Việt Nam đối mặt với những gì nếu từ bỏ chương trình hạt nhân?

© Fotolia / Martin33nhiệt điện than
nhiệt điện than - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hiển nhiên, Chính phủ Việt Nam có những căn nguyên xác đáng để đưa ra Quốc hội khóa này xem xét đề xuất từ bỏ chương trình điện hạt nhân.

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Tương lai Việt Nam – phụ thuộc vào điện hạt nhân
Đó là tình trạng chững lại về tăng trưởng kinh tế, là giảm nhịp độ nhu cầu tiêu thụ điện và cố gắng hạn chế chi phí sản xuất bằng phương án thay thế, cũng như thực tế eo hẹp  ngân sách.

Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều chuyên viên nguyên tử từ Việt Nam, với đề xuất liên quan đến điện hạt nhân cần phải có phân tích tổng thể rất nghiêm túc.

Chẳng hạn, cựu Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Năng lượng hạt nhân Việt Nam là ông Võ Văn Thuận tin chắc rằng nếu từ bỏ chương trình điện hạt nhân sẽ kéo theo hậu quả tiêu cực dài lâu. Chuyên viên Võ Văn Thuận viết:

Nếu so sánh với các nguồn năng lượng khác thì điện hạt nhân tuy đầu tư cao, nhưng lại có ưu điểm là phí vận hành thấp, vì trong giá thành đã tính đến cả các phí quản lý xử lý nhiên liệu, tháo dỡ nhà máy và bảo hiểm quốc tế. Điện hạt nhân là công nghệ nhiệt điện duy nhất không phát thải CO2 và các sol khí, không có bụi và xỉ. Tất cả chất thải độc hại của nó đều được quản lý chặt chẽ trong chu trình nhiên liệu. Khác với nhiệt điện than, tuy đầu tư rẻ nhất, nhưng phí vận hành cao, có các chi phí ngoại giá do phát thải ô nhiễm lớn, nếu được tính hết thì giá không phải là rẻ.

nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Phải chăng Việt Nam có thể không cần đến năng lượng hạt nhân?
Dừng dự án điện hạt nhân không chỉ thiệt hại về kinh tế, mà sẽ gây nhiều khó khăn, tổn thất về năng lực khoa học công nghệ tầm văn hóa cao trong khi nước ta đang muốn xây dựng nền kinh tế tri thức. Nước ta cũng phải đối  mặt với sự xáo trộn trong các tổ chức, cơ quan liên quan với dự án, với cư dân địa phương tỉnh Ninh Thuận. Chưa nói đến những hậu quả bất lợi trong quan hệ hợp tác quốc tế vốn đã được xây dựng rất tốt đẹp trong những năm qua.

Chúng ta sẽ không thể thực hiện được những mục tiêu về đảm bảo an ninh năng lượng cho công nghiệp hóa — hiện đại hóa như đã dự tính. Các công việc đào tạo, nghiên cứu duy trì ngành khoa học công nghệ hạt nhân sẽ gặp khó khăn về lâu dài, nếu không có cú hích dự án điện hạt nhân.

Kiến thức chuyên ngành này rất cần thiết để giúp nước ta làm chủ tình hình khi mà các nước trên thế giới, nhất là ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ đều đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng điện hạt nhân, trong đó có nhiều nhà máy xung quanh biên giới nước ta.

Không có điện hạt nhân, khoảng trống đó sẽ được bù lấp chủ yếu bằng nhiệt điện than. Như vậy, nước ta có nguy cơ không thực hiện đúng cam kết tại COP21 về chống biến đổi khí hậu, cắt giảm khí nhà kính 8% vào năm 2030.

Ô nhiễm môi trường do các sol khí và bụi xỉ từ đốt than đẩy nước ta vào một tương lai giống như các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc và Ấn Độ đang phải đối mặt. Đấy là những thách thức lớn khó có lời giải khác.

Nếu không làm điện hạt nhân chúng ta sẽ phải tăng nhiệt điện than để bù vào sự thiếu hụt năng lượng. Nhưng tôi chắc chắn rằng năng lượng tái tạo cũng như nhiệt điện than không thể thay thế điện hạt nhân, vì giá thành cao, công suất manh mún và tính không liên tục.

Trong Quy hoạch 7 điều chỉnh, năng lượng tái tạo được chú trọng, tăng đáng kể tỷ phần so với Quy hoạch trước kia, nhưng vẫn phải có chính sách trợ giá đặc biệt. Cạnh đó, sản lượng nhiệt điện than tăng nhanh đến mức chiếm từ 33% năm 2015 sẽ lên 50% năm 2020 và đến 2030 tăng đến 55% tổng sản lượng điện. Như vậy, đến năm 2030 ta phải đốt khoảng 120 triệu tấn than, chủ yếu là than nhập khẩu.

Theo tôi, phương án tăng điện than quá lớn như vậy là rất kém khả thi. Nếu không ký được các hợp đồng mua và nhập khẩu than ổn định, nếu không có đủ hệ thống hạ tầng tiếp nhận than (cầu cảng, kho, bến bãi…), cũng đồng nghĩa với việc không đủ sức sản xuất điện năng đáp ứng cho phát triển kinh tế ngay từ năm 2018.

Một vấn đề hệ trọng khác là bảo đảm nguyên tắc phát triển bền vững, đặc biệt là bảo vệ môi trường. Nếu duy trì tỷ phần nhiệt điện than và tăng nhanh tổng sản lượng điện trong mấy chục năm tới, có nghĩa là nước ta đang đi vào một ngõ cụt của vấn đề ô nhiễm môi trường, gây phát thải lớn khí nhà kính, điều mà Trung Quốc đang gặp phải do đã dùng đến gần 80% nhiệt điện than.

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Nói Việt Nam “từ bỏ dự án với Nga” là không chính xác

Thực tế, nước ta bằng mọi cách phải sớm giảm đốt than bởi năng lượng tái tạo, với những hạn chế của nó, không thể thay thế nhiệt điện than.

Dư luận cho rằng không xây dựng điện hạt nhân vì sợ không an toàn, nhưng không biết mấy năm qua nước ta đã rất kiên trì nghiên cứu, thỏa thuận với các đối tác để lựa chọn công nghệ hiện đại, an toàn nhất thế giới. Theo đó, nhà máy điện hạt nhân số 1 sẽ sử dụng lò thế hệ 3+ AES-2006, đáp ứng các tiêu chuẩn Châu Âu, có khả năng loại trừ hoàn toàn các vụ tai nạn phát thải phóng xạ ra môi trường. Những công nghệ như vậy Trung Quốc và Ấn độ chưa có, trong khi cả hai nước đông dân nhất thế giới này đang rất quyết đoán trong việc xây dựng điện hạt nhân để thay thế nhiệt điện than.

Trên bình diện chung, vì mục tiêu an ninh năng và chống biến đổi khí hậu, theo dự báo của Tổ chức Năng lượng quốc tế (IAE) và Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) dự báo tổng công suất điện hạt nhân thế giới sẽ tăng liên tục lên từ 390 Giga-Watt năm 2015 lên 930 Giga-Watt năm 2050. Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam là phù hợp với xu thế chung đó.


 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала