Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam tự tăng sức mạnh radar giám sát Biển Đông

© Ảnh : Báo Đất Việt Trạm radar trên đỉnh Sơn Trà.
Trạm radar trên đỉnh Sơn Trà.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Với Dự án Nhiệt đới hóa các bộ khí tài radar vùng ven biển, những trạm radar Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể khả năng giám sát Biển Đông.

Tự tăng sức mạnh

Theo báo PK-KQ, Trung tâm Nhiệt đới Việt — Nga triển khai Dự án nhiệt đới hóa các bộ khí tài radar vùng ven biển. Trong số các đài trạm ở các vùng ven biển thì đài Kastaz — E2 của Trạm 29 Trung đoàn 292 (Sư đoàn 375) là đài đầu tiên được tiến hành thử nghiệm nhiệt đới hóa.

Ban đầu, toàn bộ đài radar được tiến hành bảo quản, bảo dưỡng kỹ, sau đó các chuyên gia tiến hành tẩm phủ những lớp bảo vệ chuyên biệt cho các linh kiện: cao su, kim loại, các mảng mạch, các đầu giắt, đầu phi…

Mỗi loại linh kiện bằng các vật liệu khác nhau đều được che phủ, bảo vệ bằng những chất liệu phù hợp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của hơi mặn. Đài radar đầu tiên được nhiệt đới hóa đã đưa vào sử dụng được gần 2 tháng.

Su-30MK2 - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Tên lửa Việt Nam sẽ buộc kẻ địch trả giá đắt nếu làm liều

Tuy quãng thời gian theo dõi và thử nghiệm chưa dài, nhưng những phản hồi bước đầu từ đơn vị báo về rất tốt. Độ ổn định, tính chính xác của khí tài vẫn giữ nguyên. Tần suất hỏng hóc của khí tài (so sánh với sổ sách thống kê hỏng hóc với khí tài khi chưa được nhiệt đới hóa) giảm nhiều, công sức của bộ đội trong việc bảo dưỡng, sửa chữa khí tài cũng đã được giảm nhẹ…

Cùng với Dự án Nhiệt đới hóa radar, Dự án quả cầu che dùng cho những đài radar ven biển cũng đã được Việt Nam thực hiện. Hồi tháng 7/2017, ba quả cầu che đã được hoàn thành việc lắp đặt và đưa vào sử dụng, bước đầu đã khẳng định được những ưu việt của chúng.

Hệ thống cầu che có kết cấu bền vững, chịu được gió, bão ở cường độ lớn, độ trong suốt điện từ bảo đảm nên không ảnh hưởng tới việc phát hiện và theo dõi mục tiêu của khí tài.

Được cầu che bảo vệ, khí tài tăng độ bền, tần suất hỏng hóc giảm, quy trình công tác bảo dưỡng, bảo quản khí tài vẫn được duy trì đều đặn, nghiêm ngặt nhưng mọi công việc của bộ đội đã được giảm nhẹ rất nhiều so với trước.

"Mắt thần Đông Dương"

Được coi là "mắt thần Đông Dương", Trạm radar 29 trên đỉnh Sơn Trà có thể tóm gọn mọi mục tiêu trong tầm giám sát hàng trăm km. Hiện nay, trạm radar kiểm soát không lưu và cảnh báo sớm này có nhiệm vụ cảnh giới và theo dõi không lưu của toàn bộ vùng nước Biển Đông, bao trùm lên toàn bộ Vịnh Bắc Bộ và không phận của Đông Dương.

Tàu lớp Gepard - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Báo săn chống hải tặc

Không một chuyến bay nào, một vật thể lạ nào khi bay vào không phận quản lý của trạm radar này mà bị bỏ lọt mục tiêu. Để Tổ quốc không bị tập kích bất ngờ từ trên không, những người "lính canh trời" trên đỉnh Sơn Trà phải dán mắt 24/24 giờ trên màn hình radar.

Với người lính binh chủng khác thì việc chiến đấu còn có thời hạn, riêng radar luôn luôn trong tình trạng chiến đấu và tập trung sẵn sàng đến mức cao độ. Bởi với tốc độ của các máy bay hiện đại còn nhanh hơn tốc độ âm thanh nên thiếu cảnh giác trong tích tắc, không phận sẽ bị xâm phạm.

Ngoài nhiệm vụ canh gác vùng trời bình yên cho Tổ quốc, Trạm radar 29 còn có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là dẫn đường cho các máy bay chiến đấu.

Để Tổ quốc không bị bất ngờ, nhiệm vụ của các chiến sĩ radar là rất thiêng liêng. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa người dẫn đường và các phi công lái máy bay chiến đấu là vô cùng quan trọng. Ở bất kỳ một cuộc chiến nào, trong chiến thắng cũng như thất bại của không quân, radar đều đóng góp một phần không nhỏ.

 

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала