Cách Việt Nam bảo quản đạn tên lửa phòng không

© Sputnik / Mikhail Fomichev / Chuyển đến kho ảnhS-125
S-125 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dù được bảo vệ rất tốt nhưng do tác động của thời tiết, tên lửa vẫn phát sinh những hư hỏng và việc sửa chữa, bảo quản là cực quan trọng, báo Đất Việt thông tin.

Quy trình bảo dưỡng

Theo báo QĐND, để hoàn thành công tác bảo quản và sửa chữa, Quân chủng Phòng không - Không quân đã xây dựng bộ tài liệu gồm 100 bài kiểm tra thông số tên lửa, nhằm giúp cán bộ, nhân viên kỹ thuật tra cứu, sửa chữa.

Học viên sĩ quan Hải quân Việt Nam tham quan Trung tâm Huấn luyện mô phỏng Hải quân Singapore - Sputnik Việt Nam
Sĩ quan trẻ Singapore trầm trồ trước tên lửa Redut Việt Nam

Trung tá QNCN Hoàng Văn Thuần, Đại đội 1, Tiểu đoàn 70, Trung đoàn 275, Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết:

"Nắm chắc nguyên lý hoạt động của đạn tên lửa, nhất là khối điều khiển, từ đó kết hợp với các số khác, kiểm tra các tham số về diện, vô tuyến điện và tham số thời gian một cách chính xác nhất".

Mối lần bảo dưỡng định kỳ tên lửa, cán bộ, nhân viên kỹ thuật đơn vị thường tập trung kiểm tra hệ thống điện, hệ thống khí trên tên lửa. Bởi đây là nơi dễ phát sinh hỏng hóc nhất.

Với phương trâm "thận trọng, tỷ mỷ, chính xác", cán bộ kỹ thuật viên kiểm tra đến từng chi tiết máy cấu cơ khí các khoang đạn, cánh lái, ống thu áp lực khí. Đối với các khối máy trên tên lửa, các kỹ thuật viên kiểm tra rất kỹ, nếu có sai lệch tham số phải tiến hành sửa chữa khắc phục ngay. Bảo dưỡng định kỳ tên lửa phải đúng quy trình nhằm đảm bảo thông số kỹ thuật chính xác và tuyệt đối an toàn.

Pantsir-S1 - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Tên lửa phòng không A-72 của Việt Nam có thể bảo vệ "những hệ thống đàn anh"

Mỗi lần bảo dưỡng định kỳ tên lửa là dịp đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, đồng thời huấn luyện bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho kíp, các  thành phần lắp ráp đạn. Do vậy, từng trắc thủ thực hiện đúng quy trình nhiệm vụ.

Các bộ phận phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng những công đoạn như rút đạn, cẩu đạn hay kiểm tra hệ thống điện tên lửa... bộ đội phải nắm chắc kỹ thuật, tuấn thủ nghiêm ngặt quy định an toàn.

Sức mạnh tên lửa

S-125 Pechora (SA-3 Goa) là hệ thống tên lửa đất đối không do Liên Xô phát triển và đưa vào trang bị từ năm 1963. Mặc dù đã cũ nhưng hiện nay hệ thống S-125 Pechora vẫn giữ vai trò xương sống của Lực lượng Phòng không Việt Nam và nhiều quốc gia.

© Ảnh : Báo PK_KQKíp trắc thủ Tiểu đoàn 151 - Trung đoàn tên lửa 250 (Sư đoàn 361) huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên tổ hợp S125-2TM.
Cách Việt Nam bảo quản đạn tên lửa phòng không - Sputnik Việt Nam
Kíp trắc thủ Tiểu đoàn 151 - Trung đoàn tên lửa 250 (Sư đoàn 361) huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên tổ hợp S125-2TM.
Hệ thống tên lửa phòng không Spyder của Israel - Sputnik Việt Nam
Đơn vị anh cả, tinh nhuệ bậc nhất của TLPK Việt Nam trang bị tên lửa SPYDER bảo vệ Thủ Đô

Nhằm đảm bảo khả năng chiến đấu cũng như tính năng kỹ chiến thuật của S-125, Việt Nam đã nâng cấp S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM (Pechora-2TM). Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới.

Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc. Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).

Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km). Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.

Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Giàn "tên lửa 8 nòng" và "đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ" trên bãi biển Cửa Việt

Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 - 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 - 87%)- Với trực thăng: từ 40 - 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 - 67%)

Với tên lửa hành trình: từ 30 - 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 - 48%). Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала