Việt Nam gỡ ‘thẻ vàng’ EC: Trước hết xử nghiêm “dân mình” đi đánh cá trái phép

© Ảnh : Hồ Cầu-TTXVNBộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị xử lý hành vi khai thác hải sản của một tàu cá sử dụng tàu lưới kéo (giã cào)
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị xử lý hành vi khai thác hải sản của một tàu cá sử dụng tàu lưới kéo (giã cào) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải điều tra, xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ có dấu hiệu môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, nỗ lực gỡ ‘thẻ vàng’ của EC đối với thủy sản Việt Nam.

Phía Ủy ban Châu Âu EC sẽ kiên quyết không rút thẻ vàng đối với thủy hải sản Việt Nam nếu còn diễn biến các vụ tàu cá vi phạm quy định. Cả hệ thống chính trị, các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều phải cùng vào cuộc nhằm nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU.

Tàu cá Việt Nam vi phạm, EC kiên quyết không rút thẻ vàng thủy sản

Ngày 8/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC).

Tại cuộc họp này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) có báo cáo trước Thường trực Ban Chỉ đạo cho hay, tính đến ngày 31/8, số lượng tàu cá cả nước đã lắp thiết bị giám sát hành trình là 24.851/30.851 tàu từ 15 m trở lên, đạt tỷ lệ 80,61%.

“Tuy nhiên, còn thực trạng rất nhiều tàu khi ra khơi gỡ bỏ thiết bị giám sát bỏ xuống biển, còn tàu thì di chuyển ra chỗ khác để đánh bắt”, báo cáo của Bộ NN&PTNT thừa nhận.

Trình bày báo cáo liên quan về tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, từ đầu năm 2020 đến ngày 31/8, đại diện Bộ NN&PTNT cho hay, các cơ quan chức năng thống kê đã xảy ra 57 vụ/92 tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử lý so với cùng kỳ năm 2019, có giảm 53 vụ/89 tàu.

Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang (Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) tại Khu công nghiệp sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.  - Sputnik Việt Nam
Thủy sản Việt Nam gỡ "thẻ vàng" của EC như thế nào?

Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thông tin cho biết, sau gần 3 năm Việt Nam bị EC phạt thẻ vàng, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống chính trị, các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đã hoàn thành được khối lượng công việc lớn theo 4 nhóm mà EC khuyến nghị.

Theo người đứng đầu Bộ Nông nghiệp, thứ nhất, Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia, ban hành các nghị định thông tư, các văn bản pháp lỳ, rất nhiều hoạt động tích cực từ đăng ký tàu thuyền, lắp thiết bị định vị, kiểm soát...

Bên cạnh đó, công tác thực hiện có bước tiến triển rõ, đặc biệt ở khu vực Thái Bình Dương, từ công tác quản lý bến cảng, khai báo, tổ chức sản xuất, chế biến xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc đều có nhiều cố gắng, có quyết tâm rất cao.

“Ủy ban châu Âu đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam, song vẫn chưa đồng tình cao, vì 6 tháng vừa qua vẫn còn ngư dân vi phạm vùng đánh bắt hải sản. EC nói, nếu còn vi phạm thì kiên quyết không rút “thẻ vàng”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin cho biết.

Trong báo cáo của mình, đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cũng cho hay, còn một thực trạng khác là công tác thực thi pháp luật được tăng cường nhưng kết quả còn hạn chế so với các vụ việc vi phạm, rất ít vụ việc bị khởi tố để răn đe.

Về vấn đề này, theo đại diện Bộ Công an, thời  gian qua, lực lượng công an đã điều tra xử lý việc môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Qua đó, Bộ Công an phát hiện 8 nhóm đối tượng nghi vấn đưa tàu và người dân đi khai thác trái phép.

ngư dân Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Phó Tư lệnh Cảnh sát biển: “Có tình trạng tàu cá Việt Nam làm giả biển tàu nước ngoài”

Tuy nhiên, cũng theo đại diện Bộ Công an, công tác xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế.

“Việc thu thập tài liệu, chứng cứ rất khó khăn vì những đối tượng vi phạm có thủ đoạn rất tinh vi. Nhiều trường hợp ra ngoài khơi thì tắt thiết bị định vị hoặc lấy thiết bị định vị đặt lên tàu khác. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng thường xuyên ra nước ngoài nên việc nắm bắt thông tin rất khó khăn. Ngoài ra, chính quyền cấp cơ sở một số nơi còn coi nhẹ công tác xử lý”, đại diện Bộ Công an báo cáo với Phó Thủ tướng.

Trước tình trạng này, thời gian tới đây, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo và phối hợp với các ngành chức năng để điều tra, xử lý các đối tượng cầm đầu, môi giới đưa người dân, tàu cá ra vùng biển nước ngoài khai thác trái phép, từ đó tăng cường tính răn đe.

Trong khi đó, tại cuộc họp, báo cáo của đại diện Bộ Quốc phòng nêu rõ, qua kinh nghiệm của các nước, chỉ có gắn thiết bị điện tử, định vị, giám sát thì mới có thể kiểm soát được tình trạng đánh bắt trái phép.

“Tuy nhiên, phải nâng cao độ tin cậy, chất lượng của thiết bị định vị, vấn đề này Bộ NN&PTNT cần rà soát, kiểm soát”, Bộ Quốc phòng khẳng định.

Xử nghiêm môi giới móc nối tàu cá Việt Nam đi đánh bắt trái phép ở nước ngoài

Tại buổi làm việc hôm nay, phát biểu chỉ đạo với lãnh đạo các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay, trong thời gian qua, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với phía EC trong công tác chống khai thác IUU.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ để chống khai thác cá trái phép, không báo cáo, không theo quy định.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ, theo báo cáo tổng hợp của Bộ NN&PTNT, thời gian qua, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc thực thi các khuyến nghị của phía EC.

 Tàu thuyền của ngư dân tránh trú bão tại khu neo đậu Cửa Viêt. - Sputnik Việt Nam
11 ngư dân Việt Nam bị Hải cảnh Trung Quốc bắt giữ

Ông Dũng đánh giá đây là sự cố gắng rất lớn, tuy nhiên, yêu cầu là phải đặt được thiết bị ở tất cả tàu cá.

“Đồng thời, phải rà soát, giám sát việc tuân thủ quy định về lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo đại diện lãnh đạo Chính phủ, những kết quả này vẫn chưa đạt yêu cầu, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đánh dấu tàu cá vẫn chưa hoàn thành.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ, công tác kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của tàu nước ngoài cập cảng Việt Nam còn yếu, thiếu chuyên nghiệp, chưa bảo đảm độ tin cậy.

Đồng thời, cơ chế phối hợp thực thi giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan chưa bảo đảm yêu cầu. Công tác xử phạt vi phạm khai thác IUU được tăng cường nhưng vẫn còn hạn chế so với số lượng vụ việc vi phạm, cũng như tính chất vi phạm.

Đáng chú ý, tình hình tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý từ đầu năm 2020 đến nay có giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng tình hình thực tế còn rất phức tạp. Điển hình như các vụ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị Hải cảnh Trung Quốc bắt giữ vì vi phạm quy định về đánh bắt cá ở Vịnh Bắc Bộ hay các vụ việc tương tự ở vùng biển tranh chấp với Malaysia, Philippines, Indonesia gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Với phân tích này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, yêu cu thể đặt ra là phải tiếp tục có các giải pháp phù hợp, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để sớm đạt được thực thi những biện pháp mà EC đặt ra, gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam bảo đảm các kết quả này là vững chắc, thực chất.

Trong ảnh: Hai tàu cá khai thác giã cào trái phép trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ảnh: TTXVN phát - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lại chỉ trích Việt Nam liên quan lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Về nhiệm vụ từ nay đến đến cuối năm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung quán triệt, tổ chức triển khai nghiêm túc các chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU và các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển cần chủ động đề ra các nhiệm vụ, giải pháp với lộ trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện, kịp thời báo cáo những vẫn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền.

Trong đó, quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, đặc biệt là trong công tác xử lý hành vi khai thác IUU.

Đại diện Chính phủ yêu cầu cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền trong và ngoài nước về kết quả triển khai chống khai thác IUU.

“Tập trung, quyết liệt triển khai các giải pháp, kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài”, ông Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Gỡ thẻ vàng EC: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tại cuộc họp hôm nay, Phó Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực vùng biển chống lấn, chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước.

“Phối hợp với chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá trước khi xuất, cập bến, kiên quyết ngăn chặn các tàu cá không có giấy tờ, trang thiết bị theo quy định, đặc biệt là thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS)”, ông Dũng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng kiên quyết  điều tra, xử lý dứt điểm các vụ việc có dấu hiệu môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, đặc biệt là tại các địa phương trọng điểm, có nhiều vụ việc tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp quốc tế trong quá trình điều tra, xử lý vi phạm.

Ngư dân ven biển làng Kê Gà ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Ngư dân ở Biển Đông ngày càng bị lôi cuốn vào chính trị

Liên quan trong vấn đề này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao tăng cường, thúc đẩy đàm phán ký kết phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và các nước.

“Trước mắt, cần đề nghị phía bạn ký kết thỏa thuận hợp tác khai thác hải sản tại khu vực vùng biển đang chồng lấn, chưa được phân định giữa hai nước để làm cơ sở bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động khai thác hải sản của ngư dân hai nước, không làm phức tạp tình hình khi bắt giữ, xử lý tàu cá Việt Nam hoạt động ở khu vực này, mọi tranh chấp vùng biển phải được giải quyết trên cơ sở đàm phán ngoại giao giữa hai nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Dũng yêu cầu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan kiên quyết đấu tranh, bảo đảm quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam khi bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ, xử lý trái phép.

“Các lực lượng thực thi pháp luật của các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tập trung điều tra, xử lý nhanh chóng, kịp thời và thực hiện nghiêm chế tài xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài”, đồng chí Trịnh Đình Dũng nêu rõ.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu phải tập trung triển khai các quy định liên quan về chống khai thác IUU tại Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có kết quả trên thực tế.

Về giải pháp lâu dài phát triển ngành thủy sản Việt Nam, ông Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh cần giảm khai thác, tăng nuôi trồng, trong đó có nuôi trồng biển. Do vậy, yêu cầu cấp bách là phải đổi mới, tái cơ cấu ngành.

“Không tái cơ cấu ngành thủy hải sản, đổi mới nâng cao đời sống người dân thì không xử lý được tận gốc vấn đề đánh bắt trái phép. Với bờ biển dài, ngành nuôi trồng cũng là tiềm năng, lợi thế của Việt Nam không chỉ trong nội địa mà còn nuôi trồng biển. Tương lai phải hướng đến xây dựng đây là ngành kinh tế mũi nhọn”, đồng chí Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng nêu rõ, “cả hệ thống chính trị phải vào cuộc”. Theo đó, nhiệm vụ trước hết bảo đảm đời sống, sinh kế của người dân. Đồng thời, để tổ chức thực hiện nhiệm vụ này thì các địa phương phải tập trung gắn với trách nhiệm người đứng đầu, nỗ lực nhằm gỡ “thẻ vàng” cho đánh bắt cá Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала