Gepard và Molniya của VN sẽ được trang bị tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Pantsir-ME?

© Sputnik / Maxim Bogovid / Chuyển đến kho ảnhNhà máy mang tên Gorky ở Zelenodolsk xây dựng các tàu khu trục "Gepard - 3.9" cho Hải quân Việt Nam
Nhà máy mang tên Gorky ở Zelenodolsk xây dựng các tàu khu trục Gepard - 3.9 cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Renat Mistakhov, TGĐ Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, nơi đang hoàn thiện 2 tàu Gepard cho HQVN xác nhận, tới đây, các sản phẩm xuất khẩu của họ sẽ được trang bị tổ hợp Pantsir-ME.

Giới thiệu tổ hợp phòng không mới đầy uy lực

Bên lề Triển lãm Hải quân quốc tế (IDMS) lần thứ 8, năm 2017 tại St. Petersburg (Nga), CEO của Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk chia sẻ rằng tổ hợp pháo — tên lửa phòng không Pantsir-ME phiên bản hải quân sẽ được trang bị cho các tàu chiến xuất khẩu và điều này khiến các khách hàng tiềm năng quan tâm hơn, hài lòng hơn.

"Tôi tin rằng hệ thống vũ khí phòng không tối tân này chắc chắn cần thiết cho các tàu chiến bởi vì nó sở hữu những đặc tính kỹ chiến thuật độc đáo, không một loại vũ khí tương tự nào có thể sánh được. Hệ thống này đã chứng minh được hiệu quả tác chiến trong các cuộc thử nghiệm đã và đang diễn ra".

"Với những điểm vượt trội như vậy, tôi tin rằng sản phẩm mới này sẽ cho phép chúng tôi tăng đáng kể cơ hội xuất khẩu vì các tàu chiến ngày nay luôn đòi hỏi phải được trang bị các tổ hợp phòng không mạnh, và Pantsir-ME hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này", ông Renat Mistakhov cho biết.

Tổ hợp Pantsir-M - Sputnik Việt Nam
Lưới lửa phòng thủ hoàn hảo cho tàu chiến Việt Nam
Tổ hợp Pantsir-ME là phiên bản hải quân dùng cho các chiến hạm được phát triển trên cơ sở tổ hợp pháo — tên lửa phòng không Pantsir lục quân (với tên gọi Pantsir-S)

Cách đây ít hôm, ông Alexander Shlyakhtenko, Giám đốc Phòng thiết kế hải quân Trung ương Almaz (Nga) đã tuyên bố với báo chí rằng tổ hợp pháo — tên lửa phòng không Pantsir-ME phiên bản hải quân đã được lắp lên một tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (Dự án 1241) và đang thử nghiệm ở Biển Đen.

Trước đó, ông Alexander Denisov, Giám đốc điều hành của Tổ hợp Vũ khí chính xác cao đã cho biết: "Tổ hợp Pantsir-ME sẽ được hoàn thành trong 1-2 năm tới, và Hải quân Nga đã đặt mua chúng. Các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya thuộc dự án 1241 hiện có trong biên chế hải quân Nga và nhiều nước khác sắp tới có thể được lắp tổ hợp phòng không tối tân này".

Những tính năng vượt trội

Tại Triển lãm Hải quân quốc tế đang diễn ra tại St. Petersburg, tổ hợp Pantsir-ME đã được Tập đoàn công nghệ cao Rostec chính thức giới thiệu với công chúng và các đoàn quan chức quân sự tới từ nhiều quốc gia.

Ông Sergei Chemezov, Tổng giám đốc Tập đoàn Rostec cho biết: "Tổ hợp phòng không tối tân này do Văn phòng thiết kế Tula phát triển, tích hợp lên đó rất nhiều giải pháp khoa học và công nghệ mới nhất, vượt trội hơn hẳn so với tổ hợp Kashtan-M. Đặc biệt, tầm bắn tăng từ 10 lên 20km và độ cao cũng cải thiện, trong khoảng từ 3 tới 15km".

"Hệ thống điều kiển hỏa lực keeys hợp giữa radar và quang học cung cấp cho tổ hợp khả năng chiến đấu 24/24h, trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Toàn bộ hoạt động tác chiến đều được tự động hóa và kíp trắc thủ chỉ việc nhấn nút khai hỏa", ông nói.

Với việc sử dụng radar mảng pha đa chức năng và các tên lửa có cự ly xạ kích tới 20km, tổ hợp Pantsir-ME có khả năng tấn công cùng lúc 4 mục tiêu, kể cả những loại tên lửa đối hạm tiên tiến hay những vũ khí cỡ nhỏ phóng từ trên không hay từ mặt đất (từ bờ).

Tàu tên lửa Molniya 1241.8 số hiệu 376 của Hải quân nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có theo Nga chọn Kalibr làm tên lửa chống hạm chủ lực?
Tổ hợp có thể lắp trên các chiến hạm có lượng choán nước từ 300 tấn trở lên, cho phép những con tàu này có hỏa lực phòng thủ vượt trội, đủ sức bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của các vũ khí tiến công đường không hiện đại, bao gồm cả các mục tiêu bay thấp, siêu thấp và các máy bay không người lái cỡ nhỏ điều khiển từ xa.

"Tổ hợp phòng không Pantsir-ME đảm bảo khả năng phòng hộ một cách tin cậy cho mọi loại tàu chiến mặt nước được trang bị để chống lại các cuộc tiến công đường không với xác suất diệt mục tiêu có thể lên tới 100% (xác suất bằng 1). Bao gồm cả các loại tên lửa diệt hạm bay siêu thấp và máy bay điều khiển từ xa", theo giới thiệu của Rostec.

"Tổ hợp được phát triển bởi phòng thiết kế khí cụ hàng đầu Nga có đặc điểm chính là có thể diệt các mục tiêu bằng tên lửa từ xa. Nếu vì lý do nào đó mục tiêu (có thể là tên lửa diệt hạm đang phóng tới) chưa bị diệt hoặc chưa bị vô hiệu hoàn toàn thì đến lượt các cỗ pháo ra tay, làm nốt phần việc còn lại". Tóm lại, không mục tiêu nào lọt qua nổi "vòm sắt" bảo vệ của Pantsir-ME.

Ông Sergei Chemezov trước đó đã tuyên bố rằng việc phát triển tổ hợp pháo — tên lửa phòng không Pantsir-ME đã được hoàn thành và sẽ sớm được đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ cho trang bị lên các tàu hải quân Nga và các chiến hạm xuất khẩu.

Được biệt, ngoài các tàu hộ vệ tên lửa Molniya, các tàu Gepard (khinh hạm hoặc hộ vệ tên lửa) cũng có thể được lắp tổ hợp phòng không mới này. 

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала