Cấm Op-ed: Vaccine Sputnik như đối tác của đời sống

© Sputnik / Alexey Drujinin / Chuyển đến kho ảnhKirill Dmitriev
Kirill Dmitriev - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đây là ý kiến do tác giả giữ bản quyền, kể về lịch sử tạo ra vaccine Nga chống COVID-19 và nhấn mạnh sự sẵn sàng của Nga trên bình diện hợp tác với cộng đồng quốc tế, thái độ thiện chí mà các phương tiện truyền thông hàng đầu của phương Tây vẫn cố tình bác bỏ.

Vì vậy, chúng tôi quyết định xuất bản bài viết nguyên trạng như hiện có, để chia sẻ nhãn quan của chúng tôi với trường độc giả quốc tế và dỡ bỏ hàng rào phong tỏa những thông tin tích cực về vaccine Nga ngừa COVID-19.

Chúng tôi đồng ý để tất cả các phương tiện truyền thông đăng lại bài viết này nếu thấy hữu ích, nhằm giới thiệu với trường độc giả rộng rãi về lịch sử và một số sự kiện về loại vaccine chống coronavirus được đăng ký đầu tiên trên thế giới. Chúng tôi cho rằng thông tin này có ý nghĩa giải pháp quan trọng dành cho những nỗ lực quốc tế khi đương đầu với thách thức lớn của thời đại; và những mong rằng quý độc giả hãy tự mình phán xét: vì sao có người phản bác bài viết này. Chúng tôi cũng khởi động trang điện tử www.sputnikvaccine.com để cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật liên tục về vaccine.

Thành tựu của Nga trong việc phát triển vaccine chống COVID-19 có cội nguồn từ lịch sử

Đã có «khoảnh khắc vệ tinh» vút lên. Vaccine «Sputnik V» của Nga được tung ra, trở thành vaccine đầu tiên trên thế giới để chống COVID-19 và khơi gợi ký ức về sự kiện vô song phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô vào năm 1957, mở ra không gian vũ trụ bao la dành cho sự nghiệp khám phá chinh phục của loài người. Kỷ nguyên mới này không chỉ dẫn đến cuộc thi đua cạnh tranh mà còn thúc đẩy nhiều nỗ lực hợp tác chung, bao gồm cả sứ mệnh của «Apollo» và «Soyuz» của Hoa Kỳ và Liên Xô.

© Sputnik / Press service of the Ministry of Health of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhVaccine Nga chống COVID-19 "Sputnik V"
Cấm Op-ed: Vaccine Sputnik như đối tác của đời sống - Sputnik Việt Nam
Vaccine Nga chống COVID-19 "Sputnik V"

Tìm kiếm phát triển vaccine ngừa COVID-19 là công việc ưu tiên số 1 trên thế giới và nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, nhiều công ty tuyên bố gần hoàn thành chiết suất được loại vaccine công hiệu. Một số nước khác có thể có vaccine riêng của mình vào khoảng cuối năm nay. Điều quan trọng là các rào cản chính trị không ngáng trở việc sử dụng khai thác những công nghệ hiện có tiên tiến nhất để phục vụ lợi ích của toàn thể mọi người trước thách đố nghiêm trọng nhất mà nhân loại vấp phải trong những thập kỷ gần đây.

Vladimir Putin với Andrei Vorobyov - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin tuyên bố về việc đăng ký vắc xin phòng corona virus ở Nga

Đáng tiếc là thay vì nghiên cứu những dữ liệu khoa học làm nền tảng kiểm tra vaccine trên cơ sở vectơ adenovirus do Nga phát triển, một số chính trị gia và phương tiện truyền thông quốc tế đã chỉ chú mục định hướng vào chính trị và cố gắng phá hoại niềm tin vào vaccine của Nga. Chúng tôi cho rằng lối tiếp cận như vậy là phản xây dựng và kêu gọi hãy «ngừng khai hoả chính trị» vào vaccine khi tất cả các nước đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19.

Khắp địa cầu này không phải ai ai cũng đều biết rằng đã nhiều thế kỷ nay Nga là một trong những nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu vaccine. Nữ hoàng Nga Ekaterina Đại đế đã nêu gương vào năm 1768 khi bà là người tiên phong thứ nhất trong nước nhận mũi tiêm phòng bệnh đậu mùa, từ 30 năm trước khi vaccine đầu tiên được tiêm chủng ở Hoa Kỳ.

Năm 1892, bác học Nga Dmitry Ivanovsky đã quan sát thấy hiệu ứng bất thường khi nghiên cứu lá cây thuốc lá bị tác hại bởi bệnh khảm. Những chiếc lá bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm dù lọc sạch vi khuẩn, bệnh khảm lan nhanh từ những đốm lục nhạt nhỏ loang rộng làm lá cây úa vàng và cả cây héo rũ như bị lửa đốt. Mặc dù đã trôi qua gần nửa thế kỷ trước khi nhìn thấy virus đầu tiên dưới ống kính hiển vi, nghiên cứu của Ivanovsky đã đặt nền móng cho một môn khoa học mới gọi là Virus học và bác học Nga Dmitry Ivanovsky được tôn vinh như cha đẻ của chuyên ngành khoa học này.

Kể từ thời điểm có phát hiện của bác học Dmitry Ivanovsky, Nga đã trở thành một trong những thủ lĩnh thế giới về nghiên cứu virus và vaccine, là cái nôi của nhiều bác học tài năng như nhà nghiên cứu Nikolai Gamaleya, từng học tập tại phòng thí nghiệm của nhà sinh vật học Pháp Louis Pasteur lừng danh ở Paris và sau đó khai trương Trạm tiêm vaccine phòng bệnh dại thứ hai trên thế giới ở nước Nga vào năm 1886.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhNhà nghiên cứu Liên Xô Nikolai Gamaleya
Cấm Op-ed: Vaccine Sputnik như đối tác của đời sống - Sputnik Việt Nam
Nhà nghiên cứu Liên Xô Nikolai Gamaleya

Liên Xô tiếp nối sự nghiệp hỗ trợ các công trình nghiên cứu virus và vaccine. Tất cả những ai sinh ra sau Thế chiến II đều được tiêm chủng bắt buộc phòng chống bệnh bại liệt, bệnh lao và bệnh bạch hầu. Trong một điển hình hiếm hoi về sự hợp tác thời Chiến tranh Lạnh, ba nhà virus học hàng đầu của Liên Xô đã đến Hoa Kỳ vào năm 1955, đề xuất khả năng thử nghiệm ở Liên Xô loại vaccine của Mỹ chống bệnh viêm tủy xám (bệnh bại liệt), căn bệnh tử thần đã cướp đi hàng triệu sinh mạng con người. Nếu như thời đó đã làm việc được với nhau, thì bây giờ chúng ta cũng có thể và cần hợp tác cùng nhau.

Các bác sĩ tại bệnh viện để điều trị COVID-19 bị nhiễm coronavirus trong CITO. N. N. - Sputnik Việt Nam
Ai sẽ là người đầu tiên ở Nga được tiêm vắc xin chống lại coronavirus?

Nhiều thập kỷ nỗ lực của các nhà khoa học Nga và Liên Xô đã dẫn đến thành lập cơ sở hạ tầng nghiên cứu xuất sắc, chẳng hạn như Trung tâm Quốc gia về Dịch tễ và Vi sinh vật học mang tên Nikolai Gamaleya. Cơ sở này xứng đáng là một trong những «Thư viện virus» phong phú nhất thế giới, được tạo lập từ việc sử dụng các kỹ thuật bảo tồn độc đáo, cho đến các Trung tâm thí nghiệm nhân giống động vật. Thật tự hào bởi di sản này đã cho phép chúng tôi tạo ra vaccine đầu tiên trên thế giới chống COVID-19. Chúng tôi đã nhận được yêu cầu quốc tế về 1 tỷ liều vaccine của Nga và đã đạt thỏa thuận quốc tế để sản xuất 500 triệu liều vaccine mỗi năm với triển vọng tăng thêm khối lượng này.

Bí quyết đích thực

Hiện nay nhiều phương tiện truyền thông phương Tây và các chính trị gia đang đặt câu hỏi về tốc độ tạo ra vaccine chống COVID-19 ở Nga, làm dấy lên nghi vấn về tính hiệu quả và độ xác thực của nó. Bí quyết của tốc độ mau lẹ như vậy là kinh nghiệm của nước Nga về nghiên cứu vaccine. Kể từ những năm 1980, Trung tâm Gamaleya đã đi đầu trong nỗ lực phát triển nền tảng công nghệ sử dụng adenovirus, được tìm thấy trong cơ thể người nhiễm virus và thường lây lan bệnh cảm cúm thông thường, như là «vật trung gian truyền bệnh» hay còn gọi là vector có thể tạo ra vật liệu di truyền từ thứ virus khác trong tế bào. Gen của adenovirus gây ra bệnh nhiễm trùng bị loại bỏ còn gen với mã protein của loại virus khác được chèn vào. Phần tử chèn vào này không lớn, không gây nguy hiểm đối với virus và an toàn cho cơ thể, nhưng dù vậy vẫn giúp hệ thống miễn dịch phản ứng và sản sinh kháng thể bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm trùng.

© Ảnh : RDIF press serviceSản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
Cấm Op-ed: Vaccine Sputnik như đối tác của đời sống - Sputnik Việt Nam
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
Nền tảng công nghệ của các vector dựa trên cơ sở adenovirus đơn giản hóa và tăng tốc phát triển vaccine mới nhờ chỉnh sửa vector mang gốc bằng vật liệu di truyền từ những virus mới xuất hiện. Những loại vaccine như vậy kích hoạt phản ứng đáp trả mạnh mẽ từ phía cơ thể người nhằm tạo ra miễn dịch, trong khi quá trình chung sản xuất biến thể sửa đổi vector vật mang và trung gian truyền bệnh mất đến mấy tháng.

Các adenovirus ở người được coi là một trong những loại đơn giản dễ phát triển nhất theo cách này, và do đó trở nên rất phổ biến dưới dạng các vector. Kể từ khi bắt đầu bùng phát đại dịch COVID-19, tất cả những gì mà các nhà nghiên cứu Nga cần làm là trích xuất gen mã hóa từ nhánh của coronavirus mới và cấy nó vào một vector adenovirus quen thuộc để đưa vào tế bào người. Các chuyên gia Nga quyết định sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng và sẵn có này, thay vì dò dẫm đi vào lãnh thổ chưa được khai hoang.

Những nghiên cứu gần đây nhất cũng chỉ ra rằng để tạo miễn dịch lâu dài thì cần phải tiêm hai mũi vaccine. Từ năm 2015, các nhà khoa học Nga đã làm việc theo phương pháp tiếp cận hai chiều, do đó có ý tưởng sử dụng hai loại vector adenovirus Ad5 và Ad26 trong vaccine chống COVID-19. Bằng cách này, họ đánh lừa cơ thể vốn đã phát triển khả năng miễn dịch chống lại loại vector đầu tiên và khuếch đại tác dụng của vaccine bằng mũi tiêm thứ hai sử dụng vector khác. Chu trình đó giống như hai chuyến tàu cố gắng vận chuyển khối hàng quan trọng đến tiếp viện cho «pháo đài» cơ thể con người, nơi đang cần lô cung cấp để bắt đầu sản xuất kháng thể. Cần có chuyến tàu thứ hai đưa hàng đến đích. Chuyến tàu thứ hai phải khác chuyến thứ nhất, vốn đã hứng chịu sự tấn công từ phía hệ thống miễn dịch của cơ thể và đã «nhờn» vì quá quen. Và thế là trong khi các nhà sản xuất khác chỉ có vaccine một thành phần, thì chúng tôi có hai.
© Ảnh : RDIF press serviceVắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V"
Cấm Op-ed: Vaccine Sputnik như đối tác của đời sống - Sputnik Việt Nam
Vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V"

Áp dụng phương pháp tiếp cận hai hướng, Trung tâm Gamaleya cũng đã phát triển và đăng ký vaccine chống bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola. Vaccine này đã được sử dụng cho vài nghìn người trong mấy năm qua, tạo ra nền tảng vaccine được kiểm chứng dùng cho vaccine ngừa COVID-19. Khoảng 2.000 người ở Guinea đã được tiêm vaccine của Gamaleya trong những năm 2017-2018, còn Trung tâm Gamaleya sở hữu bằng sáng chế quốc tế với loại vaccine chống virus Ebola.

Cách tiếp cận hai hướng

Trung tâm Gamaleya đã sử dụng các vector siêu vi khuẩn adenovirus để phát triển vaccine chống bệnh cúm và hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS). Cả hai loại vaccine hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn chót. Những thành quả này cho thấy rằng các cơ sở thí nghiệm của Nga không hề bỏ lỡ hoài phí thời gian trong mấy thập kỷ qua, trong khi ngành công nghiệp dược phẩm quốc tế thường xem nhẹ tầm quan trọng của việc nghiên cứu vaccine mới, nếu không phải đối mặt với mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu như thời trước đại dịch COVID-19.

© Ảnh : RDIF press serviceSản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V, được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya - Sputnik Việt Nam
1/5
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
© Ảnh : RDIF press serviceSản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V, được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya - Sputnik Việt Nam
2/5
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
© Ảnh : RDIF press serviceSản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V, được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya - Sputnik Việt Nam
3/5
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
© Ảnh : RDIF press serviceSản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V, được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya - Sputnik Việt Nam
4/5
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
© Ảnh : RDIF press serviceVắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V"
Vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V - Sputnik Việt Nam
5/5
Vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V"
1/5
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
2/5
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
3/5
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
4/5
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V", được tạo ra với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) trực thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Gamaleya
5/5
Vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V"

Các nước khác đang theo bước chúng tôi bằng cách phát triển vaccine dựa trên cơ sở vector adenovirus. ĐHTH Oxford sử dụng adenovirus ở khỉ, không giống như adenovirus ở người, trước đây chưa từng được dùng đến trong các loại vaccine đã được phê chuẩn. Công ty Mỹ Johnson&Johnson sử dụng adenovirus Ad26, còn công ty Trung Quốc CanSino dùng adenovirus Ad5, cũng là những vector tương tự như Trung tâm Gamaley, nhưng các doanh nghiệp dược phẩm này còn chưa thành thạo cách tiếp cận hai hướng. Cả hai công ty đều đã nhận được nhiều đơn đặt hàng vaccine từ Chính phủ nước mình.

Sử dụng hai vector là công nghệ độc đáo từ sáng chế của các nhà khoa học Nga ở Trung tâm Gamaleya, nét nổi bật phân biệt vaccine Nga với các loại vaccine khác đều cùng trên cơ sở vector adenovirus đang được khai thác trên toàn thế giới. Vaccine trên cơ sở vector adenovirus cũng thể hiện những lợi thế rõ rệt so với các công nghệ khác như vaccine mRNA.

© SputnikVắc xin COVID-19 được đăng ký đầu tiên
Cấm Op-ed: Vaccine Sputnik như đối tác của đời sống - Sputnik Việt Nam
Vắc xin COVID-19 được đăng ký đầu tiên

Vốn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ở Hoa Kỳ và các nước khác, vaccine triển vọng mRNA không dùng vector để chuyên chở và là một phân tử RNA với mã protein coronavirus, bao bọc trong màng lipid. Công nghệ đầy hứa hẹn, nhưng cho đến lúc này vẫn thiếu vắng nghiên cứu để hiểu biết sâu về tác dụng phụ của nó, đặc biệt là về mặt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người. Hiện không một vaccine mRNA nào được sự chấp thuận theo quy định của các tổ chức quản lý trên thế giới. Chúng tôi cho rằng trong cuộc đua toàn cầu về điều chế vaccine để chống coronavirus, các vaccine trên cơ sở vector adenovirus sẽ chiến thắng, nhưng ngay cả trong hạng mục này thì vaccine Nga của Gamaleya vẫn chiếm lợi thế ưu việt hơn cả.

Xóa tan những hoài nghi

Vắc xin của Nga đã được chế tạo và được đăng ký. Hai giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm lâm sàng đã hoàn thành và kết quả sẽ được công bố trong tháng này đúng theo các quy định quốc tế. Các tài liệu này sẽ chứa thông tin chi tiết về vaccine, bao gồm các mức kháng thể chính xác được hiển thị trong mấy xét nghiệm của bên thứ ba, cũng như trong xét nghiệm Gamaleya độc quyền xác định các kháng thể có hiệu quả nhất khi dùng để chống lại coronavirus. Các tài liệu này cũng sẽ cho thấy rằng tất cả những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng đã phát triển 100% khả năng miễn dịch với COVID-19. Các nghiên cứu trên chuột đồng Syria, loài động vật thường chết vì COVID-19, cho thấy rằng, vaccine có khả năng bảo vệ 100%, các con chuột không bị tổn thương phổi sau khi bị nhiễm một liều nhiễm trùng gây tử vong. Sau khi đăng ký vaccine, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng quốc tế tại 3 quốc gia khác. Loại vắc xin này dự kiến ​​sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào tháng 9, và chúng tôi thấy rằng, vắc-xin mới đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ nước ngoài.

Sản xuất vắc xin chống COVID-19 tại nhà máy dược phẩm Binnopharm ở tỉnh Moskva - Sputnik Việt Nam
Sản xuất vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới

Giới truyền thông quốc tế và những nhà hoạt động chính trị nước ngoài đã thể hiện sự hoài nghi đối với vaccine mới ngay sau khi Nga công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt vaccine ngừa COVID-19. Khi tôi trả lời phỏng vấn của các nhà báo phương Tây, nhiều phương tiện truyền thông đã từ chối công bố những thông tin quan trọng về kết quả nghiên cứu tại Nga về vắc xin ngừa COVID-19. Chúng tôi coi sự hoài nghi này là một nỗ lực nhằm phá hoại nỗ lực của chúng tôi trong việc phát triển một loại vaccine có tác dụng ngăn chặn đại dịch và giúp khôi phục nền kinh tế toàn cầu.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga phải đối mặt với những ngờ vực về vai trò lãnh đạo của nước chúng tôi trong lĩnh vực khoa học, khi các chính trị gia tạo ra những trở ngại trên con đường ứng dụng phát minh khoa học và bằng cách này đe dọa sức khỏe cộng đồng. Trong đợt bùng phát bệnh bại liệt ở Nhật Bản vào những năm 1950, các bà mẹ Nhật Bản có con chết vì bệnh bại liệt đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối vì chính phủ Nhật Bản đã cấm nhập khẩu vaccine bại liệt của Liên Xô vì lý do chính trị. Những người biểu tình đã đạt được mục tiêu của họ, lệnh cấm đã được dỡ bỏ, và vaccine đã cứu sống hơn 20 triệu trẻ em Nhật Bản.

Ngày nay, chính trị lại một lần nữa gây ra những trở ngại trên con đường ứng dụng các công nghệ của Nga có thể cứu mạng sống của rất nhiều người trên thế giới. Nga sẵn sàng hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 và các đại dịch trong tương lai. Vào năm 1960, tại Hội thảo quốc tế chuyên đề về phòng chống bại liệt được tổ chức ở Washington, đại biểu của Liên Xô đã trả lời câu hỏi về tính an toàn của vaccine. Ông đã tuyên bố rằng, chúng tôi ở Nga "yêu thương con cái của chúng tôi và chăm sóc sức khỏe của chúng giống như người Mỹ hoặc những người ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới chăm sóc con cái của họ". Sau những lời này, phái đoàn Liên Xô đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của mọi người và công việc chung về vắc xin vẫn tiếp tục. Cuộc sống an toàn và thịnh vượng của các thế hệ tương lai là điều chúng ta cần nghĩ đến lúc này.
© Ảnh : RDIF press serviceVắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V"
Cấm Op-ed: Vaccine Sputnik như đối tác của đời sống - Sputnik Việt Nam
Vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới "Sputnik V"

Tất cả các quốc gia trên thế giới cần phải bỏ lại chính trị và tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp và công nghệ hiệu quả hơn để bảo vệ cuộc sống và tiếp tục hoạt động kinh tế. Quỹ của chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với 5 quốc gia để cùng sản xuất vaccine Nga. Có lẽ, vào một thời điểm nào đó, nhờ mối quan hệ đối tác này trong cuộc chiến chống COVID-19, chúng ta sẽ có thể xem xét lại và loại bỏ các hạn chế có động cơ chính trị đối với các mối quan hệ quốc tế, vì các hạn chế này đã lỗi thời và đang cản trở việc phối hợp hành động nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала