Việt Nam sở hữu hai hệ thống tên lửa phòng không di động “khủng” nhất Đông Nam Á?

© AP Photo / Ng Han GuanKS-1C (HQ-12) Chinese
KS-1C (HQ-12) Chinese - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lực lượng phòng không các quốc gia ASEAN đang được trang bị những hệ thống vũ khí có tính năng kỹ chiến thuật hàng đầu thế giới.

Dưới đây là 5 hệ thống tên lửa phòng không di động được đánh giá tốt nhất khu vực Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại.

SAMP/T, Singapore

Trong năm 2013, Singapore và Pháp đã ký hợp đồng cung cấp 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa SAMP/T cùng 200 đạn đánh chặn Aster-30 đi kèm.

Hệ thống SAMP/T của Singapore được trang bị radar mảng pha 3D Arabel có thể giám sát, theo dõi 130 mục tiêu khác nhau, dẫn hướng tên lửa tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, phát hiện tên lửa đạn đạo chiến thuật ở cự ly 600 km. Cabin chỉ huy và radar Arabel kiểm soát được 6 xe phóng trong bán kính 10 km, dẫn hướng đồng thời 16 tên lửa đến các mục tiêu khác nhau (phân bổ 1 — 2 tên lửa/mục tiêu).

© Wikipedia / Duch.sebSAMP/T missile system
SAMP/T missile system - Sputnik Việt Nam
SAMP/T missile system

Sức mạnh của SAMP/T nằm ở tên lửa 2 tầng nhiên liệu rắn Aster-30 tầm bắn 5 — 120 km, trần bay 30 km, tốc độ 1.400 m/s, cự ly tiêu diệt mục tiêu hiệu quả đối với máy bay là 3 — 100 km hoặc 3 — 35 km với tên lửa đạn đạo tầm bắn 3.000 km. Tên lửa được trang bị hệ thống điều khiển phức hợp chính xác cao PIF/PAF, cho phép điều chỉnh lỗi dẫn đường và tăng tính cơ động.

S-300PMU-1, Việt Nam

S-300PMU-1 của Việt Nam hiện là hệ thống tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất khu vực Đông Nam Á, nó phóng được cả hai loại đạn đánh chặn 48N6E/E2 mang đầu đạn nổ phân mảnh trọng lượng lớn nhằm tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu.

© Wikipedia / Vitaly V. KuzminS-300PMU 1/2 ở Matxcơva
S-300PMU 1/2 ở Matxcơva - Sputnik Việt Nam
S-300PMU 1/2 ở Matxcơva

Đặc biệt, S-300PMU-1 của Việt Nam còn được trang bị radar cảnh giới tìm kiếm mọi độ cao 96L6E của tổ hợp S-400, kết hợp cùng radar điều khiển hỏa lực mảng pha 3D hoạt động trên băng tần X 30N6E Flap Lid. Bên cạnh đó, còn có thành phần bổ sung là radar cảnh giới bắt thấp 36D6-M làm việc trên băng tần S.

KS-1C, Thái Lan

KS-1C của Thái Lan là phiên bản nâng cấp từ hệ thống phòng không KS-1A (HQ-12) do Trung Quốc sản xuất. Trong giai đoạn đầu, Quân đội Hoàng gia Thái Lan sẽ tiếp nhận 3 xe mang phóng tự hành cùng một cơ số nhỏ đạn tên lửa kèm theo.

© AP Photo / Ng Han GuanKS-1C (HQ-12)
KS-1C (HQ-12) - Sputnik Việt Nam
KS-1C (HQ-12)

Biến thể KS-1C của Thái Lan có tầm bắn nằm trong khoảng 5 — 70 km đối với mục tiêu là máy bay, hoặc 7 — 30 km khi chống lại tên lửa hành trình, trần bay 0,3 — 27 km. Các thông số còn lại bao gồm vận tốc, khả năng chịu quá tải của tên lửa, tấn công mục tiêu bay có tốc độ và độ cơ động bao nhiêu vẫn chưa được công bố.

Dẫn đường cho đạn tên lửa là radar mảng pha thụ động H-200 có tầm phát hiện mục tiêu tối đa 115 km, theo dõi từ cự ly 80 km, dẫn đường cho tên lửa ở tầm 50 km. Theo tuyên bố từ nhà sản xuất, radar này có thể điều khiển 6 tên lửa tấn công 3 mục tiêu cùng lúc (phân bổ 2 tên lửa cho 1 mục tiêu).

Kvadrat-M, Myanmar

Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 71 năm thành lập quân đội, hệ thống tên lửa phòng không SA-6 nâng cấp (được gọi là Kvadrat-M) của Myanmar đã chính thức lộ diện.

Kvadrat-M là gói nâng cấp do Belarus thực hiện, hệ thống sử dụng radar tìm kiếm và điều khiển hỏa lực 1S91 hiện đại hóa, cho khả năng nhận dạng mục tiêu và kháng nhiễu tốt hơn. Xe radar và xe mang phóng cùng sử dụng khung gầm xe bánh lốp việt dã MZKT-69.222 6x6. 

© Flickr / 2708622K12 Kub ("Kvadrat-M")
2K12 Kub (Kvadrat-M) - Sputnik Việt Nam
2K12 Kub ("Kvadrat-M")

Mặc dù vẫn mang tên lửa 3M9 tầm bắn tối đa 24 km, nhưng nhờ các thiết bị điện tử công nghệ số mà xác suất tiêu diệt mục tiêu của đạn đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, còn thông tin khác cũng rất đáng quan tâm, đó là hệ thống này theo quảng cáo có thể tích hợp đạn 9M38M1 của Buk-M1.

SPYDER-SR, Singapore — Việt Nam

Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore chính là quốc gia đầu tiên đưa vào biên chế những hệ thống tên lửa phòng không di động SPYDER-SR tối tân do Tập đoàn Rafael của Israel chế tạo, Việt Nam chỉ vừa tiếp nhận những tổ hợp đầu tiên trong năm qua.

SPYDER nằm trong xu hướng mang tên lửa không đối không của máy bay tiêm kích xuống bệ phóng mặt đất, nó có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa đường không với xác suất tiêu diệt mục tiêu vô cùng đáng nể.

© Wikipedia / Ereshkigal1SPYDER-SR
SPYDER-SR - Sputnik Việt Nam
SPYDER-SR

Hệ thống SPYDER sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn, bao gồm Python-5 có chế độ đặc biệt "Khóa mục tiêu sau khi phóng" thông qua 1 camera hồng ngoại kết hợp với 1 cảm biến quang điện tích hợp vào đầu dò. Bên cạnh đó là đạn Derby (hay còn được gọi là Alto) mang đầu dò radar chủ động. Radar dẫn đường cho hệ thống SPYDER-SR là Elta EL/M 2106 ATAR 3D.

 

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала