Mỹ nỗ lực tối đa để chế tạo vũ khí bội siêu thanh, nhưng vẫn tụt hậu so với Trung Quốc và Nga

© Lockheed MartinAGM-183A ARRW - tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh
AGM-183A ARRW - tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Đăng ký
Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Hoa kỳ (Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ - GAO) đã công bố báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình phát triển vũ khí bội siêu thanh.

Mỹ vẫn đang tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong lĩnh phát triển các công nghệ quân sự quan trọng này, như quan sát viên quân sự Nga Vasily Kashin ghi nhận trong bình luận dành cho Sputnik.

Thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh AGM-183A Air-Launched Rapid Response Weapon (ARRW). - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Mỹ đang đối mặt với những khó khăn nào trong việc chế tạo vũ khí bội siêu thanh?

Vũ khí bội siêu thanh được xác định là các tên lửa hoặc đầu đạn bay với tốc độ cực siêu thanh (tốc độ cao hơn Mach 5) theo quỹ đạo hình parabol, tức là có khả năng cơ động trong khí quyển theo cách không thể đoán trước.

Hai loại chính của vũ khí bội siêu thanh: thiết bị lượn bội siêu thanh (tàu lượn) được tăng tốc bởi các tầng tên lửa và tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet).

Hiện nay, chỉ có Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí bội siêu thanh

Nga đã triển khai tổ hợp lượn Avangard được gắn vào tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ngoài ra, Không quân Nga còn có hệ thống tên lửa siêu thanh Kinzhal được trang bị cho máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-31.

Tổ hợp tên lửa “Avangard” - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2020
Lần đầu tiên chứng kiến tổ hợp tên lửa siêu thanh "Avangard" của Nga

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai phương tiện lượn siêu thanh phóng tên lửa đạn đạo DF-17. Tên lửa DF-17 lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc duyệt binh năm 2019.

Hoa Kỳ đang nỗ lực tối đa để chế tạo vũ khí bội siêu thanh, nhưng vẫn tụt hậu so với Trung Quốc và Nga. Loại tên lửa tương tự như DF-17 của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ được chuyển giao cho quân đội không sớm hơn năm 2023.

Theo báo cáo của GAO, các chuyên gia Mỹ đang phát triển năm hệ thống vũ khí bội siêu thanh và hàng chục công nghệ liên quan. Tổng chi phí cho các chương trình này trong mười năm - từ năm 2015 đến năm  2024 – sẽ đạt xấp xỉ 15 tỷ USD, không bao gồm các chi phí có thể có của sản xuất hàng loạt.

4 mẫu vũ khí bội siêu thanh

Hoa Kỳ đang phát triển bốn loại vũ khí bội siêu thanh: tên lửa siêu thanh phóng từ trên không (Air Launched Hypersonic Weapon), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (Conventional Prompt Strike), tên lửa siêu thanh tầm xa (Long Range Hypersonic Weapon) cho Lục quân và Không quân, và tên lửa siêu thanh dựa trên cơ sở mẫu tên lửa đánh chặn SM-6 IA (Standard SM-6IB) cho Hải quân.

AGM-183A ARRW - tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Không lực Hoa Kỳ thất bại trong thử nghiệm vũ khí siêu thanh

Ngoài ra, các chuyên gia Mỹ đang phát triển tên lửa hành trình siêu thanh với động cơ ramjet, các công việc đang được tiến hành theo ba hướng khác nhau. Xét theo báo cáo của GAO, Hoa Kỳ đang tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực này, đặc biệt so với tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon, nhưng có thể vượt xa những phát triển tương tự của Trung Quốc.

Song song với các chương trình này, Hoa Kỳ đang thực hiện một số dự án phát triển các phương tiện tự vệ trước vũ khí siêu thanh, bao gồm cả các hệ thống trên không gian. Nhiều chương trình trong số này đang được thực hiện bởi Cơ quan phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ. Cần lưu ý rằng, việc phát triển hệ thống phòng thủ nhằm chống lại vũ khí bội siêu thanh là một vấn đề rất phức tạp.

Xét theo báo cáo của GAO, một vấn đề quan trọng tác động đến quá trình thực hiện các chương trình của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí bội siêu thanh là phân tán sức lực trên nhiều việc, chưa có một chiến lược rõ ràng, chưa có một trung tâm điều phối duy nhất để phát triển các loại vũ khí này.

Đồng thời, báo cáo của GAO cho thấy quy mô lớn và tiến bộ đáng kể trong các chương trình phát triển vũ khí bội siêu thanh. Mỹ có thể triển khai vũ khí bội siêu thanh trong thập kỷ thứ ba của thế kỷ XXI, tạo ra những mối đe dọa mới đối với sự ổn định chiến lược toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала