Các bác sĩ cho biết căn bệnh COVID-19 "quái ác" ra sao

© Sputnik / Tatiana StolyarovaCác bác sĩ ở Manhattan ở New York
Các bác sĩ ở Manhattan ở New York - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Trò chuyện với ấn phẩm Science, các bác sĩ cho biết, coronavirus có thể ảnh hưởng "gần như mọi thứ trong cơ thể".

Bác sĩ tim mạch Harlan Krumholtz giải thích rằng hậu quả của căn bệnh này thực sự rất thảm khốc.

Hậu quả thảm khốc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin - Sputnik Việt Nam
Việt Nam luôn sát cánh cùng Liên Bang Nga trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19
"Mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này đáng kinh ngạc và gây sốc", - ông nói.

Một người có thể bị sốt, ho, đau họng và đau nhức cơ thể. Sau đó, virus xâm nhập vào khí quản và phá hủy phổi.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, phế nang phổi chứa đầy chất lỏng, bạch cầu và cả phần còn lại của các tế bào bị phá hủy. Nguyên nhân có thể là dophản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch - một cơn bão cytokine, khi xảy ra các quá trình viêm ra và các tế bào miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh.

"Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do căn bệnh này chắc chắn có nguồn gốc từ phản ứng viêm quá mạnh của cơ thể, không cân xứng với virus", - bác sĩ phổi Jamie Garfield nói.

Tuy nhiên, như ấn phẩm nhấn mạnh, không phải tất cả các nhà khoa học đều coi giả thuyết này là hợp lý.

Coronavirus ảnh hưởng đến mọi thứ

Tại bệnh viện trung ương Vũ Hán - Sputnik Việt Nam
Các bác sĩ Trung Quốc đen sạm da vì coronavirus

Ngoài ra, tim và mạch máu của người nhiễm coronvirus cũng có thể bị ảnh hưởng, mặc dù hiện nay các chuyên gia chưa tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: virus tấn công những cơ quan này như thế nào.

Benhud Bikdeli, một chuyên gia tim mạch tại Trung tâm y tế tại Đại học Columbia, cho biết, trong quá trình nghiên cứu, các bác sĩ thấy rằng các cục máu đông ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ tử vong do COVID-19. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng ở nhiều bệnh nhân phát hiện thấy hàm lượng D-dimer, dấu hiệu của huyết khối, tăng lên.

Bệnh do coronavirus gây nên có thể dẫn đến tình trạng các mạch máu bị hẹp lại: ấn phẩm nhắc tới những bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ ở mô ngón tay do lưu lượng máu bị giảm.

Bác sĩ hô hấp và hồi sức Nilam Mangalmurti cho biết, bà rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, trong số các bệnh nhân ở bộ phận chăm sóc tích cực có rất ít bệnh nhân hen và những người mắc các bệnh về đường hô hấp khác.

"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy các yếu tố nguy cơ liên quan đến vấn đề mạch, đó là các bệnh tiểu đường, béo phì, tuổi tác, tăng huyết áp", - bà nói.

Ông Krumholtz lưu ý rằng cho đến tận thời điểm hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa thể hiểu vì sao ở một số người bệnh diễn biến ở thể nặng, trong khi một số người khác chóng khỏi, và vì sao "khó khỏi bệnh đến thế".

Trong tương lai sẽ phải mất nhiều năm nghiên cứu

Theo nhà thần kinh học Jennifer Frontera, trong bệnh viện của bà có từ năm đến mười phần trăm những người bị nhiễm coronavirus được kiểm tra bởi các nhà thần kinh học. Bà nhấn mạnh rằng đây có lẽ là "sự đánh giá thấp nghiêm trọng" về số lượng người bị tổn thương não, đặc biệt nếu xét tới tình trạng là nhiều người được kết nối với máy thở.

Coronavirus dưới kính hiển vi - Sputnik Việt Nam
Bác sĩ giải thích làm thế nào để không bị lây nhiễm coronavirus

Bà cũng nhớ lại rằng một số bệnh nhân bị mất ý thức trong thời gian ngắn, cũng như đột quỵ. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị viêm não và lên cơn co giật.

Ấn phẩm cũng nhắc lại rằng có tới một nửa số bệnh nhân có thể bị tiêu chảy. Đồng thời, theo ghi nhận của biên tập viên "Tạp chí Tiêu hóa Hoa Kỳ" Douglas Corley, không phải ai mắc bệnh này kèm theo sốt đều được xét nghiệm về coronavirus.

Như các ấn phẩm lưu ý, phải mất nhiều năm nghiên cứu để có thể lập ra một bức tranh khách quan về căn bệnh COVID-19.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала