"Cứu mình khi bị bắn hạ". Phi công Nga nhận được vũ khí mới

© Sputnik / Mikhail VoskresenskiyCác Tomahawk dường như không làm phi công Syria hoảng sợ
Các Tomahawk dường như không làm phi công Syria hoảng sợ - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2021
Đăng ký
Vấn đề cập nhật bổ sung "Bộ khẩn cấp mang theo người" (NAZ) của các phi công chiến thuật trong Quân đội và Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã chín muồi. Trên thực tế, các phi công bay đi làm nhiệm vụ chiến đấu cùng với NAZ theo tiêu chuẩn Liên Xô, vốn không còn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thế kỷ 21. Người ta đã quyết định cập nhật bổ sung.
Thông tin chi tiết hơn về trang bị này, cũng như đánh giá của các chuyên gia về những gì các phi công chiến đấu nên có trong "bộ dụng cụ sinh tồn và cứu hộ" hiện đại - trong tài liệu "Sputnik".
Phi công chiến thuật tham gia chiến đấu có khả năng bị bắn hạ. Nếu máy bay bị rơi trên lãnh thổ của mình, thì người nhảy dù phải có kết nối đáng tin cậy hiện đại để gọi cứu hộ và các phương tiện sinh tồn, tự lực cần thiết. Rốt cuộc không biết sẽ mất bao lâu để được cứu hộ. Nếu các phi công nhận thấy mình bị bắn rơi bên kia chiến tuyến, thì ngoài những thứ khác, còn phải có vũ khí nhỏ gọn nhưng đáng tin cậy để chiến đấu trên mặt đất.
“Lãnh đạo Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã đưa ra quyết định về việc đưa vào NAZ của phi công tiêm kích, cường kích và máy bay ném bom loại súng tiểu liên PPK-20 - nhỏ gọn, mạnh mẽ, bắn nhanh và ít tiếng ồn”, theo nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không nói với Sputnik. "Công việc trang bị vũ khí mới cho NAZ sẽ bắt đầu trong thời gian tới".
PPK-20 - súng tiểu liên của công ty "Kalashnikov" - được chế tạo trên cơ sở súng tiểu liên sản xuất hàng loạt «Vityaz-SN» của lực lượng đặc nhiệm. Trong thiết kế của loại vũ khí này, nguyên tắc tự động không khác so với súng trường tấn công AK, chỉ có cỡ nòng 9 mm, đạn 9x19 mm. Khi gấp lại, PPK-20 chiếm rất ít không gian, nặng không quá 3 kg.
© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhSúng tiểu liên PPK-20, được giới thiệu trong triển lãm tại Diễn đàn Quốc tế "Army-2021"
Súng tiểu liên PPK-20, được giới thiệu trong triển lãm tại Diễn đàn Quốc tế Army-2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Súng tiểu liên PPK-20, được giới thiệu trong triển lãm tại Diễn đàn Quốc tế "Army-2021"
Ngoài ra, súng còn được trang bị "bộ giảm thanh" tiêu chuẩn. Như Phó tổng giám đốc Tập đoàn Kalashnikov phụ trách các dự án đặc biệt, Denis Fesenko nói với giới truyền thông, loại vũ khí này nhanh chóng được phát triển theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng Nga và chủ yếu dành cho “bộ khẩn cấp mang theo người” của các phi công.
“Súng tiểu liên được trang bị “ray Picatinny”, cho phép lắp đặt ống ngắm, thiết bị chỉ định mục tiêu hồng ngoại. Báng trượt cho phép "kéo" dài súng theo các dữ liệu nhân trắc học khác nhau. Tất cả các cơ cấu điều khiển được đặt đúp bên phải và trái. Sự nhỏ gọn của PPK-20 giúp thuận tiện cho các hoạt động ở khoảng cách gần, giấu kín khi đeo theo và vận chuyển”, Denis Fesenko nói.
Tuy nhiên, phải có các phương án khác nhau đối với vũ khí tự vệ của phi công. Trong bài bình luận của mình cho Sputnik, cựu chiến binh từng tham chiến ở Afghanistan, phó tiền sỹ khoa học quân sự, đại tá dự bị Makar Aksyonenko (phi công trực thăng tấn công) lưu ý:
“Tuy nhiên, đối với tôi, việc chỉ sử dụng PPK-20 làm vũ khí tự vệ của phi công trong các nhiệm vụ chiến đấu dường như là sai lầm về cơ bản.
Súng máy cỡ nhỏ mới nhất AM-17 (cũng của "Kalashnikov") có cự ly tác xạ, hiệu quả dừng bắn tốt, có thể được sử dụng làm vũ khí tự vệ cho phi công. Nó cũng nhẹ hơn 0,5 kg so với PPK-20.
Tôi tin các phi công thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên lãnh thổ đối phương sẽ cảm thấy tự tin hơn với những vũ khí như vậy. Và nếu có điều gì đó xảy ra - để đáp trả lại địch quân trên mặt đất một cách mạnh mẽ".

Sẵn sàng cho chiến đấu

“Nhu cầu thay thế vũ khí tự động của các phi công quân sự đã cần thiết từ lâu,” phi công xạ thủ, đại tá dự bị Sergei Yekimov, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, - Trong thành phần của NAZ, với điều kiện chiến đấu, chỉ sử dụng súng tự động AKSU 5,45 mm (súng máy Kalashnikov rút gọn) với bốn băng đạn 30 viên và hai quả lựu đạn F-1. Thêm vào đó, "áo gilet chiến đấu" có các ngăn cho một khẩu súng lục «Stechkin» 9 mm với năm kẹp đạn 20 viên mỗi chiếc".
Chính từ súng "Stechkin" mà phi công máy bay cường kích Su-25, thiếu tá Roman Filippov, đã bắn hạ các chiến binh vào tháng 2 năm 2018 trên lãnh thổ Syria.
Anh đã "tiêu diệt" được hai tên, sau đó rút chốt lựu đạn và tự nổ tung bản thân.
Mọi các phi công quân sự Nga đều chuẩn bị tinh thần cho những tình huống như vậy. Nhưng tất cả đều phải bắn tốt thì mới có cơ hội sống sót.
“Ở mỗi đơn vị hàng không, hai lần một năm, các phi công đều phải vượt qua các bài kiểm tra huấn luyện bắn súng, - Sergei Yekimov cho biết, - Các phi công tự bắn bằng vũ khí cá nhân của mình, vì vậy họ nhận thức rõ về các tính năng, đường đạn của những viên đạn bắn ra”.
Vũ khí chỉ là một phần trong "bộ dự trữ khẩn cấp mang theo người".
 Bộ dụng cụ còn bao gồm pháo sáng, la bàn, đèn hiệu radio, đèn pin, bộ đàm, dụng cụ cắt, bộ sơ cứu, thực phẩm đóng hộp, thịt khô, diêm, thậm chí cả dụng cụ câu cá. Các phi công đặt một số vật phẩm để sinh tồn trong các túi của "áo khoác gilet".
Tuy nhiên, các chuyên gia chắc chắn một điều: đã đến lúc sửa đổi thành phần thiết bị trong NAZ, hoặc ít nhất là bổ sung.
“Các phi công cũng nên nhận được những thứ khác mới hơn, - đại tá Sergei Yekimov tiếp tục, - Ví dụ như đèn hiệu radio Komar, vẫn là một thiết kế từ thời Liên Xô, chỉ có hiệu quả trong tầm ngắm, phạm vi hoạt động cực kỳ yếu, đặc biệt là trên núi".
Về phần mình, đại tá Makar Aksyonenko lưu ý: NAZ là một chuyện, nhưng "áo khoác gilet phi công" lại là chuyện khác.
“Bộ thiết bị khẩn cấp có thể mang theo người” NAZ-7, được đặt trong chiếc dù, là bộ phương tiện đã được thử nghiệm theo thời gian để giải cứu và đảm bảo cho phi công sống sót trong điều kiện khắc nghiệt chờ đến khi đội cứu hộ đến. Trong đó chứa mọi thứ cần đến theo nghĩa đen liên quan đến đặc điểm khu vực thực hiện chuyến bay. Theo tôi, nên kèm theo dao rựa (có lưỡi cưa) và cưa dây thép dẻo. Cần phải giải quyết vấn đề với con dao cá nhân của phi công, nên được đeo trong túi bên của quần yếm, phải dễ mở, được sử dụng như một phương tiện sinh tồn và như một vũ khí “cơ hội cuối cùng”.
Và "áo khoác gilet của phi công" cần chứa đựng tất cả các thứ cần thiết trong tình huống phi công bị bắn hạ trên lãnh thổ kẻ địch. Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, những chiếc áo khoác gilet mà chúng tôi đã thử nghiệm ở Afghanistan vào những năm 1980 được thiết kế khá tốt. Hai băng đạn được đặt ở phía sau (che khu vực thận), do đó che những điểm cơ thể dễ bị tổn thương. Ở phía trước, băng đạn thứ ba bao phủ gan, khẩu súng lục – che khu vực tim, đài thu phát và pin - phổi và bên phải của ngực. Nhưng một số mẫu áo khoác hiện đại, mượn từ trang phục lực lượng đặc nhiệm, không thuận tiện lắm cho phi công”, phó tiến sỹ khoa học quân sự Makar Aksyonenko lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала