Bão số 7 cực kỳ nguy hiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 4 gặp nạn khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3

© Ảnh : Đỗ Văn Trưởng - TTXVNBan chỉ đạo Sở chỉ huy tiền phương nghiên cứu phương án để tiếp cận hiện trường Rào Trăng 3.
Ban chỉ đạo Sở chỉ huy tiền phương nghiên cứu phương án để tiếp cận hiện trường Rào Trăng 3. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khẩn cấp: Cập nhật tình hình mưa lũ miền Trung Việt Nam trong bối cảnh bão số 7 (tên quốc tế Nangka, bão “quả mít”) di chuyển nhanh, mạnh, cấp 9 -10, giật cấp 11-12 sẽ tiến thẳng vào phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, gây mưa lớn. Miền Bắc, miền Trung Việt Nam đang trong tình hình thiên tai vô cùng nguy hiểm.

Phó Tư lệnh Quân khu 4, cùng 12 cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đi cứu hộ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tiếp ra công điện khẩn ứng phó với mưa lũ miền Trung, yêu cầu cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3, Thừa Thiên - Huế, khu vực Trạm Kiểm lâm số 7. Công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 cũng đang xem xét phương án thuê trực thăng bay vào khu vực bị ảnh hưởng.

Đáng chú ý, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ có mặt tại Thừa Thiên – Huế, trực tiếp chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa lũ, trong khi đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã thành lập Sở Chỉ huy tiền phương, đồng thời mở đường tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3, khẩn trương tìm và cứu người.

Tin mới nhất về bão số 7: Tăng cấp, tiến thẳng vào Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Sáng nay, ngày 13/10, Ban Chỉ đạo trung ương Phòng chống thiên tai họp bàn phương án ứng phó với bão số 7 (tên quốc tế Nangka, bão “quả mít”).

Xử lý các cây xanh bị ngã đổ ra đường gây ách tắc giao thông tại quận Sơn Trà. - Sputnik Việt Nam
Bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc, 112,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 220km về phía Đông Đông Nam.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 170km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km – 25km, khả năng trong 36 - 48 giờ tới sẽ ảnh hưởng đến đất liền các tỉnh nam Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ

Đến 7 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc, 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

© Ảnh : TTXVN phát Lực lượng chức năng giải cứu người dân bị mắc kẹt, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Bão số 7 cực kỳ nguy hiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 4 gặp nạn khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 - Sputnik Việt Nam
Lực lượng chức năng giải cứu người dân bị mắc kẹt, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 16,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn đặt ở cấp 3. 

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 19 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc, 105,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Hậu quả của bão số 5  trên bãi biển Cửa Đại, Hội An - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tập trung khắc phục hậu quả bão số 5

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực thượng Lào.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển. Cụ thể, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10, giật cấp 12, biển động rất mạnh.

Ở khu vực Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12, biển động rất mạnh. Sóng biển cao từ 3-5m.

Đặc biệt, Trung tâm cũng cảnh báo mưa lớn, cần có biện pháp ứng phó khẩn cấp. Do ảnh hưởng của bão số 7 kết hợp với không khí lạnh nên từ ngày 14 đến ngày 16/10 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rất to và rải rác có dông với tổng lượng mưa phổ biến 150-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt.

Theo thông tin cập nhật từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 111,7 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 170km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 10 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc, 106,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Mưa bão miền Trung phức tạp, lũ lụt nghiêm trọng: Hơn 40 người chết và mất tích

Tại cuộc họp hôm nay, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia thông tin cho biết, dự báo bão số 7 mạnh cấp 9- 10, giật cấp 12 sẽ đi vào đất liền các tỉnh phía Nam Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào trưa và chiều ngày 14/10.

Cầu An Hội, phường Minh An, thành phố Hội An bị ngập lũ - Sputnik Việt Nam
Quảng Nam: Hàng loạt thủy điện xả lũ, nhiều khu vực bị cô lập

Theo vị lãnh đạo, vào sáng sớm ngày 14/10 bão số 7 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ và trưa chiều cùng ngày sẽ ảnh hưởng tới đất liền các tỉnh phía Nam Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng tâm bão sẽ mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 12.

“Bão số 7 và hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn từ ngày 14-16/10, mưa to đến rất to có nơi trên 400mm, trọng tâm là khu vực Nam Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và đồng bằng Bắc bộ”, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nêu rõ.

Theo ông Mai Văn Khiêm, mưa quá lớn khiến các sông ở khu vực bắc bộ lũ lên mức báo động 2 báo động 3 ở một vài nơi.

“Ngoài khơi Vịnh Bắc bộ gần khu vực báo có thể lên tới 6m, bão vào rất dễ kết hợp với triều cường gây ra những nguy cơ ngập lụt rất lớn ở khu vực phía Bắc”, ông Khiêm nói.

Theo thống kê thiệt hại mới nhất nêu tại cuộc họp, mưa lũ miền Trung đã khiến 40 người chết và mất tích. Cụ thể, có 28 người chết (22 người bị lũ cuốn trôi, 3 thuyền viên trên biển, 3 người bị điện giật do dọn dẹp nhà sau lũ). 12 người đang mất tích (trong đó 8 người bị lũ cuốn và có 4 thuyền viên trên biển hiện vẫn chưa tìm được).

Các tỉnh, thành phố miền Trung đã sơ tán 21.785 hộ dân với tổng số 66.569 người từ nơi úng ngập, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi ở an toàn. Mưa lũ đã khiến 415 nhà bị sập đổ, hư hỏng, hơn 131 nghìn nhà bị ngập, 592ha lúa và 4.179ha hoa màu bị ngập, vùi lấp, 3.588ha thủy sản bị thiệt hại, 293con gia súc và 155.997 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai cho biết, đến sáng 13-10, các tỉnh, thành phố miền Trung vẫn còn 217 xã, phường với 111.329 hộ dân bị ngập sâu từ 0,3m đến 1,5m, trong đó, tỉnh Quảng Trị còn 81 xã, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn 115 xã, phường.

Về thông tin thủy điện Rào Trăng 3 bị sạt lở, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 triển khai lực lượng tiếp cận vị trí điểm sạt lở.

Theo báo cáo tại cuộc họp, hiện nay lũ tại Trung bộ trên một số hệ thống sông vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng. Cụ thể, lũ trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị) đã đạt đỉnh 7,17m và đang xuống chậm. Dự báo đêm nay, lũ trên sông Thạch Hãn xuống 6,4m, sông Bồ 4,7m, tuy nhiên lũ vẫn trên báo động 3. Tình trạng ngập úng vẫn diễn ra và có thể giảm trong ngày mai và ngày kia.

Ngoài ra, tới thời điểm hiện tại còn khoảng 100 tàu trong khu vực nguy hiểm đang hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa. Hiện các tàu đã được thông báo về hướng di chuyển của bão và đang trên đường vào nơi tránh trú.

Đối với hoạt động tàu thuyền trên vịnh Bắc Bộ, Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo các đơn vị từ Quảng Ninh đến Nghệ An kêu gọi phương tiện khẩn trương di chuyển vào bờ trong chiều tối 13/10.

Về tình hình giao thông bị ảnh hưởng, đại diện Bộ GTVT báo cáo tại cuộc họp cho biết, đã có gần 140 điểm Quốc lộ, 11.576m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Ngoài ra, có 19 điểm ngập (Quảng Bình 3, Thừa Thiên Huế 16). Ngành giao thông đã lập rào chắn, trực điều tiết giao thông và tổ chức khắc phục các sự cố.

Đại diện Bộ GTVT tại cuộc họp cho hay, hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49, 49B (Thừa Thiên Huế), đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị), Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15 (Quảng Bình).

Trung Bộ đề nghị hỗ trợ 6.500 tấn gạo

Miền Bắc và miền Trung đang trong tình thế cực kỳ nguy hiểm do hậu quả của bão số 6, ảnh hưởng của bão số 7. Hiện nay, lãnh đạo các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi đều đã ra công điện chỉ đạo đơn vị, địa phương liên quan khẩn cấp triển khai các phương án ứng phó với bão số 7 và mưa, lũ.

Cơn giông kèm theo mưa lớn và gió giật mạnh vừa xảy ra cuối giờ chiều 29/8/2019 đã làm nhiều cây trên một số tuyến phố bị đổ gãy, gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông vào đúng giờ tan tầm - Sputnik Việt Nam
Thừa Thiên – Huế: Thêm 2 nạn nhân tử vong do bão số 5
Đồng thời, cử các đoàn công tác xuống cơ sở hướng dẫn người dân gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản, chằng chống nhà cửa, triển khai phương án bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, hồ đập, kiểm tra, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân từ nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng đến nơi ở an toàn.

Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thông tin tại cuộc họp cho biết, hiện nay, khu vực miền Trung chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ, đồng thời đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 6.500 tấn gạo cứu đói cho người dân và lương khô, mì tôm, lương thực, thực phẩm, phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

Cụ thể, Quảng Bình 3.000 tấn, Quảng Trị 1.500 tấn, Thừa Thiên Huế 1.000 tấn, Quảng Nam 1.000 tấn), 5,5 tấn lương khô (Quảng Trị 1,5, Thừa Thiên Huế 2,0, Quảng Nam 2,0), 20.000 thùng mì tôm (Thừa Thiên Huế 10.000, Quảng Nam 10.000), các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Bộ đội Biên phòng và Văn phòng Ủy ban Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiến cứu nạn cho biết, đã kêu gọi các phương tiện di chuyển vào nơi an toàn, kiên quyết di dời người dân trên các lồng bè vào nơi tránh trú.

Đồng thời, vận chuyển 18,5 tấn lương khô vào khu vực miền Trung để cứu đói cho người dân vùng ngập lụt, cử đoàn công tác vào khu vực thủy điện Phong Điền để ứng phó, khắc phục tình trạng sạt lở tại khu vực này.

© Ảnh : Khiếu Tư -TTXVNLực lượng biên phòng thành phố Sầm Sơn tích cực giúp đỡ ngư dân chằng chống, neo, buộc tàu thuyền nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
Bão số 7 cực kỳ nguy hiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 4 gặp nạn khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 - Sputnik Việt Nam
Lực lượng biên phòng thành phố Sầm Sơn tích cực giúp đỡ ngư dân chằng chống, neo, buộc tàu thuyền nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

Cũng tại cuộc họp, đại diện lực lượng quân đội cho biết, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 duy trì 8.574 người, 88 ô tô các loại và 172 tàu, xuồng phối hợp với lực lượng tại chỗ khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung. Đồng thời sẵn sàng lực lượng ứng phó với bão số 7 và khắc phục hậu quả sau bão.

Thượng tá Nguyễn Đình Hưng, Phó trưởng phòng Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tham mưu BĐBP cho biết, tính đến 6 giờ ngày 13/10, các đơn vị Bộ đội Biên phòng từ Quảng Ninh đến Bình Định đã duy trì thường trực 6.271 cán bộ, chiến sĩ/230 phương tiện phối hợp với các lực lượng kêu gọi, sắp xếp, kêu gọi tàu thuyền, đảm bảo an ninh trật tự, sẵn sàng xử lý tình huống khi có yêu cầu.

Đồng thời, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.324 phương tiện /229.646 lao động.

Thiên tai cực kỳ nguy hiểm: Ứng phó với bão số 7, khắc phục hậu quả mưa lũ

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, đã liên hệ với các nước như Trung Quốc, Philipines để phối hợp hỗ trợ cho ngư dân Việt Nam vào tránh trú bão.

Về phần mình, để tiếp tục ứng phó với bão số 7 và mưa lũ, các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải đã phát đi thông báo để tàu thuyền tránh trú.

Xử lý các cây xanh bị ngã đổ ra đường gây ách tắc giao thông tại quận Sơn Trà. - Sputnik Việt Nam
Bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Phát biểu tại cuộc họp sáng nay, ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai nêu rõ, hiện nay thiên tai có diễn biến cực kì nguy hiểm.

Đối với bão số 7 trên Biển Đông, mưa lớn tiếp tục làm mực nước các sông cao, trên mức báo động 3, đồng thời, tình hình ngập lụt tiếp tục diễn ra, ngập sâu, xuất hiện sạt lở khu vực miền núi.

Đặc biệt, ông Vũ Xuân Thành cũng đề nghị các bộ, ban, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đặc biệt là công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới.

Vị lãnh đạo lưu ý, đối với các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cần tập trung đảm bảo an toàn tàu thuyền nơi neo đậu, tiếp tục chằng chống nhà cửa, cây to, di dời dân ở khu vực xung yếu, thấp trũng. Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết, mất tích.

Ông Vũ Xuân Thành yêu cầu khẩn trương cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch cho người dân bị thiệt hại, bảo đảm khám chữa bệnh cho người dân vùng lũ, khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, phục hồi sản xuất.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 7 và tình hình mưa lũ để chủ động các biện pháp ứng phó, đặc biệt là việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển, quản lý, hướng dẫn tàu thuyền đang neo đậu, nhất là tàu vận tải, tàu neo đậu ở khu vực cửa sông.

“Quan tâm, chỉ đạo, đảm bảo an toàn trên các lồng bè, chòi canh vì nhiều nơi vẫn còn chủ quan, không chịu di dời vào nơi an toàn. Tiếp tục chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây xanh. Di dời người dân ở những nơi xung yếu, nhà cửa yếu, thấp trũng. Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản”, ông Thành yêu cầu.

Đặc biệt, vị lãnh đạo đề nghị các đơn vị chỉ đạo, tổ chức giám sát, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du, dành dung tích để đón đợt lũ tiếp theo, đặc biệt là đối với các hồ chứa lưu vực sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn và các hồ chứa khu vực Bắc Bộ đã đầy tràn nước.

Thủ tướng yêu cầu cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất ở Thừa Thiên – Huế

Liên quan đến tình hình mưa bão, lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 và thủy điện Rào Trăng 3 tại Thừa Thiên - Huế.

Tàu CSB 8003 lai kéo tàu cá NA 93248 TS về cảng Cửa Lò. - Sputnik Việt Nam
Biển Đông lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới

Theo Công điện, Thủ tướng đã nắm được tin mưa lũ đã gây sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 thuộc Tiểu khu 67 và công trình thủy điện Rào Trăng 3, thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, làm nhiều cán bộ, chiến sĩ trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn và người của công trường thủy điện bị vùi lấp.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Tư lệnh Quân khu 4 khẩn trương tập trung chỉ đạo các lực lượng, phương tiện cần thiết, phù hợp để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn kịp thời các nạn nhân bị vùi lấp.

“Các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện và khẩn trương khắc phục sự cố”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế theo chức năng quản lý nhà nước được giao, chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi, kể cả các công trình đang thi công, có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người, tài sản nhà nước và nhân dân trên địa bàn.

Mở đường vào Rào Trăng 3, có thể thuê trực thăng

Sáng nay, 13/10, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp tục điều động lực lượng tiếp ứng cho nhóm của Quân khu 4 đang trên đường tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3.

Cũng trong sáng 13/10, tại xã Phong Xuân (Phong Điền), Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Doãn Anh có có cuộc họp bàn phương án tiếp cận, cứu hộ cứu nạn những người mắc kẹt tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3.

 Người dân dùng thuyền di chuyển tài sản đến cất ở nơi khô ráo. - Sputnik Việt Nam
Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử

Theo ghi nhận tại hiện trường và nhận định của đoàn công tác, do trời mưa lớn nên tuyến đường vào thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 20km, có hơn 10 điểm sạt lở lớn, 4 con suối nước chảy siết, thời tiết xấu dẫn đến việc tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn. Đoàn công tác đã gọi điện báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Công việc ưu tiên trước hết theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tập trung lực lượng, phương tiện chuyên dụng xe múc, xe cẩu mở đường tiếp cận khu vực thủy điện Rào Trăng 3.

Đồng thời, lãnh đạo địa phương cũng yêu cầu chuẩn bị lương thực, thực phẩm, y tế nhằm đảm bảo cho công tác cứu hộ cứu nạn. Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã điều 3 xe và lực lượng phòng cháy chữa cháy - cứu nạn cứu hộ đến hiện trường. Hàng chục cán bộ chiến sĩ cũng đã lên đường.

Tuy nhiên, đến 10h30 sáng 13/10, các lực lượng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường do lượng đất đá sạt lở là rất lớn cộng thêm nước suối dâng cao.

Cũng trong sáng 13/10, nhận lệnh từ Bộ tư lệnh Quân khu 4, nhiều cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 414 đã tham gia làm nhiệm vụ tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đây là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ.

Được biết, Lữ đoàn Công binh 414 là đơn vị chủ công của Quân khu 4 trong nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Tham gia đợt cứu hộ, cứu nạn lần này, lữ đoàn đã đưa lực lượng cùng những phương tiện, trang bị, khí tài hiện đại nhất có thể cứu hộ, cứu nạn trong nhiều tình huống phức tạp, điều kiện khắc nghiệt như thiên tai, thảm họa, tai nạn.

© Ảnh : Đỗ Văn Trưởng - TTXVNLực lượng chức năng trên đường vào khu vực sạt lở của Thủy điện Rào Trăng 3.
Bão số 7 cực kỳ nguy hiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 4 gặp nạn khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 - Sputnik Việt Nam
Lực lượng chức năng trên đường vào khu vực sạt lở của Thủy điện Rào Trăng 3.

Trong khi đó, tin từ Công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 cho biết sẽ thuê trực thăng bay tới khu vực thủy điện để xác minh thông tin thủy điện sạt lở, vùi lấp nhiều công nhân chiều qua 12/10.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ khi nào trực thăng sẽ bay vào Huế vì thời tiết hiện đang rất xấu. Chủ đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 cũng mong Quân khu 4 sớm tiếp cận được hiện trường để có thông tin chính xác nhất.

Do tình hình mưa lũ, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã rút ngắn để ứng phó với bão, trong khi đó, hôm nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng sẽ trực tiếp có mặt tại Thừa Thiên – Huế để chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão.

Phó Tư lệnh Quân khu 4 gặp nạn khi đi cứu hộ Rào Trăng 3

13 người trong đoàn tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3 do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu gặp nạn trên đường đi cứu hộ.

Trực thăng do Bộ Quốc phòng điều động đang cứu người trên tàu Vietship 01. - Sputnik Việt Nam
Sao Việt Nam điều trực thăng quân sự mà mất 3 ngày mới cứu được thuyền viên tàu Vietship?

Thông tin từ Sở Chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn đóng tại xã Phong Xuân (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) của Quân khu 4 và Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế cho hay, đoàn tiếp cận do thiếu tướng Nguyễn Văn Man chỉ huy đi bộ lên Thủy điện Rào Trăng 3 tối 12/10 đã gặp nạn.

Trước đó, từ ngày 12/10, đoàn công tác gồm 21 người do đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và  đồng chí  Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4 làm trưởng đoàn sau khi nhận điện báo có vụ sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3 vùi lấp hơn chục công nhân đã khẩn trương lên rừng tìm kiếm cứu nạn.

Vào khoảng hơn 23h đêm 12/10, được báo còn cách thủy điện Rào Trăng 3km, do mưa lớn, đêm khuya, khó tiếp cận hiện trường, nên đoàn quyết định vào Trạm kiểm lâm số 7 thuộc tiểu khu 67 (đóng trên đường di chuyển) nghỉ ngơi để sáng sớm tiếp tục lên đường.

Tuy nhiên, giữa đêm đã xảy ra một vụ sạt lở đất rất lớn chôn vùi 2 căn phòng của lực lượng cứu hộ đang nghỉ tại đây. Hiện Sở Chỉ huy đã liên lạc được với 8 người, còn 13 người trong đoàn, trong đó có cả Thiếu tướng Nguyễn Văn Man đã gặp nạn, chưa rõ thông tin.

Hiện Bộ Tư lệnh Quân khu 4, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đang tăng cường tìm kiếm số cán bộ, chiến sĩ đang mất tích.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала