Việt Nam chính thức đưa tàu Pohang vào trực chiến và nâng cấp vũ khí bất ngờ

© Sputnik / Maria EfimovaChiến hạm săn ngầm lớp Pohang mang số hiệu 18 do Hàn Quốc trao tặng Hải quân Việt Nam, Vũng Tàu
Chiến hạm săn ngầm lớp Pohang mang số hiệu 18 do Hàn Quốc trao tặng Hải quân Việt Nam, Vũng Tàu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau khi chính thức đưa tàu hộ vệ săn ngầm Pohang 20 vào danh sách sẵn sàng chiến đấu, Hải quân Việt Nam đã quyết định nâng cấp vũ khí để tăng cường sức mạnh chiến hạm và đúng với chuẩn hậu cần kỹ thuật trong nước.

Tàu hộ vệ săn ngầm Pohang số hiệu 20 nhận lệnh trực chiến

Theo thông tin mà báo Hải quân Việt Nam đăng tải, sau khi được phía Hàn Quốc chuyển giao và trải qua quá trình đại tu, nâng cấp tại nhà máy X46, Cục Kỹ thuật Hải quân (Tp. Hải Phòng), tàu Pohang số hiệu 20 đã chính thức được biên chế cho lực lượng Hải quân, sẵn sàng phục vụ chiến đấu.

Theo các dữ liệu đã được công bố, tàu hộ vệ săn ngầm 20 vốn là chiến hạm lớp Pohang Flight III (vốn là chiếc Yeosu PCC-765) của Hải quân Hàn Quốc trao tặng cho Việt Nam từ đầu tháng 10 năm 2018.

Tàu HMAS Newcastle đang cập cảng Quốc tế Cam Ranh. - Sputnik Việt Nam
Tự hào xem tàu Hải quân Việt Nam thao diễn cùng chiến hạm nước ngoài tại Cam Ranh
Tàu Pohang 20 được biên chế vào đội hình trực chiến của Lữ đoàn 172 thuộc Vùng 3 Hải quân tại TP. Đà Nẵng. Trước đó, tàu Pohang số 18 cũng do Hàn Quốc trao tặng hiện đang phục vụ tại Lữ đoan 171 đóng quân ở Vũng Tàu.

Về thông số kỹ thuật, lớp tàu hộ vệ săn ngầm Pohang dù chỉ có kích thước trung bình với chiều dài 88,3m, rộng 10m, tuy nhiên, ở một số khía cạnh nhất định, nhiều chuyên gia nhận xét, Pohang 20 với lượng giãn nước 1300 tấn, có thể được xem là lớp tàu mạnh nhất của Hải quân Việt Nam thuộc lớp hộ vệ hạm với hệ thống vũ khí đặc biệt mạnh được trang bị cho tàu.

Theo đó, các trang thiết bị, vũ khí mà các chiến hạng lớp Pohang Flight III sở hữu gồm có hai khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ nòng 76,2mm với nòng dài gấp 62 lần đường kính (76mm/62) được bố trí ở cả mặt trước và sau. Ngoài ra, tàu còn được gắn 2 bệ pháo bắn nhanh Nobong 40mm/70mm nóng đôi. Đây chính là ưu điểm vũ khí của chiến hạm này vì ngoài tác dụng hỗ trợ cho khẩu 76mm tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ thì nó còn đảm trách cả vai trò phòng không, chống lại máy bay tầm thấp cũng như tiêu diệt tên lửa chống hạm.

Sửa chữa tàu biển ở Vũng Tàu - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nâng cấp hàng loạt tàu chiến Mỹ thế nào?
Vũ khí chống ngầm chủ đạo được trang bị cho Pohang số hiệu 20 vẫn là hệ thống ống phóng ngư lôi 3424mm được bố trí hai bên mạn tàu. Dù đây chỉ là ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk32, tuy nhiên tàu hộ vệ này vẫn có khả năng săn ngầm rất tuyệt vời.

Đáng chú ý, với tầm bắn 11km của ngư lôi, độ sâu hoạt động đạt 365m, vận tốc duy trì 74km/h, nó vẫn có thể mang theo đầu đạn nặng tới 43,0kg.

Nhiều chuyên gia nhận định, chiến hạm Pohang đủ sức tung ra những đòn bất ngờ và diệt được hầu hết các loại tàu ngầm tối tân trên thế giới hiện này.

Ngoài ra Pohang 20 còn được gắn radar trinh sát Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802 cùng thiết bị ngằm bắn quang học Radamec 2400.

Việt Nam sẽ nâng cấp vũ khí cho tàu Pohang như thế nào?

Hiện nay, Tàu số hiệu 18 (vốn là chiếc PCC-761 Gimcheon) và Tàu 20 ( PCC-765 Yeasu) đang có trong biên chế của lực lượng Hải quân sở hữu cấu hình vũ khí khá khác nhau. Cụ thể, tàu 20 còn đủ các trang thiết bị như khi còn chiến đấu trong lực lượng Hải quân Hàn Quốc thì tàu Pohang số hiệu 18 hiện chỉ còn 1 khẩu Oto Breda 76mm và 1 khẩu Dardo 40mm sau đuôi cùng 1 bệ pháo Sea Vulcan 20mm. Cả hai đầu trên đều còn thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn dưới bụng tàu, hay thậm chí là cả cụm ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk32 cỡ nóng 324mm như Đất Việt nhận xét.

Tuy nhiên, phía Việt Nam sẽ gặp khó khăn để đảm bảo khâu đạn dược cho hai con tàu của Hàn Quốc cung cấp này.

Thật bất ngờ, tờ bình luận quân sự của Hàn Quốc Defense Times mới đây đã tiết lộ thông tin đáng chú ý liên quan đến tàu hộ vệ săn ngầm Pohang số hiệu 20 của Việt Nam vừa nhận.

Tàu CSB 8004 tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật, khảo sát trên khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ tự đóng tàu chiến cỡ lớn tích hợp vũ khí công nghệ cao, cực hiện đại
Theo đó, Hải quân Việt Nam sẽ tiến hành nâng cấp toàn diện vũ khí chủ lực của tàu về đúng với chuẩn hậu cần kỹ thuật của mình.

Có nhiều khả năng, các đơn vị kỹ thuật, quốc phòng của Việt Nam sẽ tiến hành tháo dỡ radar điều khiển hỏa lực WM-28 cùng với thiết bị định vị thủy âm nguyên bản SQS-58.

Hải quân Việt Nam sẽ dùng một loại radar điều khiển hỏa lực do Ấn Độ sản xuất để thay thế các thiết bị trên. Kể cả thiết bị định vị thủy âm nhiều khả năng cũng do Ấn Độ cung cấp. Đây có thể là loại HMS-X2 mà Việt Nam trước đó đã dùng nâng cấp vũ khí cho các tàu Petya cùng với ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm.

Đặc biệt hơn nữa, Việt Nam sẽ tiến hành tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran- E cho cả Pohang số hiệu 18 và 20. Với những trang thiết bị vũ khí này, các tàu hộ vệ săn ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ trở thành chiến hạm đa năng, mang sức chiến đấu đáng kinh ngạc.

Tàu hộ vệ Pohang là lớp tàu hộ tống đa năng của Hải quân Hàn Quốc. Các chiến hạm này đã phục vụ trong lực lượng phòng thủ bờ biển nước này suốt từ thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh đến nay. Tổng cộng có 24 tàu lớp Pohang trong biên chế và tất cả đều do chính Hàn Quốc đóng. 18 tàu trong số này hiện vẫn đang hoạt động.

Hiện tại, có một số nguồn tin cho biết, phía Hàn Quốc tiếp tục “cho nghỉ hưu” thêm nhiều tàu Pohang và cả các thế hệ sau là khinh hạm đa năng lớp Ulsan, có nhiều thông tin đồn đoán rằng phía Việt Nam cũng sẽ được bàn giao thêm một số tàu chiến nữa từ Hải quân Hàn Quốc trong tương lai.

Chúng ta hãy cùng chờ xem!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала