Cấu hình tấn công mạnh nhất từng thấy của Su-30MK2 Việt Nam

© AFP 2023 / StringerChiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam có thể trang bị đa dạng các loại vũ khí dẫn đường khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ.

Su-30 MK fighter plane on the runway - Sputnik Việt Nam
Su-30MK2 Việt Nam sẽ trang bị tên lửa hành trình Kh-59MK2 của Nga?
Su-30MK2 hiện là tiêm kích mạnh nhất trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam, nó đảm đương được hầu như mọi chức năng từ chiếm ưu thế trên không, tuần tra bảo vệ không phận cho tới tấn công mục tiêu mặt đất, mặt nước thông qua vũ khí có và không điều khiển.

Hình ảnh thường thấy của Su-30MK2 khi nó tham gia diễn tập bắn đạn thật mà truyền hình hay đăng tải chỉ là mang theo bình rocket S-8 cỡ 80 mm.

Sở dĩ chọn vũ khí này là do nó kiểm tra được chính xác nhất trình độ của phi công thông qua thao tác ngắm bắn.

Còn trong cấu hình trực chiến, Su-30MK2 được trang bị các loại tên lửa dẫn đường uy lực mạnh như Kh-29L hoặc Kh-29TE tầm bắn 30 km, mang theo đầu đạn nặng tới 320 kg, đủ sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn chỉ với 1 phát bắn.

© Ảnh : Báo Đất ViệtSu-30MK2 của Trung đoàn không quân 935 mang 2 tên lửa diệt hạm Kh-31A
Su-30MK2 của Trung đoàn không quân 935 mang 2 tên lửa diệt hạm Kh-31A - Sputnik Việt Nam
Su-30MK2 của Trung đoàn không quân 935 mang 2 tên lửa diệt hạm Kh-31A

Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Su-30MK2 với tên lửa R-27 và "Khibiny" — vũ khí đáng gờm của Không quân Việt Nam
Bên cạnh tên lửa tấn công mặt đất — mặt biển, Su-30MK2 khi thực hiện những nhiệm vụ này vẫn có thể mang theo tên lửa không đối không như R-73E hoặc R-27R để tự vệ trước tiêm kích đối phương.

Tuy nhiên cấu hình tấn công mạnh nhất từng được nhìn thấy trên những chiếc Su-30MK2 của Việt Nam phải là tại cuộc diễn tập bắn đạn thật của Trung đoàn Không quân 935 hồi năm 2007.

Chiếc Su-30MK2 tham gia sự kiện trên thuộc lô 4 máy bay tiếp nhận đợt đầu hồi năm 2004, nó mang theo tới 2 tên lửa chống hạm siêu âm tầm ngắn Kh-31A tại điểm treo hạng nặng ngay dưới cửa hút gió.

© Ảnh : baodatvietTên lửa không đối hạm Kh-31A
Tên lửa không đối hạm Kh-31A - Sputnik Việt Nam
Tên lửa không đối hạm Kh-31A
© Ảnh : Báo Đất ViệtTiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam mang 4 bình rocket B-8M1 dưới cánh
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam mang 4 bình rocket B-8M1 dưới cánh - Sputnik Việt Nam
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam mang 4 bình rocket B-8M1 dưới cánh

Máy bay trực thăng MI-17 - Sputnik Việt Nam
Sức mạnh hủy diệt của Mi-17 Việt Nam khi có rocket Nga mới
Tên lửa Kh-31A hiện tại vẫn là vũ khí chống hạm chủ lực của tiêm kích Su-30MK2, nó có tầm bắn 50 km, trang bị đầu đạn trọng lượng 95 kg. 

Khi mới phóng đi, 4 động cơ rocket nhiên liệu rắn sẽ được kích hoạt, đưa tốc độ tên lửa lên tới Mach 1,8, chúng sẽ được cắt bỏ khi hết nhiên liệu.

Sau đó động cơ phản lực chính của tên lửa sẽ hoạt động, đẩy vận tốc tối đa lên tới Mach 3,5, khiến hệ thống phòng không hạm tàu đối phương cực kỳ khó bắn hạ.

Theo các thông tin được công khai, chiếc Su-30MK2 trên trong cuộc kiểm tra bắn đạn thật ngày 27/5/2007 đã phóng 1 tên lửa Kh-31A tiêu diệt thành công mục tiêu là chiếc bia nổi mô phỏng tàu chiến đối phương.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала