Lầu Năm Góc nhận ra "lỗ hổng" của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

THAAD - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2021
Đăng ký
Quân đội Mỹ thừa nhận họ bất lực trước vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga và Trung Quốc. Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) đã công bố kế hoạch triển khai một hệ thống phòng thủ đa lớp mới về cơ bản. Washington hy vọng hệ thống mới sẽ bao phủ một cách đáng tin cậy lãnh thổ đất nước ngay cả trước các vũ khí tấn công hiện đại nhất.
Về các tính năng của dự án - trong tài liệu "Sputnik".
Vận chuyển bệ phóng Topol - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2021
Cơn ác mộng đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa: Nga sẽ thay thế ICBM Topol bằng tên lửa nào?

Các vấn đề hệ thống

Sự xuất hiện của vũ khí răn đe hạt nhân mới nhất của Nga - tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hạng nặng Sarmat và đầu đạn siêu thanh Avangard - đã buộc Lầu Năm Góc phải thừa nhận Nga đã vượt qua Mỹ trong một loạt các công nghệ quân sự. Khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia không đủ để giảm thiểu một phần thiệt hại tiềm tàng trong trường hợp Chiến tranh thế giới thứ ba bùng nổ.
Giờ đây, lãnh thổ Hoa Kỳ được bao phủ bảo vệ trước một cuộc tấn công ồ ạt bằng hàng chục tên lửa đánh chặn GBMD đặt trong hầm phóng ở Alaska và California. Chúng được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu đạn đạo trong không gian vũ trụ. Ba trạm radar PAVE PAWS cố định ở các hướng chiến lược quan trọng nhất chỉ định mục tiêu cho tên lửa đánh chặn.
Hệ thống này đã được đưa vào hoạt động vào năm 2005. Tuy nhiên, trong các cuộc thử nghiệm, GBMD chỉ bắn hạ được một nửa số mục tiêu, tất nhiên là không làm người Mỹ hài lòng. Vào giữa những năm 2010, Washington chi gần 6 tỷ đô la cho việc phát triển một đầu đạn mới cho tên lửa đánh chặn. Nhưng vào năm 2019, dự án đã phải đóng cửa do đầu đạn có những sai sót nghiêm trọng trong thiết kế. Sau đó MDA gần như tan rã, nhưng người ta quyết định cho một cơ hội khác.
Vào tháng 4 năm 2020, Lầu Năm Góc quyết định phát triển tên lửa đánh chặn thế hệ tiếp theo (Chương trình Next-Generation Interceptor, NGI).  Trong trường hợp tốt nhất, vũ khí sẽ được trang bị  trong nửa sau của thập kỷ này. Cho đến khi đó, việc đảm bảo an ninh Hoa Kỳ được đề xuất sử dụng các phương thức tương tự như các yếu tố hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực, đặt ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Lá chắn trên biển

Cấp độ đầu tiên của hệ thống được đề xuất - các tàu chiến có hệ thống kiểm soát và thông tin chiến đấu Aegis (BIUS) và tên lửa đánh chặn Standard - các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và các tàu tuần dương lớp Ticonderoga. Hầu hết các tàu này hiện đang làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương, đóng vai trò như lá chắn di động trước tên lửa Trung Quốc và Triều Tiên. Theo khái niệm MDA mới, một số tàu trong số này sẽ được chuyển về gần bờ biển Mỹ.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công thực sự, các ICBM hạng nặng có thể khó nhằn đối với các tên lửa đánh chặn Standard, vốn được thiết kế để đối phó với các tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Do đó, vào tháng 11 năm 2020, người Mỹ thử nghiệm một loại tên lửa đánh chặn cải tiến - Standard SM-3 Block IIA. Nó có thể tiêu diệt mục tiêu mô phỏng đầu đạn đơn ICBM. Trong tương lai gần, Standard mới sẽ được sử dụng để chống lại mục tiêu nhiều đầu đạn và các vũ khí vượt qua hệ thống phòng thủ.
Ngoài ra, MDA không loại trừ việc bố trí hệ thống Aegis Ashore mặt đất tại ngay Hoa Kỳ. Nó sẽ trở thành lớp phòng không thứ hai. Người Mỹ đã triển khai các tổ hợp tương tự ở Ba Lan và Romania. Họ cũng muốn đặt ở Nhật Bản, nhưng Tokyo từ chối.

Chống lại vũ khí siêu âm

Lớp cuối cùng là các tổ hợp THAAD tầm ngắn bố trí trên mặt đất. Hiện giờ chúng đang phục vụ ở Hàn Quốc và Guam. THAAD phải bắn hạ đầu đạn tên lửa trong giai đoạn cuối chuyến bay. Sẽ cần thiết bao nhiêu đơn vị để có thể bao phủ Hoa Kỳ,  không có thông tin nào nêu rõ.
S-500, hệ thống tên lửa phòng không đất-đối-không thế hệ mới - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2020
Báo Trung Quốc so sánh tổ hợp chống tên lửa THAAD của Mỹ với S-500 của Nga
“Nhiệm vụ khó khăn nhất là liên kết cả ba lớp trong hệ thống phòng thủ tên lửa đầy hứa hẹn thành một tổng thể duy nhất”, - Phó Đô đốc John Hill, Giám đốc MDA, nói với các phóng viên. - Để có hành động phối hợp, cần tạo ra một mạng lưới giao tiếp hiệu quả. Ngoài ra, cần tích hợp hệ thống phòng không Patriot vào đó. Các quân nhân phụ trách hệ thống phòng thủ tên lửa của đất nước phải được có sự lựa chọn sử dụng phương tiện nào trong những thời điểm thích hợp".
Vì vậy, việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ vẫn còn lâu mới hoàn thành. Đầu tiên, không rõ sẽ cần đến bao nhiêu hệ thống. Thứ hai, vẫn chưa có sự quản lý thống nhất đối với hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp. Thứ ba, hiệu quả chống lại các loại vũ khí mới nhất của Nga và Trung Quốc vẫn chưa được chứng minh.
© Ảnh : U.S. ArmyHệ thống tên lửa phòng không «Patriot».
Hệ thống tên lửa phòng không «Patriot». - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Hệ thống tên lửa phòng không «Patriot».
Các nhà phân tích Mỹ cảnh báo quân đội rằng chỉ tăng số lượng tên lửa đánh chặn là không đủ. Lầu Năm Góc cần phát triển thành phần không quân: tên lửa đánh chặn trên các máy bay chiến đấu hiện đại. Ngoài ra, các vệ tinh quỹ đạo sẽ đóng một vai trò quan trọng, dẫn đường trong tất cả các giai đoạn hành trình bay. Ngoài ra, các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ chỉ có khả năng tiêu diệt các tên lửa bay tương đối chậm theo một lộ trình có thể đoán trước được. Chúng vẫn chưa biết cách "phát hiện" và bắn hạ các đầu đạn siêu thanh cơ động.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала