Bác sĩ Việt khó tin Trung Quốc biến đổi gen người chống HIV

© Ảnh : Hương Giang/Thế giới tiếp thịGS.TS. Tạ Thành Văn- Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Gen –Protein
GS.TS. Tạ Thành Văn- Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Gen –Protein - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo các chuyên gia y tế Việt Nam chia sẻ trên báo Đất Việt, tuyên bố của vị bác sĩ Trung Quốc là khó tin.

Tại Hội nghị quốc tế về biến đổi gen người diễn ra ngày 27/11 tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), nhà khoa học Hạ Kiến Khuê đã làm chấn động giới khoa học khi thông báo về sự ra đời của cặp song sinh "biến đổi gene" đầu tiên trên thế giới.

DNA - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chưa cho phép chỉnh sửa gen trên người

Ông Hạ nói rằng đã chỉnh sửa thành công ADN của cặp bé gái song sinh từ một người cha dương tính với HIV.

Hai đứa trẻ có tên là Lulu và Nana hiện vẫn "bình thường và khỏe mạnh", He Jiankui nói sẽ theo dõi chúng đến năm 18 tuổi. Bên cạnh đó, ông còn tiết lộ một đứa bé được chỉnh sửa gen nữa sắp được ra đời. "Bào thai tiềm năng khác", He Jiankui nói, đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển.

Cặp song sinh này có ADN được chỉnh sửa bằng kỹ thuật CRISPR nhằm ngăn ngừa khỏi bị nhiễm HIV. Kỹ thuật CRISPR cho phép các nhà khoa học thay đổi một vài tế bào của một cơ quan cụ thể, chưa bao giờ được sử dụng để chỉnh sửa tất cả các tế bào của cả cơ thể để tạo ra tinh trùng hay noãn bào.

Chuyên gia Trung Quốc này cho biết thêm nghiên cứu đã được gửi đến một tạp chí khoa học để bình duyệt. Thế nhưng, thông tin rò rỉ tạo ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ đã khiến quá trình bình duyệt phải tạm dừng.

DNA - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc: Cặp song sinh chỉnh gen đầu tiên trên thế giới, có khả năng chống nhiễm HIV
Thông tin này lập tức vấp phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế.

Theo các chuyên gia y tế Việt Nam, tuyên bố của vị bác sĩ Trung Quốc là khó tin.

Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội GS.TS. Tạ Thành Văn, Giám đốc Trung tâm Gen —Protein  hoài nghi về lời công bố của nhà khoa học Hạ Kiến Khuê.

Công nghệ sửa chữa gen không phải bây giờ mới có mà trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu. Gần đây nhất các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp mới đặc hiệu hơn rất nhiều, gọi CRISPR 9, có thể "cắt và dán" chính xác các đoạn ADN để loại bỏ các gen không mong muốn hoặc để chèn những gen mong muốn với hy vọng sửa chữa gen này gen kia chữa các bệnh lý di truyền.

Tuy nhiên, quá trình này gặp "quá nhiều trở ngại kỹ thuật mà các nhà khoa học ngày nay chưa thể vượt qua".

"Cơ thể con người có khoảng 25.000 gen, muốn sửa gen thứ 15 thì phải thay thế, phải cắt đúng gen 15 đi, cài gen mới vào. Chỉ cần "nhầm" cắt sang gen 17 thì tạo ra đột biến gen, và gây ra bệnh mới đặc biệt nghiêm trọng. Trong 25.000 gen đấy phải định vị làm sao 1 trong số này là gen bệnh…trong nhân bé tý. Mà nếu nối tất cả 25.000 gen trong 1 tế bào này lại với nhau, chiều dài khoảng 2 m, chưa kể cấu trúc gen trong tế bào không thẳng mà tồn tại dưới nhiều hình thức gấp, xoắn, cuộn… giống như cuộn len rối tung, làm sao tìm đúng 1 đoạn ngắn trong cuộn len to như thế là cả một vấn đề khó khăn…  Đặc biệt là tất cả các kỹ thuật không phải chính xác 100%" — GS. Tạ Anh Văn trả lời Infonet.

gạo Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẵn sàng nuôi Mỹ bằng gạo biến đổi gen, nhưng cấm dùng trong nội địa
Theo công bố của nhà khoa học Hạ Kiến Khuê, ông này đã dùng công cụ chỉnh sửa bộ gene CRISPR-Cas9 phổ biến để vô hiệu hóa một gene có tên CCR5 — vốn mã hóa một loại protein cho phép HIV xâm nhập vào tế bào.

Fyodor Urnov — nhà nghiên cứu về chỉnh sửa hệ gene tại Viện Khoa học y sinh Altius, Seattle, Washington — người đã đánh giá các tài liệu mô tả các phân tích trình tự DNA của phôi người và bào thai đã được chỉnh sửa gene CCR5 cho một bài báo trên tạp chí khoa học hàng đầu nhận định rằng, cách duy nhất để biết liệu bộ gene của 2 bé gái song sinh có bị chỉnh sửa gene hay không là kiểm tra DNA của chúng một cách độc lập.

Song ông phản đối quyết định chỉnh sửa bộ gene của phôi thai để ngăn ngừa khả năng nhiễm HIV. Ông cũng đang dùng các công cụ chỉnh sửa bộ gene để nhắm vào gene CCR5, nhưng nghiên cứu của ông là ở những bệnh nhân đã nhiễm HIV chứ không phải các phôi.

Ông Urnov cho rằng, có nhiều cách để bảo vệ con người khỏi HIV mà không cần phải dùng đến chỉnh sửa gene phôi thai như cách mà Hạ Kiến Khuê đã làm.

DNA - Sputnik Việt Nam
Thay đổi vĩnh viễn DNA của con người nguy hiểm đến mức nào?
Paula Cannon, nhà nghiên cứu về HIV tại Đại học Nam California thì cho rằng, một số chủng HIV thậm chí không xâm nhập vào tế bào bằng loại protein này mà dùng CXCR4 — một loại protein khác. Ngay cả những người có CCR5 âm tính một cách tự nhiên cũng không hoàn toàn miễn dịch với HIV vì họ có thể bị nhiễm qua một chủng CXCR4.

Như vậy nếu chỉ "cắt và dán" CCR5 không thôi thì người đó vẫn có nguy cơ bị nhiễm HIV.

Giám đốc Trung tâm Đạo đức nghiên cứu Uehiro, Đại học Oxford, Anh thì cho rằng: "Thí nghiệm này khiến những đứa trẻ khỏe mạnh bình thường rơi vào tình trạng nguy hiểm của chỉnh sửa gene mà chưa chắc đã đem lại lợi ích gì".

Dù còn nhiều tranh cãi, Trung Quốc vẫn quyết định sẽ tạm dừng nghiên cứu này.

Theo Tân Hoa xã, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Tô Nam Bình tuyên bố thí nghiệm "biến đổi gene" trẻ sơ sinh của nhà khoa học Hạ Kiến Khuê vi phạm nghiêm trọng luật pháp Trung Quốc cũng như các chuẩn mực đạo đức khoa học.

Quan chức trên nhấn mạnh đây là một vụ việc "gây sốc và không thể chấp nhận."

Ủy ban Sức khỏe quốc gia Trung Quốc cùng Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cũng đã lên án thí nghiệm này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала