Tin mới về người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cực độc cắn ở Tây Ninh

Đăng ký
Anh Phan Văn Tâm (38 tuổi, ngụ xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) bị rắn hổ mang chúa cực độc dài 2,5m cắn trên núi Bà Đen, trúng độc, rơi vào tình trạng nguy kịch. Khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu, nạn nhân vẫn bị con rắn hổ mang chúa quấn chặt trên tay.

Sau một ngày nhập viện cấp cứu, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sáng 20/8, sức khỏe của bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa cực độc cắn đang tiến triển tốt, đã qua cơn nguy kịch, được cai máy thở nhưng phải chờ thêm 1-2 ngày tới mới xác định được có bị biến chứng viêm cơ tim hay không.

Sức khỏe người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cực độc cắn ở Tây Ninh

Liên quan đến trường hợp anh Phan Văn Tâm (38 tuổi, ngụ xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) bị rắn hổ mang chúa cực độc dài 2,5m cắn sáng 20/8, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy đã thông tin nhanh về tình hình sức khỏe bệnh nhân.

BS. Nguyễn Ngọc Sang, khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sáng nay, sức cơ của bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn. Anh Phan Văn Tâm đã mở được mắt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt và thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, y tá.

Hiện bệnh nhân này đã được cai máy thở. Tuy vậy, do đang được đặt nội khí quản nên phải ăn bằng chất xay qua ống thông dạ dày.

“Ngoài vấn đề biến chứng về cơ tim, bệnh nhân T. bị một dòng rắn lớn cắn nên điều lo ngại là tại vị trí rắn cắn có rất nhiều nọc độc dẫn đến bị viêm mô tế bào, từ đó vết sưng phù lan nhanh hủy hoại các cơ. Nếu điều này xảy ra kéo theo nguy cơ tắc ống thận sẽ dẫn đến suy thận cấp”, BS. Nguyễn Ngọc Sang cho biết.

Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, BSCKII Nguyễn Tri Thức cho hay, đối với trường hợp bị rắn độc cắn, ngoài nhiễm độc thần kinh, người bị rắn cắn còn có nguy cơ nhiễm độc đến cơ tim.

Vậy nên, dù bệnh nhân Phan Văn Tâm đã tạm qua khỏi cơn nguy kịch, sức khỏe tiến triển tốt nhưng phải chờ từ 24-48 giờ tới để xác định xem bệnh nhân có bị biến chứng viêm cơ tim cấp hay không.

Vì sao rắn hổ mang chúa cuộn chặt tay người đàn ông Tây Ninh đến tận bệnh viện?

Theo BS. Nguyễn Ngọc Sang, thông thường, đa phần các trường hợp bị rắn độc cắn thì con rắn cắn xong sẽ ngay lập tức bỏ chạy, hoặc người bị rắn cắn hoảng loạn bỏ chạy, nhưng vụ việc như của bệnh nhân Phan Văn Tâm khi bị rắn cắn mà con vật cuộn chặt vào tay cùng bệnh nhân đến bệnh viện là một trường hợp hy hữu.

Rắn hổ mang lập kỷ lục Olympic mới, bỏ chạy với con thằn lằn trong miệng - Sputnik Việt Nam
Rắn hổ mang lập kỷ lục Olympic mới, bỏ chạy với con thằn lằn trong miệng

Giải thích về hiện tượng vì sao con rắn hổ mang chúa cực độ lại cuộn chặt vào tay bệnh nhân Tâm khi đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, nhiều khả năng sau khi bị cắn, anh Tâm đã tóm được đầu con rắn và giữ chặt.

“Khi giữ chặt như vậy, phản ứng tự nhiên của con rắn sẽ cuốn chặt vào tay của bệnh nhân”, BS. Nguyễn Ngọc Sang lý giải.

Tuy nhiên, anh Tâm chỉ giữ chặt đầu con rắn trong thời gian rất ngắn, đến khi nọc độc bắt đầu phát tán, tứ chi của bệnh nhân bắt đầu yếu đi, yếu cơ hô hấp thì tự động con rắn bung ra và lúc này mới tách được con vật ra khỏi tay người bệnh.

Theo BS. Nguyễn Ngọc Sang cho biết, bệnh nhân Phan Văn Tâm được Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng liệt hoàn toàn các cơ.

Tiến hành hội chẩn nhanh đây là một trường hợp bị rắn hổ chúa cắn, biến chứng nhiễm độc thần kinh. Ngay lập tức, bác sĩ khoa Cấp cứu liên hội chẩn với đơn vị chống độc khoa Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Chợ Rẫy, chuẩn bị máy thở và các phương tiện cấp cứu để hỗ trợ bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa cực độc cắn.

“Tại khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh nhân liệt hoàn toàn tứ chi, phải bóp bóng giúp thở và đồng tử dãn to, mất phản xạ ánh sáng. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng máy thở hỗ trợ hô hấp, thuốc an thần, đồng thời sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu”, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Chia sẻ thêm về việc con rắn hổ mang chúa cũng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy cùng với bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang cho biết, trong điều trị các loại rắn độc cắn, các bác sĩ bệnh viện tuyến cuối thường khuyến cáo với các bác sĩ ở bệnh viện tuyến dưới khi chuyển bệnh nhân bị rắn độc cắn nếu được thì có thể chuyển cả con rắn đi cùng bệnh nhân.

Rắn hổ mang bò vào quần người đàn ông đang ngủ và nằm trong đó bảy giờ đồng hồ - Sputnik Việt Nam
Rắn hổ mang bò vào quần người đàn ông đang ngủ và nằm trong đó bảy giờ đồng hồ

Điều này giúp các bác sĩ tuyến trên có thể xác định, định danh chính xác loại rắn cắn. Theo BS. Sang, ngoài thấy được hình dạng con rắn đã cắn, bác sĩ có thể tổng hợp được các yếu tố dịch tễ khác như bệnh nhân.

Cụ thể, người bệnh bị cắn ở vùng dịch tễ đó thường bị trúng những loại độc nào, hoàn cảnh bị cắn, diễn tiến về các dấu hiệu tại chỗ, dấu hiệu toàn thân, dấu răng ở trên vết thương cũng như các đặc tính khác của con rắn.

“Đây là yếu tố rất quan trọng phục vụ cho việc đưa ra loại huyết thanh kháng độc trúng đích, biết được diễn tiến điều trị cũng như các biến chứng có thể có để mình theo dõi và phòng ngừa những biến chứng một cách hiệu quả hơn”, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang nhấn mạnh.

Người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cực độc cắn nguy kịch ở Tây Ninh

Trước đó, ngày 19/8, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh Liêu Chí Hùng xác nhận, Bệnh viện này đã tiếp nhận và chuyển viện lên Chợ Rẫy cấp cứu trường hợp bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do bị rắn hổ mang cắn.

Rắn hổ mang chúa đảm nhiệm việc sửa chữa lốp xe ở Thái Lan - Sputnik Việt Nam
Rắn hổ mang chúa "đảm nhiệm" việc sửa chữa lốp xe ở Thái Lan

Đó chính là anh Phan Văn Tâm, 38 tuổi, ngụ xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Khai thác thông tin từ người nhà bệnh nhân cho biết, vào khoảng 7 giờ ngày 19/8, con trai anh Tâm nhìn thấy một con rắn lớn trong vườn mãng cầu của gia đình gần khu núi Bà Đen, nên anh Tâm chạy ra sân.

Tại đám cỏ rậm, anh Tâm thấy có tiếng cử động nên đã dùng tay chụp con rắn, nhưng trúng ngay phần thân và đã bị con rắn cắn trúng đùi phải. Người đàn ông chụp được đầu của con rắn hổ mang chúa và gọi người nhà.

Người nhà Sau đó, anh Tâm được người nhà dùng dây thun buộc chặt lại phần đùi, tránh nọc độc phát tán và đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh. Lúc này con rắn vẫn cuộn chặt vào tay nạn nhân.

Phần đầu con rắn vẫn được giữ đem đến bệnh viện cho các bác sĩ xác định loại rắn. Khi đến bệnh viện, anh Tâm vẫn tỉnh táo, chỉ hơi khó thở do con rắn cuốn vào phần tay và cổ.

Các bác sĩ tiến hành cấp cứu, rửa vết thương, băng ép cố định chân, truyền thuốc giảm đau và kháng sinh cần thiết.

Rắn hổ mang gầy cố nuốt chửng thằn lằn khủng - Sputnik Việt Nam
Rắn hổ mang gầy cố nuốt chửng thằn lằn khủng
Tuy nhiên, sau đó khoảng nửa tiếng, anh Phan Văn Tâm có các biểu hiện trúng độc nặng như gồng người tím tái, khó thở, nên các bác sĩ cho tiến hành đặt nội khí quản, cho thở máy và làm thủ tục chuyển viện xuống Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục cấp cứu, điều trị.

Con rắn cắn anh Phan Văn Tâm sau đó được xác định là loại rắn hổ mang chúa, nặng 4,5kg. Được biết, hiện gia đình đã đem con rắn về chôn nơi anh Tâm bị cắn.

Khi được đưa lên Chợ Rẫy, anh Tâm đã trong tình trạng liệt tứ chi, đồng tử giãn, mất phản xạ.

Sau khi được cho sử dụng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, nạn nhân bắt đầu hồi lại, cử động được tay chân, mở được mắt.

Làm gì khi bị rắn độc cắn?

Sau trường hợp của anh Phan Văn Tâm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, hổ mang chúa là loại rắn cực độc và diễn tiến của bệnh nhân quá nhanh, có chiều hướng xấu nên buộc phải chuyển cấp cứu ở tuyến trên.

Con sóc đánh nhau với rắn hổ mang để bảo vệ con của mình - Sputnik Việt Nam
Con sóc đánh nhau với rắn hổ mang để bảo vệ con của mình

Đại diện Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh thông tin thêm, hiện khu vực phía Nam đang vào mùa mưa, các loài rắn độc, nguy hiểm thường xuất hiện trong các lùm cây, bụi cỏ quanh nhà.

Chính vì vậy người dân, nhất là ở khu vực nông thôn cần thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm để phòng ngừa rắn, rết, không cho trẻ nhỏ ra vườn có nhiều cây.

“Đặc biệt, người dân không nên tự tay bắt rắn, nhất là các loại rắn độc để đề phòng rắn cắn, gây nguy hiểm đến tính mạng”, đại diện Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh lưu ý.

Về cách xử trí khi bị rắn độc cắn, trao đổi với Tuổi Trẻ, BS. Nguyễn Ngọc Sang cho hay, đối với những trường hợp bị rắn độc cắn (như loài hổ mang chúa) thường người bị cắn có thể tử vong vì hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là bị liệt cơ tư chi, cơ hô hấp, nếu lúc này không được xử lý kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong do ngạt.

Thứ hai, có thể nọc độc sẽ tấn công làm tổn thương cơ tim, dẫn đến suy tim cấp. Đồng thời, ở nơi bị nọc độc lan ra có thể gây nhiễm trùng, hoại tử mô.

BS. Sang lưu ý, thông thường các loại rắn độc sống ở vùng cây cối rậm rạp. Do đó, người dân nếu phải vào các vùng này cần trang bị các đồ bảo hộ như găng tay, giày ủng cao su. Vị chuyên gia lưu ý, trước khi vào khu vực không an toàn cần “đánh động” để các loại rắn độc và các động vật hoang dã khác đi nơi khác.

Bác sĩ của khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy nhấn mạnh, khi bị rắn độc cắn, nạn nhân cần cố gắng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm để hạn chế tiếp tục bị tấn công.

Đồng thời hạn chế tối đa vận động, bởi khi vận động khiến cơ co thắt càng làm cho nọc độc phát tán nhanh hơn. Cuối cùng, bệnh nhân cần được nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất, tùy vào tình trạng cụ thể của và tính chất độc của từng loại rắn, nhân viên y tế có cách xử trí ban đầu như nẹp cố định vết thương, đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.

Người phụ nữ mang thai được giải cứu từ một con rắn hổ mang bốn mét. - Sputnik Việt Nam
Người phụ nữ mang thai được giải cứu từ một con rắn hổ mang bốn mét

Về việc một số người khi bị rắn độc cắn thường chọn cách buộc garo cố định không cho độc phát tán, ông Sang cho rằng phương pháp này chưa được khuyến cáo nhiều, bởi không phải loại rắn độc nào cắn buộc garo đều hiệu quả.

“Đối với dạng nọc độc đi theo mạch bạch huyết tiếp sát trong xương, việc buộc garo không hiệu quả”, BS. Sang nói.

Đồng thời, việc buộc garo phải tuân thủ theo nguyên tắc. Nếu thời gian buộc quá lâu sẽ làm hạn chế máu lưu thông xuống vùng chi bên dưới, nếu không giải phóng kịp thời sẽ góp phần làm chết chi đó.

“Do đó hạn chế tối đa vận động, băng ép cố định nơi bị rắn cắn và chuyển nhanh đến bệnh viện là giải pháp tối ưu nhất”, bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy khuyến cáo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала