Ông Erdogan giành phần thắng trưng cầu hiến pháp. Liệu chiến thắng có đến với Thổ Nhĩ Kỳ?

© REUTERS / Umit BektasTayyip Erdogan
Tayyip Erdogan - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Giáo sư Khoa học Chính trị Gevorg Mirzayan, Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Nga bình luận cho hãng tin Sputnik

Vào hôm Chủ Nhật, 16 tháng Tư, tại Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra cuộc trưng cầu quan trọng đối với lịch sử hiện đại của đất nước. Nhân dân phải quyết định họ sẽ sống trong quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ của Ataturk hay Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan?

Recep Tayyip Erdogan - Sputnik Việt Nam
Ông Erdogan muốn khôi phục án tử hình
Nhà sáng lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ — Mustafa Kemal Ataturk đã gây dựng một nhà nước độc đáo trong thế giới Hồi giáo — nền cộng hòa dân chủ thế tục hướng tới các giá trị phương Tây và thế giới phương Tây. Tất nhiên, phương án của Ataturk có những nhược điểm. Ví dụ, "chốt bảo hiểm" quân đội. Khi những người Hồi giáo cấp tiến (dựa vào tiếng nói cử tri) trung thực lên nắm quyền, quân đội lập tức lật đổ họ và trao lại quyền lực cho các Kemalists (các nhà Cộng hòa). Như vậy khó có thể gọi là một nền dân chủ. Do đó, người đứng đầu nhà nước có hai lựa chọn phát triển hệ thống: hoặc khai hóa thế tục cho các tỉnh miền đông và miền trung lạc hậu của đất nước, hoặc ngược lại, dựa vào họ Hồi giáo hoá cả nước. Người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay — ông Recep Erdogan đã theo lựa chọn thứ hai. 

Trong quá trình trưng cầu dân ý, ông Erdogan đã dựa vào các nhóm bảo thủ, các nhà dân tộc chủ nghĩa địa phương vốn hưởng ứng tham vọng cường quốc Ottoman mới của tổng thống. Chế độ dân chủ tự do Hồi giáo không thể dựa vào nhóm cử tri như vậy: nó sẽ tự động biến thành một hệ thống độc tài (thế tục hay Hồi giáo trong trường hợp này không còn là quá quan trọng).  
Trên thực tế, sự tiến hóa này đã diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc trưng cầu, Tổng thống đã đề nghị củng cố các sửa đổi hệ thống bằng pháp luật. Ví dụ, sửa đổi hiến pháp loại chức Thủ tướng, cấm các cựu quân nhân (người gìn giữ truyền thống cộng hòa Ataturk) tham gia tranh cử, trên thực tế đưa hệ thống tư pháp nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ. Thực chất là biến Thổ Nhĩ Kỳ thành vương quốc sẽ do ông Erdogan nắm quyền suốt đời (chính thức cho đến năm 2029, nhưng khi ấy tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có thể nghĩ ra cách gì mới).

lúa mì - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đẩy Thổ Nhĩ Kỳ khỏi vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các nước mua ngũ cốc Nga
Tất nhiên, ông Erdogan đã dốc toàn lực vào cuộc chơi. Thua trưng cầu dân ý sẽ không khác gì việc Tổng thống bị bỏ phiếu bất tín nhiệm, sẽ gia tăng áp lực từ phía các đối thủ cũng như người cùng đảng (nhiều người trong số họ khó chịu với tham vọng của ông Erdogan). Bởi vậy, nhà cầm quyền đã dốc toàn lực để đảm bảo người dân sẽ bỏ phiếu ủng hộ. Tổng thống kiểm soát các tòa án và hầu hết báo chí, đàn áp các đối thủ chính trị và nhà bất đồng chính kiến ​​(với lý do họ dính líu âm mưu đảo chính bị thất bại hồi năm ngoái). Và Tổng thống đã giành giật được chiến thắng: ngày 16 tháng Tư, 51,4% cử tri Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu chôn vùi di sản của Mustafa Kemal Ataturk.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала