Phương án Việt Nam đưa giàn phóng BM-21 lên khung gầm M548

© Ảnh : Báo Đất ViệtGiàn phóng pháo phản lực được tích hợp trên khung xe thiết giáp bánh xích
Giàn phóng pháo phản lực được tích hợp trên khung xe thiết giáp bánh xích - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Xe bánh xích M548 đã được Việt Nam sử dụng làm khung gầm tự hành cho pháo phòng không ZU-23-2 và pháo mặt đất M101, nhưng tiềm năng của nó chưa hết.

Hiện tại Việt Nam đang thí điểm triển khai chương trình tự hành hóa pháo phòng không ZU-23-2 và pháo mặt đất M101 cỡ 105 mm bằng cách tích hợp chúng lên khung gầm xe vận tải bánh xích M548 chiến lợi phẩm thu được sau chiến tranh.

Phương án này mang lại hiệu quả vượt trội nếu so sánh với cách làm cũ đó là đặt trên khung xa tải bánh lốp Ural hay KamAZ bởi nhờ lợi thế của khung gầm bánh xích, xe dễ dàng vượt qua các dải địa hình phức tạp, loại bỏ bớt thao tác hạ càng chống mà chỉ cần dừng lại là tác xạ được ngay.

Thành công của hai sáng kiến kỹ thuật trên còn mở ra hướng đi tiếp theo đó là Việt Nam sẽ chế tạo hệ thống pháo phản lực phóng loạt bằng cách tích hợp giàn phóng BM-14-16 hay thậm chí là BM-21 trên phương tiện này.

© Ảnh : Báo Đất ViệtPháo mặt đất M101 cỡ 105 mm được tích hợp trên khung xe bánh xích M548
Pháo mặt đất M101 cỡ 105 mm được tích hợp trên khung xe bánh xích M548 - Sputnik Việt Nam
Pháo mặt đất M101 cỡ 105 mm được tích hợp trên khung xe bánh xích M548

Trong tác chiến hiện đại, các đơn vị bộ binh cơ giới đều được biên chế pháo phản lực phóng loạt đi kèm trong đội hình để đóng vai trò hỏa lực dọn bãi trước khi xe tăng tràn lên chiếm cứ điểm đối phương.

Có thể kể ra đây một vài ví dụ như Quân đội Nga sử dụng pháo phản lực phóng loại TOS-1A Buratino với vai trò như hỏa lực trực tiếp hay Quân đội Trung Quốc trang bị loại PZH-89 cho các sư đoàn xe tăng hay bộ binh cơ giới.

Nhưng không chỉ có vậy, Trung Quốc còn có một dự án đưa giàn phóng pháo phản lực lên khung xe vận tải bánh xích tương tự như loại M548 của Việt Nam, đây có thể là kinh nghiệm đáng học tập.

ZU-23-2 - Sputnik Việt Nam
Pháo phòng không ZU-23-2 Việt Nam: Khác biệt và nhân bội sức cơ động (Video)

Trong trường hợp Việt Nam triển khai cách làm trên, thao tác được đánh giá là khá đơn giản khi chỉ cần liên kết giàn phóng lên thùng xe và tích hợp thêm cơ cấu ngắm bắn trong buồng lái vì xung lực của pháo phản lực nhỏ hơn rất nhiều so với lựu pháo.

Nếu dự án được nghiên cứu và tiến hành thành công, Lục quân Việt Nam sẽ có bộ 3 vũ khí tự hành dựa trên khung gầm xe vận tải bánh xích đó là pháo phòng không ZU-23-2, pháo mặt đất M101 và cả pháo phản lực phóng loạt BM-14-16 hay BM-21.

Ngoài ra cách làm trên còn có thể áp dụng trên một loại phương tiện khác do Liên Xô chế tạo chính là xe kéo pháo bánh xích ATS-59G mà Việt Nam vẫn còn rất nhiều trong các kho dự trữ.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала