Từ Việt Nam đến Hiroshima: Xin lỗi là điều không thể

© AP Photo / Michael SohnBarack Obama
Barack Obama - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày thứ Sáu tới, lần đầu tiên trong lịch sử Tổng thống Mỹ sẽ viếng thăm nơi Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống Hiroshima - nhưng tại đây ông Obama không hề có ý định tuyên bố xin lỗi, một phần bởi thực tế người Mỹ có một nguyên tắc về chính trị lẫn thông thường là không bao giờ xin lỗi.

Президент США Барак Обама на пресс-конференции в Ханое - Sputnik Việt Nam
Ông Obama kêu gọi giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông
Hồi đầu tuần này, ông Barack Obama đã đến thăm Việt Nam, nơi mà sự xâm lược của Mỹ đã gây nên con số nạn nhân nhiều hơn so với ở Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Ở đây, ông Obama cũng không mong ai tha thứ. Điều này khơi gợi không ít suy nghĩ, thậm chí khá bất ngờ, — bình luận viên chính trị Dmitry Kosirev MIA "Rossiya Segodnya" viết.

Chúng ta thử cân nhắc xem người Mỹ đúng ở chỗ nào. Không một quốc gia nào lại chấp nhận vĩnh viễn cúi đầu dưới gánh nặng của tội lỗi lịch sử. Không thể bởi vì không thể, không dân tộc nào chịu nổi điều này. Hãy tưởng tượng các nguyên thủ Mỹ sẽ ăn năn về những cuộc chiến tranh mà Mỹ đã gây nên trong quá khứ và đầu thế kỷ này, nhớ lại con số người thiệt mạng ở Iraq, ở Libya, cũng như tại hàng chục quốc gia khác. Còn đại bộ phận người Mỹ chẳng liên quan gì tới những cuộc chiến này sẽ cảm thấy thế nào? Làm sao mà biết hết sự tàn bạo do ai và xảy ra ở đâu trong những cuộc chinh phạt và nội chiến trên thế giới.

Kỹ nghệ kêu gọi xin lỗi đang bùng nổ trong thời đại chúng ta. Chẳng hạn như Nhật Bản, nạn nhân bom nguyên tử Hiroshima, thường xuyên phải nghe Trung Quốc và Hàn Quốc kêu gọi ăn năn vì tội ác trong Thế chiến II. Nga không ngừng được nhắc nhở phải xin lỗi vì mọi thứ và ở mọi nơi. Cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, đây còn liên quan tới chuyện tiền bạc, bồi thường.

Đặc biệt chính người Mỹ đã khai thác rất hiệu quả kỹ nghệ này. Bằng phương pháp áp lực luân lý, trong nhiều thập kỷ họ đã biến người Đức và người Nhật Bản thành những dân tộc cảm thấy trách nhiệm tập thể về những gì mà các thế hệ trước gây nên. Ở Đông Đức, Liên Xô cư xử theo một cách khác nhau, phân biệt rõ giữa chủ nghĩa phát xít và dân tộc Đức.

Chuyến công du châu Á lần này của ông Obama đến Việt Nam và Nhật Bản vô tình giống sự trở lại những chiến trường xưa. Thực tế là mục tiêu cho các cuộc chiến trong tương lai — chính sách vũ trang của Mỹ ở châu Á. Dường như, Việt Nam và Nhật Bản được đề nghị bỏ qua quá khứ để tham gia tích cực hơn nữa cùng Mỹ trong nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như Nga.

Chủ đề không chỉ liên quan đến Việt Nam và Nhật Bản. Ông Obama kết thúc chuyến công du bằng cuộc hội ngộ của G-7 trên lãnh thổ Nhật Bản. Nội dung tuyên bố chính thức của cuộc họp câu lạc bộ lần này không hề khó đoán. Sẽ có sự lên án Trung Quốc (nhưng không nêu đích danh) về những nỗ lực khẳng định lập trường trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ở Biển Đông, cũng sẽ lên án Nga về Crưm, xác nhận không huỷ các biện pháp trừng phạt Nga và đồng thời lướt qua các vấn đề toàn cầu khác.

Đưa tin về sự kiện sắp tới, hãng tin Kyodo Nhật Bản lưu ý rằng, các thành viên châu Âu trong G-7 sẽ không lấy gì làm thoải mái khi phải lên án Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới mà châu Âu đang phụ thuộc vào rất nhiều. Nhật Bản và Việt Nam cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Hai nước cùng được Mỹ mời "vượt qua quá khứ" và chuyển sang những triển vọng hợp tác tươi sáng trong những cuộc phiêu lưu mới.

Mối quan hệ đối tác như vậy liệu có thuận lợi? Một mặt là có. Ví dụ, Việt Nam có kim ngạch thương mại với Hoa Kỳ đạt 45 tỷ đô la một năm. Trong những ngày ông Obama đến Việt Nam, trên các phương tiện truyền thông của Mỹ có thể bắt gặp phóng sự chi tiết về việc nhà sản xuất giày Mỹ chuyển dần công nghệ và cơ sở từ Trung Quốc sang Việt Nam (vì giá rẻ hơn), và điều gì sẽ diễn ra nếu Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, dự án của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc, sẽ hoạt động. Thêm thông tin bất ngờ là việc Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Tất cả điều này đều có liên quan đến chủ đề được đề cập về tranh chấp lãnh thổ giữa Hà Nội và Bắc Kinh ở Biển Đông.

Vladimir Putin và Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
WSJ: Đồng minh chính của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đang tiến gần hơn tới Nga
Nhưng mặt khác, hợp tác với Hoa Kỳ — là một chuyện, trở thành công cụ của Mỹ gây áp lực lên Bắc Kinh và Moskva lại là chuyện hoàn toàn khác. Cần lưu ý rằng trong những tháng gần đây, Việt Nam đã đàm phán với Trung Quốc không đẩy xung đột đến cực độ. Việt Nam cũng không từ chối dự án thương mại của Trung Quốc tương tự như TPP. Trước chuyến công du của Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN tại Sochi. Thủ tướng Shinzo Abe cũng bay tới Nga gặp ông Putin trước khi ông Obama đến Nhật Bản và khai mạc hội nghị thượng đỉnh G-7. Có tin, các nhà ngoại giao Mỹ đã cố gắng cản trở các chuyến thăm này nhưng không thành. Người Nhật còn bắt đầu cuộc đối thoại nghiêm túc với Trung Quốc về sự cần thiết giảm thiểu đối đầu. 

Trên thực tế, các bên liên quan ngoại trừ Hoa Kỳ, đều nỗ lực dàn dựng sự cân bằng đúng đắn, cố gắng không tranh cãi và phát triển quan hệ với tất cả các bên. Để sau này, họ sẽ không thấy cần phải xin lỗi trước ai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала