Matxcơva - biểu tượng của hy vọng đối với những người Pháp mắc bệnh đa xơ cứng

© Archives personnellesJean-Christophe Chartier
Jean-Christophe Chartier - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào tháng Chín năm nay, người Pháp thứ tám bị bệnh đa xơ cứng sẽ tới khám và điều trị tại Bệnh viện huyết học và liệu pháp tế bào mang tên Maksimov ở Matxcơva, nơi ông sẽ được cấy ghép tế bào gốc.

Sputnik đã phỏng vấn  bác sĩ có chuyên môn huyết học của Bệnh viện, nơi bệnh nhân người Pháp sẽ trải qua điều trị bằng phương pháp mà ở Pháp chỉ đơn giản chưa có.

Vào tháng Chín năm nay, ông Jean-Christophe Chartier, 52 tuổi, từ thành phố Nantes của Pháp, sẽ đến Nga để trải qua ca phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc. Đối với người Pháp bị bệnh đa xơ cứng, đây là một quyết định phức tạp. Sau ca phẫu thuật ông sẽ phải vượt qua đợt hóa trị và sẽ được theo dõi giám sát chặt chẽ trong vài tháng, nhưng, đây là giải pháp duy nhất.

"Đa xơ cứng đã gây rối loạn não bộ và tủy sống và đang dẫn đến Hemiparesis",  - ông Jean-Christophe giải thích nói Sputnik. Tại Pháp, các bác sĩ chỉ kê toa thuốc phải uống hàng ngày để làm chậm sự tiến triển của bệnh, nhưng, tôi không có hy vọng cải thiện tình trạng này.

"Vài năm qua, căn bệnh này không còn tiến triển nữa, nhưng, tôi có nhiều hạn chế trong quá trình điều trị, mà đối với tôi — một người năng động thích thể thao, điều đó là khó chịu. Những công việc bình thường ngày càng trở nên khó khăn hơn. Bất kỳ chuyển động nào trở thành một thử thách thực sự, cho dù là ăn mặc hay ăn cơm — cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn hơn".

Vấn đề chính là thiếu thông tin

Sau 15 năm chống chọi với căn bệnh này, niềm hy vọng cuối cùng của Jean-Christophe gắn liền với ca phẫu thuật vào tháng 9 năm nay tại Bệnh viện Matxcơva.  Người Pháp sẽ theo gương của bảy đồng bào, những người đã được điều trị ở Nga.

Jean-Christophe đã biết về phương pháp điều trị này qua thông tin đăng trên Facebook. Theo ông, những người mắc bệnh đa xơ cứng (đặc biệt là ở Pháp) đang thiếu thông tin về phương pháp điều trị được phát triển ở Nga, ngoài ra, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với "sự thận trọng quá mức của một số bác sĩ".

"Một số bác sĩ thường lưu ý đến nguy cơ chính — 0,3% trường hợp tử vong, nhưng, bỏ qua kết quả tích cực của phương pháp này. Còn tôi xin nhấn mạnh:  83.3% bệnh nhân trong tình trạng MS "tái phát-thuyên giảm" đang duy trì sức khỏe ổn định trong bốn năm sau khi ca ghép", — ông Jean-Christophe giải thích.

"Tôi có thể đứng lên, có thể làm những công việc mà trước đây không thể làm được", — bệnh nhân người Pháp chia sẻ trên trang web «Alsace.fr»  sau đợt điều trị tại Nga. Trong trường hợp của cô, ca cấy ghép tế bào gốc và đợt hóa trị tiếp theo đã thành công và cô đã quay trở lại cuộc sống bình thường.

1/3 kho tàng kinh nghiệm thế giới

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, bác sĩ có chuyên môn huyết học Denis Fedorenko từ Bệnh viện huyết học và liệu pháp tế bào mang tên Maksimov giải thích thêm rằng, phương pháp này đã bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ và châu Âu vào những năm 1997-1998, còn ở Nga — vào năm 1999 tại St Petersburg. Bệnh viện Matxcơva đã mở cửa vào năm 2005. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng những kinh nghiệm của Nga và quốc tế trong lĩnh vức này, các bác sĩ của Bệnh viện đã chứng minh rằng, phương pháp này "là rất hiệu quả và tương đối an toàn".

"Bệnh viện của chúng tôi chuyên nghiên cứu về huyết học, chuyên điều trị các bệnh về hệ thống máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu. Các bác sĩ đã chứng minh rằng, phương pháp dựa trên cấy ghép được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu cũng có thể được sử dụng để điều trị những căn bệnh khác, không riêng ung thư, ví dụ, các bệnh tự miễn dịch, vì ca ghép có thể loại bỏ nguyên nhân gây ra căn bệnh này, loại bỏ hệ thống miễn dịch bị khiếm khuyết, và tái tạo hệ miễn dịch", — bác sĩ Denis Fedorenko giải thích với Sputnik.

Tuy nhiên, dù phương pháp này đã được chấp nhận trên toàn thế giới như là phương pháp tiêu chuẩn để điều trị bệnh bạch cầu và ung thư, trong trường hợp với bệnh đa xơ cứng đây không phải là một phương pháp tiêu chuẩn, — bác sĩ giải thích thêm khi trả lời câu hỏi: tại sao phương pháp này chưa được sử dụng, ví dụ, ở Pháp. "Ở một số quốc gia, phương pháp điều trị này chưa được công nhận như một tiêu chuẩn và chỉ được áp dụng trong những trường hợp riêng biệt".

Ngoài Nga, phương pháp này đang được sử dụng ở Thụy Điển, Anh, Singapore và Hoa Kỳ.

 Phương pháp điều trị này là như thế nào?

Theo ông Denis Fedorenko, quá trình điều trị kéo dài một tháng. Sau cuộc khám sức khỏe đầy đủ, bệnh nhân dùng một số thuốc đặc biệt kích thích tế bào gốc di chuyển từ tủy xương vào máu. Sau đó bác sĩ sử dụng một thiết bị đặc biệt để xử lý máu, rồi các tế bào gốc lấy từ máu sẽ được đông lạnh. Sau đó thực hiện đợt hóa trị liều cao để phá hủy nguyên nhân gây căn bệnh, tức là hệ thống miễn dịch bị khiếm khuyết. Sau đó thực hiện ca ghép các tế bào gốc. Khi các tế bào trở lại cơ thể bệnh nhân, chúng nhận tín hiệu rằng, hệ miễn dịch bị phá hủy, và chúng bắt đầu thức dậy và tái tạo hệ miễn dịch mới hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, trong thời gian khi hệ thống miễn dịch bị khiếm khuyết bị phá hủy và hệ thống miễn dịch mới chưa được xây dựng (khoảng 10 ngày), bệnh nhân phải nằm trong một phường kín trong điều kiện vô trùng, vì trong giai đoạn này bệnh nhân không được bảo vệ và rất nhạy cảm với nhiễm trùng. Giám sát y tế trong thời gian phục hồi đóng vai trò quan trọng, cũng như lối sống lành mạnh khi phục hồi sức khỏe.

Nguy cơ biến chứng nguy hiểm có tỷ lệ 0,02%  trong 1200 ca ghép mà chúng tôi đã thực hiện. Tại bệnh viện đã có hai trường hợp bệnh nhân đột ngột tử vong sau ca phẫu thuật. "Kinh nghiệm bi thảm này đã giúp tạo ra một số công nghệ tiên tiến để ngăn chặn những biến chứng như vậy", — ông Denis Fedorenko nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала