Có phải Trung Quốc sẽ khiêm tốn hơn nữa?

© AP Photo / Andy WongTrung Quốc
Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng có hài hòa hay không là phụ thuộc vào chính quốc gia này.

Gần đây, tờ báo "Straits Times" có uy tín ở Singapore đã đăng tải bài viết trong đó dẫn ra ý kiến ​​của ông Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zongze), trước đây là nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc. Ông Trạch nêu ý kiến rằng, Bắc Kinh nên tăng cường quan hệ với các nước láng giềng nhỏ hơn, trước hết với các thành viên của ASEAN.

Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đơn độc đối chọi với Trung Quốc

Một số người có thể ngạc nhiên với cách đặt vấn đề bởi vì Trung Quốc đang hợp tác rất tích cực với các nước ASEAN trong khuôn khổ tổ chức này cũng như ở cấp độ song phương. Các diễn đàn "ASEAN + 1" và "ASEAN + 3" được tổ chức thường xuyên. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và một số thành viên khác của ASEAN. Các chuyên gia Trung Quốc giúp xây dựng tuyến hầm ngầm đầu tiên của Hà Nội. Tại Lào, Trung Quốc đã xây dựng hàng ngàn km đường xá và có dự án xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên của đất nước. Tại Myanmar, các chuyên gia Trung Quốc hiện đại hóa cảng nước sâu và xây dựng các đường ống dẫn dầu khí. Mỗi năm Trung Quốc cấp viện trợ tài chính cho Campuchia và hứa sẽ giúp đỡ tài chính cho Philippines. Có vẻ là mọi thứ đều tuyệt vời!

Thế thì nhà ngoại giao đã nghỉ hưu nói về vấn đề gì? Xét theo nội dung bài báo,Trung Quốc quá tự tin vào ưu thế của mình, và bây giờ nên khiêm tốn hơn, tương tác với các nước láng giềng nhỏ hơn mình một cách bình đẳng và tham vấn lẫn nhau.

Rõ ràng, đầu óc nhiều người Trung Quốc choáng váng vì toàn thế giới đều công nhận những thành tựu của Bắc Kinh trong lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ cao. Nhiều người Trung Quốc cho rằng, bây giờ việc lắng nghe quan điểm của người khác, chú ý đến lợi ích của người khác là không cần thiết. Đồng chí Stalin đã gọi "bệnh" này là "choáng váng vì thắng lợi".

Cơn "bệnh" này đã thể hiện trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Rõ ràng, hậu quả của điều đó là các mạng xã hội ở Đông Nam Á chứa đầy ý kiến của nhiều cư dân không tin vào ý định tốt đẹp của Bắc Kinh trên sân khấu thế giới. Và bây giờ, khi Bắc Kinh đang tích cực quảng bá tại châu Á các dự án của họ "Một vành đai, một con đường" và "Con đường tơ lụa thế kỷ 21". Trung Quốc rất cần đến sự hiểu biết và hỗ trợ từ phía các láng giềng gần nhất.

Chủ tịch Ban Thường vụ Quốc hội Trương Đức Giang - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc liệu có kết thân?

Ông Nguyễn Tông Trạch đã nghỉ hưu và không phải là một trong những người quyết định chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Nhưng, ông vẫn là Phó Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế Trung Quốc, và do đó có thể kiến ​​nghị với ban lãnh đạo chính trị của đất nước.

Hy vọng rằng, những khía cạnh tiêu cực trong quan hệ của Bắc Kinh với các nước láng giềng sẽ giảm dần. Bởi vì trên thực tế, các dự án chung do Bắc Kinh đề xuất đều phục vụ lợi ích của Trung Quốc, nhưng đôi khi không chú ý đến lợi ích của các nước láng giềng. Tôi nghĩ rằng, chính Trung Quốc chịu trách nhiệm lớn nhất về việc xây dựng mối quan hệ hài hòa với các nước láng giềng. CHND Trung Hoa là một quốc gia lớn và mạnh, mà các cường quốc đều có trách nhiệm cao hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала