Từ vụ việc ở Hà Giang: Chỉ nên thi để xét tốt nghiệp cho học sinh yếu

© Ảnh : Minh Quyết -TTXVNThí sinh trao đổi sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên tại điểm thi trường THPT Việt Đức ( Hà Nội).
Thí sinh trao đổi sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên tại điểm thi trường THPT Việt Đức ( Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc tổ chức kỳ thi 2 trong 1 là không cần thiết khi có đến hơn 90% thí sinh tốt nghiệp THPT mỗi năm và các trường đại học đang đẩy mạnh tự chủ.

Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức nhằm phục vụ việc xét tốt nghiệp THPT cũng như  làm cơ sở cho các trường xét tuyển đại học. Tuy nhiên sau hàng loạt các vấn đề như đề thi quá dễ dẫn đến "mưa điểm 10" năm 2017, hay các sai phạm trong công tác chấm thi tại Hà Giang, Sơn La mới đây đã khiến dư luận băn khoăn về việc có nên tiếp tục duy trì kỳ thi 2 trong 1 như hiện nay. 

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT cho rằng: "Trong bối cảnh tự chủ đại học, xét tốt nghiệp THPT dựa cả vào học bạ, thì cần xem xét lại tính cần thiết của việc tổ chức một cuộc thi phức tạp và có nhiều vấn đề nảy sinh như thi THPT quốc gia 2 trong 1".

TS Tùng lý giải, mục đích ban đầu của kỳ thi THPT quốc gia là để xét tốt nghiệp THPT và là cơ sở để các trường xét tuyển đại học. Song thực tế hiện nay mức điểm của kỳ thi này cũng chỉ có vai trò "tham gia" chứ không mang tính quyết định hoàn toàn kết quả tốt nghiệp THPT của học sinh.

"Hiện nay, xét tốt nghiệp bằng cách cộng điểm thi với điểm học bạ chia đôi, chưa kể xét cả điểm ưu tiên. Với bức tranh như năm trước, việc thí sinh tốt nghiệp hay không, chủ yếu phụ thuộc vào học bạ thế nào. Như vậy, nếu chỉ tham gia một phần thì vai trò của cuộc thi này không còn nhiều, còn nếu để xét tuyển đại học, thì hiện nay các trường đã tự chủ rất nhiều, một số trường tổ chức thi riêng, một số trường kết hợp nhiều phương thức xét tuyển khác nhau", ông Tùng phân tích.

Theo TS Lê Trường Tùng, hàng năm có đến trên 90% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, những ý kiến cho rằng nên loại bỏ thi để công nhận tốt nghiệp cũng đã được đưa ra trước đó. Nhưng nếu không tổ chức thi, sẽ khó tránh việc thí sinh không học, học lệch bởi tâm lý học để thi còn rất nặng nề. 

"Dù thi chỉ để loại 1-2% học sinh khi xét tốt nghiệp nhưng kỳ thi này cũng có tác dụng khiến học sinh phải học", TS Tùng cho biết.

Từ những phân tích trên, TS Lê Trường Tùng cho rằng Bộ GD-ĐT vẫn nên tổ chức thi, nhưng chỉ nên tổ chức thi cho khoảng 20% số thí sinh có học lực yếu kém, 80% còn lại sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp dựa trên điểm học bạ.

Theo đó, những học sinh xếp hạng học lực yếu vẫn sẽ phải tham gia thi tốt nghiệp. Việc tổ chức cho 20% thí sinh thi sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, giảm tải khối lượng công việc trong công tác tuyển sinh.

Bên cạnh đó, ông Tùng cũng nhấn mạnh rằng, không nên để cho các địa phương tự chấm thi mà cần chuyển toàn bộ dữ liệu bài thi về chấm theo cụm do Bộ GD-ĐT chủ trì.

Bị can Nguyễn Thanh Hoài- trưởng phòng khảo thí Sở GDĐT Hà Giang - Sputnik Việt Nam
Nóng: Khởi tố, bắt Trưởng phòng khảo thí Hà Giang

TS Tùng lý giải, mục đích ban đầu của kỳ thi THPT quốc gia là để xét tốt nghiệp THPT và là cơ sở để các trường xét tuyển đại học. Song thực tế hiện nay mức điểm của kỳ thi này cũng chỉ có vai trò "tham gia" chứ không mang tính quyết định hoàn toàn kết quả tốt nghiệp THPT của học sinh.

"Hiện nay, xét tốt nghiệp bằng cách cộng điểm thi với điểm học bạ chia đôi, chưa kể xét cả điểm ưu tiên. Với bức tranh như năm trước, việc thí sinh tốt nghiệp hay không, chủ yếu phụ thuộc vào học bạ thế nào. Như vậy, nếu chỉ tham gia một phần thì vai trò của cuộc thi này không còn nhiều, còn nếu để xét tuyển đại học, thì hiện nay các trường đã tự chủ rất nhiều, một số trường tổ chức thi riêng, một số trường kết hợp nhiều phương thức xét tuyển khác nhau", ông Tùng phân tích.

Theo TS Lê Trường Tùng, hàng năm có đến trên 90% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, những ý kiến cho rằng nên loại bỏ thi để công nhận tốt nghiệp cũng đã được đưa ra trước đó. Nhưng nếu không tổ chức thi, sẽ khó tránh việc thí sinh không học, học lệch bởi tâm lý học để thi còn rất nặng nề. 

"Dù thi chỉ để loại 1-2% học sinh khi xét tốt nghiệp nhưng kỳ thi này cũng có tác dụng khiến học sinh phải học", TS Tùng cho biết.

Từ những phân tích trên, TS Lê Trường Tùng cho rằng Bộ GD-ĐT vẫn nên tổ chức thi, nhưng chỉ nên tổ chức thi cho khoảng 20% số thí sinh có học lực yếu kém, 80% còn lại sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp dựa trên điểm học bạ.

Theo đó, những học sinh xếp hạng học lực yếu vẫn sẽ phải tham gia thi tốt nghiệp. Việc tổ chức cho 20% thí sinh thi sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, giảm tải khối lượng công việc trong công tác tuyển sinh.

Bên cạnh đó, ông Tùng cũng nhấn mạnh rằng, không nên để cho các địa phương tự chấm thi mà cần chuyển toàn bộ dữ liệu bài thi về chấm theo cụm do Bộ GD-ĐT chủ trì.

Nguồn: vov

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала