Khi các bác sĩ tương lai không có đủ xác người để học và thực tập…

© Depositphotos.com / Photographee.euNhà xác
Nhà xác - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khâu đào tạo các bác sĩ tương lai, Khoa Y ở thành phố Thessaloniki của Hy Lạp đang thiếu... xác chết. Như vậy, sinh viên Y khoa thực tế bị tước mất khả năng nghiên cứu cấu tạo cơ thể người trong kỳ thực tập giải phẫu.

Chiến dịch với mục đích nâng cao nhận thức của mọi người về sự cần thiết hiến tặng cơ thể phục vụ cho mục đích giáo dục và nghiên cứu khoa học đã do Bộ môn Giải phẫu thuộc Khoa Y của ĐHTH mang tên Aristotle ở Thessaloniki khởi xướng.

Các bác sĩ nước ngoài được bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM hướng dẫn kỹ thuật nội soi - Sputnik Việt Nam
Bác sĩ ngoại đến Việt Nam học nghề

Như GS Konstantinos Natsis Chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu thông báo với Sputnik, hiện tại trong khoang lạnh của Phòng Thí nghiệm tại Khoa chỉ có sáu thi thể, dành cho các giờ học của khoảng 480 sinh viên Y khoa và Nha khoa, các chuyên ngành mà Giải phẫu sinh lý người được xem là một trong những môn học quan trọng bậc nhất.

Theo truyền thống, cho đến mãi gần đây, các thi thể không xác định nhân thân và không có ai tiếp nhận để mai tang đã được dùng như giáo cụ trực quan hỗ trợ đào tạo, thế nhưng hiện tại có rất ít những cái xác “vô thừa nhận” như vậy. Trong trường hợp không có người nhận, cái xác có thể được gửi đến phòng Thí nghiệm Giải phẫu, được ướp trước tiên  bằng kinh phí của Bộ môn và bảo quản trong sáu tháng chờ tìm bàn giao cho thân nhân.

“Vào thời điểm hiện tại chỗ chúng tôi đang có sáu thi thể. Hiện hữu đạo luật theo đó các thi thề không có người nhận được đưa cho phòng Thí nghiệm Giải phẫu, nhưng tình hình bây giờ không còn giống như những năm sau chiến tranh. Có rất ít thi thể”, - GS Natsis nhấn mạnh.

 Đồng thời, tại các quốc gia châu Âu khác như Đức chẳng hạn, nơi việc hiến tặng cơ thể là phổ biến hơn, các phòng thí nghiệm giải phẫu của các khoa Y thường có sẵn ít nhất 150 cái xác.  

Trong phòng Thí nghiệm Giải phẫu của Khoa Y ở Thessaloniki, sinh viên và giảng viên buộc phải làm việc theo nhóm 20 người, và theo lời GS Natsis, đó là cách độc nhất để sinh viên thu được kiến ​​thức thực tế.

Theo  lời GS Theodoros Dardavezis Trưởng khoa, đôi khi Khoa Y phải “đặt hàng” xác người từ các nước khác. Đây là thủ tục khá tốn kém và phức tạp.

GS Dardavesis cho biết, “nếu lý tưởng thì nhóm từ 2 đến 4 sinh viên cần có 1 thi thể để thực tập”.

Công việc trong phòng thí nghiệm - Sputnik Việt Nam
Tìm ra thuốc chống lây lan căn bệnh chết người

Theo định kỳ, Khoa “đặt hàng” một số bộ phận nhất định trong cơ thể và các cơ quan, chẳng hạn như chân tay, từ Hoa Kỳ, để các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có thể được đào tạo tiến hành ca mổ.

“Chuyển giao nguyên cả xác người thì rất đắt. Có khả năng đặt hàng nhận những bộ phận riêng lẻ của cơ thể từ Hoa Kỳ để sử dụng trong các giờ học phẫu thuật chỉnh hình rồi sau đó đem hỏa táng”, - GS Natsis giải thích.

Tự nguyện hiến xác cho nghiên cứu là cử chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì ngày càng ít những thi thể “vô thừa nhận” để cuối cùng được chuyển đến cho  phòng Thí nghiệm Giải phẫu.

Chiến dịch do Khoa Y khởi xướng đã có kết quả đầu tiên là 150 người đăng ký tư cách “tình nguyện viên” đặc biệt: những người này sẽ trao cơ thể dành phục vụ công tác khoa học sau khi họ qua đời.

Như GS Dardavesis lưu ý, việc hiến tặng cơ thể cho mục đích đào tạo và khoa học không thể do các thân nhân của người quá cố thực hiện. Phải là chính con người đó có thể tiến hành các thủ tục đồng ý hiến xác khi còn sống.

Thi thể hiến tặng phải tuân theo những đòi hỏi đặc biệt:

  • Người chưa từng qua hóa trị
  • Người không béo phì

Bất cứ ai tự nguyện dành thân xác của mình sau khi chết cho mục đích đào tạo và khoa học đều có thể thông qua trang web của Khoa Giải phẫu, tải mẫu đơn và điền các tuyên bố đăng ký tương ứng.

Các nhà khảo cổ  từ Trung tâm Nghiên cứu Ai Cập (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) và đồng nghiệp địa phương ở Ai Cập đã tìm thấy trong hầm tu viện Deir el-Bana ở phía tây-nam thủ đô Cairo một chiếc quan tài với xác ướp cổ đại.  - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học đã khôi phục giọng nói của xác ướp 3.000 năm tuổi

Với lá đơn đã kê khai đầy đủ, cần đến đồn cảnh sát bất kỳ cùng với một trong những người thân làm chứng, ký đơn và xác minh tính xác thực của chữ ký. Sau đó, đơn phải được chuyển cho Khoa Giải phẫu thuộc trường Y của ĐHTH Aristotle hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện.

Ngay sau đó, người làm đơn sẽ nhận được tấm thẻ xác nhận người ấy tự nguyện hiến xác sau khi chết vì mục đích đào tạo và khoa học - cần phải thông báo cho các thân nhân về quyết định này.

“Bản di chúc tự nguyện hiến xác là một bài học quý giá đầy tính nhân văn, bởi nếu không có thi thể cũng khó lòng đào tạo các bác sĩ tương lai. Y học nghiên cứu cơ thể con người. Nếu bác sĩ không có cơ hội nghiên cứu đối tượng công việc của mình, anh ta sẽ không thành công trong việc trị bệnh cứu người. Điều này rất quan trọng. Giải phẫu không thể thay thế được bởi bất cứ thứ gì khác. Nếu không qua thực tập giải phẫu, không thể thành bác sĩ”, - GS Natsis kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала