Trung Quốc: Không thể xem nhẹ tên lửa bờ Shaddock bắn xa nhất của Việt Nam

© Ảnh : kienthucCực hiếm khoảnh khắc tên lửa P-35B Việt Nam “cất cánh”
Cực hiếm khoảnh khắc tên lửa P-35B Việt Nam “cất cánh” - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Từ thực tiễn huấn luyện bắn đạn thật gần đây của lực lượng tên lửa bờ Hải quân Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng không thể coi nhẹ dòng tên lửa Shaddock này.

Theo Tạp chí Kiến thức Vũ khí Trung Quốc, hiện nay, tác chiến kiểm soát biển của Việt Nam vẫn lấy hỏa lực bờ làm chủ. Ngoài không quân bờ biển ra, chủ thể của hỏa lực trên bờ chính là lực lượng tên lửa bờ đối hạm.

Máy bay vận tải - tuần thám biển NC-212i của Việt Nam tiến hành chuyến bay thử nghiệm - Sputnik Việt Nam
Báo Trung Quốc quan tâm sâu sắc việc Việt Nam nhận NC-212i

Đây là một trong những lực lượng được Quân đội Nhân dân Việt Nam ưu tiên phát triển với 5 Lữ đoàn tên lửa bờ đối hạm, bao gồm:

Lữ đoàn 679 trang bị tên lửa Shaddock (P-5 Pyatyorka theo cách gọi của Nga) ở miền Bắc; Lữ đoàn 680 trang bị tên lửa Styx (P-15 Termit) ở miền Trung; Lữ đoàn 681 trang bị tên lửa Bastion-P và Lữ đoàn 685 trang bị tên lửa dẫn đường chính xác EXTRA và ACCULAR của Israel ở duyên hải Nam Trung Bộ.

Trong đó, Lữ đoàn tên lửa bờ 679 được thành lập sớm nhất, tuy trang bị cũ nhưng có một vị trí đặc biệt và uy lực rất lớn.

Từ thực tiễn huấn luyện bắn đạn thật gần đây của lực lượng tên lửa bờ Hải quân Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng không thể coi nhẹ dòng tên lửa Shaddock này.

© Ảnh : Trí Thức TrẻTên lửa Shaddock sau khi nạp nhiên liệu được đưa vào ống phóng
Tên lửa Shaddock sau khi nạp nhiên liệu được đưa vào ống phóng - Sputnik Việt Nam
Tên lửa Shaddock sau khi nạp nhiên liệu được đưa vào ống phóng

BrahMos - Sputnik Việt Nam
Báo Trung Quốc đơm đặt Việt Nam tìm “đồng minh” hậu thuẫn ở Biển Đông
Đầu những năm 1980, Việt Nam trang bị lượng lớn pháo tầm xa và tên lửa, ngoài tên lửa Scud còn trang bị tên lửa bờ Shaddock — tiền đề để thành lập Lữ đoàn 679.

Năm 1980, Việt Nam chính thức tiếp nhận một hệ thống tên lửa bờ đối hạm SSC-1B Sepal (tổ hợp phòng thủ bờ biển 4K44 Redut-M) và 25 quả tên lửa chống hạm P-35B Shaddock do Liên Xô viện trợ.

Tên lửa bờ đối hạm SSC-1B thực tế là phiên bản cải tiến của Shaddock kiểu hạm đối hạm với hệ thống chỉ huy kiểm soát tác chiến có sự khác biệt rất lớn nhưng thân tên lửa về cơ bản không có sự thay đổi, vì vậy rất nhiều nơi vẫn quen gọi là Shaddock.

F-16 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nhận máy bay huấn luyện Mỹ để "lột xác" lên tiêm kích F-16?
Tên lửa bờ đối hạm Sepal của Việt Nam là tên lửa có tầm bắn xa nhất Đông Nam Á. Sau đó, Việt Nam nhiều lần nâng cấp, cải tiến các bộ phận như hệ thống điện tử, được cho đã đạt tiêu chuẩn SSC-1M, có khả năng chống gây nhiễu điện tử.

Tên lửa P-35B sau khi nâng cấp có thể tiến hành bay hành trình ở tầm cực thấp, từ 100 m xuống 20 m, làm cho tên lửa phòng không của đối phương rất khó đánh chặn. Tên lửa này sau khi nâng cấp hoàn toàn có thể sánh ngang với tên lửa bờ đối hạm hiện đại trên thế giới, có sức chiến đấu rất mạnh.

Theo số liệu của nhà sản xuất, tầm bắn của Shaddock có thể lên tới 450km hoặc hơn và đây có thể coi là loại tên lửa bờ có tầm bắn xa nhất của Hải quân Việt Nam.

Theo tạp chí Kiến thức Vũ khí Trung Quốc, từ việc triển khai ban đầu Lữ đoàn 679 có thể thấy được vị trí chiến lược của lực lượng tên lửa bờ Việt Nam. Tờ này cũng đánh giá cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị tên lửa bờ Việt Nam.

Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu tổ chức huấn luyện thực chiến đối với tên lửa Shaddock, nhiều lần tiến hành huấn luyện hiệp đồng với Lữ đoàn tên lửa Styx.

Đầu năm 2018, đài truyền hình Việt Nam công bố cảnh quay video huấn luyện bắn bia của Lữ đoàn 679 với tên lửa Shaddock, cho thấy nó có khả năng sẵn sàng chiến đấu rất cao.

Theo: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала