc chắn điều gì đã xảy ra, và bây giờ họ đang xem xét mấy giả thiết. Theo phiên bản thứ nhất, chiếc máy bay bị bắn hạ bởi một tên lửa từ tổ hợp "Buk", còn theo phiên bản thứ hai thì chiếc "Boeing" đã trúng tên lửa "không-đối-không" do một phi cơ quân sự phóng ra.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала