Tàu sân bay Izumo của Nhật Bản học cách chiến đấu. Để làm gì?

© Ảnh : Kaijō JieitaiTàu sân bay Izumo (DDH-183)
Tàu sân bay Izumo (DDH-183) - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2021
Đăng ký
Nhật Bản lên kế hoạch tổ chức cuộc tập trận trên tàu sân bay Izumo (DDH-183) vào cuối năm 2021 với sự tham gia của các máy bay F-35B của Không quân Mỹ. Đây sẽ là cuộc tập trận đầu tiên mà Izumo sẽ hoạt động như một tàu sân bay đầy đủ giá trị.
Izumo ban đầu được chế tạo như một tàu đổ bộ trực thăng (14 trực thăng SH-60) gần đây đã được nâng cấp để mang theo các máy bay hoạt động trên tàu sân bay. Sàn đáp được gia cố và phủ một lớp sơn bảo vệ, nhà chứa máy bay và các hầm phụ trợ được tái thiết.
Tàu khu trục chở máy bay trực thăng loại Izumo - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2015
Multimedia
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật Bản "Izumo" bắt đầu phục vụ
Nhưng, chỉ riêng việc tái thiết không có nghĩa là biến tàu đổ bộ trực thăng Izumo thành tàu sân bay. Việc đào tạo lại thủy thủ đoàn cũng được yêu cầu, trong đó phải học cách bảo dưỡng và sử dụng thiết bị mới. Việc bảo dưỡng F-35B khác hẳn so với việc bảo dưỡng trực thăng SH-60. Ngoài ra, SH-60 là loại trực thăng săn ngầm mang được hai ngư lôi. F-35B được trang bị nhiều loại vũ khí hơn: pháo cỡ 25mm, tên lửa không đối không và tên lửa không đối đất. Trên tàu nên có hầm chứa các loại đạn dược này, và các kỹ thuật viên cần được đào tạo về cách điều khiển các loại pháo và tên lửa này.
Máy bay và trực thăng có công dụng chiến thuật rất khác nhau. F-35B có bán kính chiến đấu 865 km, gấp 4,6 lần so với SH-60 (185 km). Tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo đã hoạt động như một tàu phụ trợ để bảo vệ đoàn tàu khỏi các cuộc tấn công của tàu ngầm, tàu cũng có thể hỗ trợ việc đổ bộ. Tàu sân bay Izumo được nâng cấp thành tàu tấn công có khả năng chống lại máy bay địch để chiếm ưu thế trên không, có thể chiến đấu với tàu địch và thực hiện các cuộc không kích trên mặt đất. Vai trò của nó trong Hải quân Nhật Bản đang thay đổi đáng kể.
Izumo hiện là nòng cốt của hải đội có khả năng thực hiện các chiến dịch hải quân quy mô lớn.
Do đó có thể giả định rằng, cuộc tập trận sẽ không chỉ bao gồm việc tập luyện cất, hạ cánh, mà còn thực hành các hành động của toàn bộ thuy thủ đoàn, đặc biệt là dịch vụ kỹ thuật, cũng như các bài tập chiến thuật và chỉ huy.

Tại sao cần có tàu sân bay?

Tàu sân bay là một sân bay cơ động được bảo vệ tốt bởi các hệ thống phòng không / phòng thủ tên lửa. Đối phương biết rõ các sân bay trên bộ, vì thế các cơ sở này có thể bị tấn công bằng máy bay, tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tất cả các sân bay mặt đất ở Liên Xô và Hoa Kỳ, cũng như tại các nước đồng minh của họ, đều nằm trong danh sách những mục tiêu cần tấn công hạt nhân. Một tàu sân bay rất khó bị trúng tên lửa hoặc bom, đây là vị trí mục tiêu phức tạp cho tên lửa của đối phương. Đây là lợi thế chính của tàu  sân bay.
F-35 Lightning - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2018
Máy bay tiêm kích mới nhất F-35B rơi ở Nam Carolina
Cánh không quân của tàu sân bay có thể hoạt động ở những nơi không có sân bay trên bộ thuộc nước này.
Trung bình, 30 máy bay chiến đấu yêu cầu một sân bay trên bộ với đường băng, các kho chứa đạn dược và khu vực chứa xăng dầu. Tàu sân bay lớp Gerald R. Ford với cánh không quân lên đến 90 máy bay và trực thăng có thể thay thế ba sân bay mặt đất.
Các quốc gia khác nhau chế tạo những hàng không mẫu với cánh không quân khác nhau. Điều này được xác định bởi chiến lược được áp dụng ở quốc gia này và các sân bay có sẵn. Hoa Kỳ chuẩn bị chiến đấu gần bờ biển của nước khác, vì thế họ đóng các hàng không mẫu hạm cỡ lớn với cánh không quân lớn. Các quốc gia tập trung vào việc bảo vệ bờ biển và vùng biển của họ, bao gồm cả Nhật Bản, đóng các tàu sân bay nhỏ hơn để tăng cường lực lượng không quân với các máy bay có khả năng cơ động cao.
© AFP 2023 / Toshifumi KitamuraTàu sân bay Izumo (DDH-183)
Tàu sân bay Izumo (DDH-183) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tàu sân bay Izumo (DDH-183)
Sự khác biệt này có thể được thấy trên bảng so sánh:
  Quốc gia  Lượng giãn nước  Cánh không quân Chuyến bay/ngày
USS Gerald R. Ford   Mỹ  100 00 75   255
USS Nimitz    Mỹ    106 000 64 244
USS America Mỹ 45 700 22  84
HMS Queen Elizabeth Anh 70 600 40  150
Liaoning Trung Quốc 70 500     42  63
Shandong   Trung Quốc 70 000  44 66
Đô đốc Kuznetsov  Nga 59 100 30   45
INS Vikramaditya  Ấn Độ 45 500  26   40
Izumo  Nhật  Bản 27 000   12     45
Bảng so sánh này cho thấy rõ rằng, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, những nước có học thuyết hải quân tập trung vào việc bảo vệ bờ biển và các vùng biển lân cận, đóng các hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ mang 30 - 40 máy bay và trực thăng. Lực lượng Không quân Hải quân bổ sung cho Lực lượng Không quân triển khai trên mạng lưới sân bay mặt đất. Khả năng của tàu sân bay Nhật Bản gần hơn với Trung Quốc và Nga và phù hợp nhất cho các nhiệm vụ phòng thủ. Đồng thời, Izumo có thể hoạt động kết hợp với hàng không mẫu hạm Mỹ và tàu sân bay của Anh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала