Các tàu chiến mới của Hải quân Nga sẽ được trang bị những vũ khí phòng không nào?

© Sputnik / Aleksander Galperin / Chuyển đến kho ảnhTàu tên lửa nhỏ "Typhoon" thuộc dự án 22800.
Tàu tên lửa nhỏ Typhoon thuộc dự án 22800. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Đăng ký
Các kỹ sư thiết kế Nga phát triển phiên bản hải quân của một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiệu quả nhất — "Tor", bảo vệ tàu mặt nước trước các cuộc tấn công từ trên không. Hầu hết tất cả các hệ thống phòng không hạm tàu đều là những cải tiến từ vũ phòng không trên bộ. Tài liệu của "Sputnik" nói cụ thể về điều này.

Trên thực tế, tất cả các hệ thống phòng không hạm tàu của Liên Xô và Nga đều là những tổ hợp đã chứng minh tính hiệu quả hoạt động trên đất liền. Tên lửa phòng không đầu tiên đặt trên tàu chiến là Volkhov-M, cải tiến từ S-75 Dvina, vũ khí nổi tiếng trong các cuộc chiến tranh khu vực nửa sau thế kỷ 20. Nhưng tổ hợp này rất cồng kềnh và các quả tên lửa dùng nhiên liệu lỏng cần phải nạp nhiên liệu trước khi sử dụng. Đầu những năm 1960, Hải quân Liên Xô sử dụng tổ hợp M-1 "Volna",  phát triển trên cơ sở tên lửa phòng không C-125 "Neva/Pechora". Các tàu khu trục, tuần dương và tàu chống ngầm cỡ lớn đã được lắp đặt tổ hợp này. Sau đó là tổ hợp tầm trung M-22 Uragan (mã xuất khẩu - Shtil) xuất hiện, sử dụng tên lửa Buk.

Giữa thập niên 1980, xuất hiện hệ thống phòng không hải quân S-300F "Fort" ống phóng thẳng đứng, dựa trên S-300P bố trí trên đất liền.

© Ảnh : Press service of the Ministry of Defence of the Russian FederationTổ hợp tên lửa phòng không S-300F "Fort" trên tuần dương hạm Cận vệ “Matxcơva” ngoài khơi bờ biển Latakia.
Các tàu chiến mới của Hải quân Nga sẽ được trang bị những vũ khí phòng không nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300F "Fort" trên tuần dương hạm Cận vệ “Matxcơva” ngoài khơi bờ biển Latakia.

Tên lửa S-300 hải quân được đặt trong các bệ phóng kiểu tang trống — cồng kềnh, phức tạp về thiết kế. Vì thế S300F “Fort" chỉ thích hợp cho các tàu nổi có lượng choán nước hơn 6500 tấn, và được trang bị riêng cho các tàu tuần dương tên lửa.

Зенитный пушечно-ракетный комплекс Тунгуска - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2018
Việt Nam có nên mua Tunguska-M1 nâng cấp phòng không lục quân?

Ngoài ra còn có các hệ thống tên lửa và pháo phòng không tích hợp. Ví dụ như "Kortik" (mã xuất khẩu - "Kashtan"), phát triển trên cơ sở pháo phòng không tự hành "Tunguska", bao gồm hai súng máy 30 mm sáu nòng và hai ống phóng với 4 quả tên lửa, cũng như trạm theo dõi mục tiêu và dẫn đường. Mặc dù hoạt động hiệu quả, "Kortik" tỏ ra đã lỗi thời. Do đó nhiều tàu chiến hiện đại đang có kế hoạch sử dụng các tổ hợp Pantsir-ME - phiên bản hải quân «Pantsir-S1». Ưu điểm đáng chú ý nhất là kích thước nhỏ gọn (có thể lắp nhiều hệ thống trên một con tàu) và khả năng bảo vệ hiệu quả trước tên lửa chống hạm, bom và máy bay không người lái. Tàu hộ tống nhỏ dự án 22800 "Karakurt" là những tàu chiến đầu tiên lắp đặt hệ thống này.

Phiên bản hải quân tên lửa "Tor"

Bản sửa đổi đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không di động mặt đất "Tor" hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết được thông qua vào năm 1986. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm ngắn hiệu quả nhất, bảo vệ các đối tượng đặc biệt quan trọng (cố định và cơ động), hoặc khi hành quân (di chuyển trong đội hình hành quân hoặc tác chiến cùng lực lượng xe bọc thép khác). Bản mới nhất đảm bảo tiêu diệt gần như 100% mục tiêu máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, bom có điều khiển.

Tên lửa siêu thanh 9M330 (cơ số 8 quả) với đầu đạn nổ phân mảnh trên cao nặng 15 kg, khai hỏa thẳng đứng bằng thuốc phóng, sau đó hướng về phía mục tiêu bằng các vòi phun dẫn hướng phụ. "Tor" có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tới 12 km, độ cao 10 km. Cùng lúc theo dõi vài chục mục tiêu, và lựa chọn đối tượng nguy hiểm nhất. Tổ hợp liên tục được hiện đại hóa; theo kế hoạch sắp tới sẽ được trang bị ăng-ten mảng phân kỳ, đầu dò thụ động và computer tính toán mạnh mẽ hơn. Nhờ đó, trắc thủ có thể "phát hiện" mục tiêu ở khoảng cách lên tới 90 km.

Tàu tuần phòng “Gremyashy” đề án 20385 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2018
Chiến hạm tàng hình Việt Nam sẽ mang tên lửa Kalibr và Shtil-1?

Theo chuyên gia quân sự, Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc" Viktor Murakhovsky, phiên bản hải quân "Tor" đã được thử nghiệm thành công.

“Mô đun chiến đấu hệ thống này có thể được lắp đặt trên boong tàu, - ông nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik: - Tất nhiên, cần phải tích hợp vào hệ thống điêu khiển. Về tính năng, cự ly hoạt động, độ cao, số lượng mục tiêu xử lý, đều giống như phiên bản mặt đất. Tên lửa cũng vậy. Điểm khác biệt là ở vị trí quả đạn và thiết bị định vị. Hơn nữa, dựa vào đó có thể chế tạo  phiên bản bố trí trên các tàu dân sự: tàu phá băng hoặc tàu vận tải, nếu cần thiết".

"Tor" hải quân sẽ được bố trí cho các tàu từng được trang bị các tổ hợp kiểu như "Shtil". Và, tất nhiên trên cả những con tàu mới đóng, từ các tàu hộ tống. Nhưng thời điểm đi vào trang bị đại trà vẫn chưa được nêu ra chính xác. Ưu tiên hiện nay vẫn là các tổ hợp “Tor” lục quân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала