Quả bom nhắm vào Crưm. Tại sao Hoa Kỳ đưa pháo đài bay B-52 đến bán đảo?

© Ảnh : U.S. Air Force / Marianique SantosB-52
B-52 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trinh sát các cơ sở hạ tầng, đè bẹp các hệ thống phòng không, ném bom và về căn cứ - các phi công Mỹ diễn tập mô phỏng đợt tấn công Crưm. Hai chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress đã bay qua Biển Đen, mô phỏng cuộc tấn công vào bán đảo.

Không quân Nga đã nhanh chóng điều động máy bay chiến đấu Su-27 theo dõi và giám sát. Sau đây là bài của Sputnik về những đặc điểm của các chuyến bay huấn luyện như vậy.

Stratofortress B-52 - Sputnik Việt Nam
Máy bay B-52 của Mỹ thực tập ném bom gần Kaliningrad

Đợt tấn công ảo

Chuyến bay đã kéo dài mười hai giờ. Hai chiếc máy bay ném bom đã cất cánh từ căn cứ không quân Fairford ở Anh vào thứ Bảy tuần trước, bay qua lãnh thổ châu Âu và sau đó tiến sát gần biên giới Nga ở Crưm. Trong suốt hành trình chuyến bay, các phi công Mỹ đã duy trì liên lạc với các lực lượng mặt đất của Romania, Ukraina và Gruzia.

Xin nhắc lại rằng, B-52 phục vụ hơn 50 năm. Nhiều "pháo đài bay" đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu sắc. Chúng được cập nhật động cơ, thiết bị dẫn đường, ứng dụng tác chiến điện tử và vũ khí. Giờ đây, những phi cơ này có thể mang không chỉ những quả bom rơi tự do mà còn cả những loại bom hiện đại có độ chính xác cao. Ví dụ, bom thông minh JDAM, bom liệng AGM-154, tên lửa hành trình thông thường và hạt nhân.

Theo phi công quân sự danh dự của Nga Vladimir Popov, rất có thể, lần này các máy bay Mỹ đã diễn tập mô phỏng vụ phóng tên lửa chiến thuật chứ không phải ném bom. Như thường lệ, quả bom được thả cách mục tiêu khoảng 10 km. Tức là, để thực hiện bài tập này, chiếc máy bay phải bay trực tiếp trên bán đảo. Tất nhiên, không ai cho phép Mỹ làm như vậy. Dù những chiếc B-52 được nâng cấp có khả năng mang bom liệng được trong cự ly khá xa, nhưng, quả bom như vậy cũng phải được đưa gần hơn.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ đưa máy bay ném bom chiến lược B-52 tới châu Âu
“Không thể ném bom nếu không vào không phận Nga, - ông Popov giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. - Vùng lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý, tức là hơn 20 km. Nếu chiếc máy bay ném bom lọt vào vùng này thì sẽ bị bắn hạ ngay lập tức. Và nếu máy bay Mỹ chỉ bay trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga, thì chắc là họ đã thông báo từ trước về cuộc huấn luyện này, và các sở chỉ huy, các hệ thống phòng không, không quân của chúng tôi đã biết máy bay ném bom sẽ bay theo hành trình nào”.

Trò chơi mèo vờn chuột

Khi máy bay diễn tập mô phỏng đợt phóng tên lửa, thì tất cả các thiết bị của nó được bật, kể cả radar, thiết bị dẫn đường, hệ thống phát hiện đối phương giả định, hệ thống xác định tọa độ chính xác của mục tiêu, thiết bị phóng, theo dõi và điều chỉnh tên lửa. Và mặc dù tình trạng này chỉ kéo dài 2-3 phút, đèn hiệu của máy bay sáng lên trên các màn hình vô tuyến của hệ thống phòng không, giống như cây thông Giáng sinh, và các đơn vị phòng không trên mặt đất bắt đầu dẫn hướng cho tên lửa để tiêu diệt mục tiêu.

Ông Popov nói tiếp: “Các hệ thống phòng không có thể xác định và dự đoán hướng và mục tiêu cuối cùng của tên lửa ngay trước khi nó được phóng. Thiết bị radar của B-52 hoạt động theo hướng chúng tôi trong một thời gian ngắn để xác định các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên mặt nước. Các đơn vị và phương tiện phòng không của chúng tôi chú ý theo dõi các động thái này".

Tất nhiên, phi hành đoàn của máy bay ném bom cũng biết về các hoạt động này của chúng tôi. Mỗi máy bay đều được trang bị hệ thống nhận biết và cảnh báo. Các phi công nhận thức rõ: các trạm radar của hệ thống phòng không đã phát hiện và nhắm mục tiêu, chiếc máy bay đang được theo dõi. Hệ thống cảnh báo sẽ phát tín hiệu ngay sau khi các tên lửa đầu tiên được phóng vào chiếc máy bay. Sau đó phi hành đoàn sẽ cố gắng “đánh lừa” đầu đạn tên lửa. Để làm như vậy phi công sử dụng hệ thống tác chiến điện tử, và chiếc máy bay ném bom bắt đầu cơ động tránh tên lửa.

Trong trường hợp xảy ra xung đột thực sự, đơn vị phòng không tầm xa trước hết săn lùng các chiếc máy bay. Theo các chuyên gia, nhiệm vụ đánh chặn các tên lửa được giao cho các tổ hợp phòng không tầm trung và tầm ngắn.

Bầu trời bất khả xâm phạm

Các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph đang bảo vệ vùng trời trên bán đảo Crưm. Các tổ hợp S-400 bắt đầu trực chiến từ năm 2016, trước đó bán đảo được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không thế hệ trước - S-300PS. Còn các tổ hợp tên lửa - pháo phòng Pantsir-S1 đang bảo vệ các cơ sở đặc biệt quan trọng. Một trung đoàn tên lửa phòng không tại Sevastopol chịu trách nhiệm không cho đối phương tiếp cận gần bờ. Trung đoàn được trang bị các tổ hợp tầm ngắn "Osa" và tổ hợp tầm trung "Buk-M2". Trong những năm tới, đơn vị này sẽ nhận tổ hợp “Buk-M3” được hiện đại hóa.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400  - Sputnik Việt Nam
Mối đe dọa chết người: NI nói về lợi thế vượt trội của S-400 Nga

Một thành phần quan trọng của hệ thống phòng không ở Crưm là lực lượng không quân của Hạm đội Biển Đen. Đây là các máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM, máy bay ném bom Su-24 và máy bay trinh sát Su-24MR. Cả trung đoàn không quân ở Belbek và trung đoàn phòng không ở Sevastopol đều có các máy bay chiến đấu Su-27SM và Su-30M2. Chính các máy bay này thường được điều động để theo dõi và giám sát những kẻ có thể vi phạm biên giới phía tây của Nga.

Nhân tiện, tàu chiến cũng có thể tiêu diệt mục tiêu trên không. Ví dụ, tuần dương hạm tên lửa Moskva mang hệ thống tên lửa phòng không Fort (tương tự như hệ thống S-300), và các tàu tuần tra được trang bị các hệ thống phòng không Osa và Shtil.

Vài ngày sau đợt diễn tập bắn phá Crưm, Bộ Quốc phòng Nga đã cho biết, khi máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ tiếp cận Biển Đen, hệ thống cảnh báo sớm của Nga đã ngay lập tức phát hiện và bắt đầu theo dõi. Nga đã điều Su-27 ra giám sát, sau khi hoàn thành nhiệm vụ Su-27 đã quay về căn cứ ở Crưm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала