Trò chơi nguy hiểm với lịch sử

© AFP 2023 / MOHD RASFANKuala Lumpur
Kuala Lumpur - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mọi người đều đồng ý với việc cần phải duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Có vẻ tất cả các nước đều chủ trương làm như vậy: cả ở Bắc Kinh, Hà Nội, Kuala Lumpur và Singapore.

Trong bối cảnh này những tuyên bố và hành động của một số quan chức cao cấp trích dẫn tài liệu lịch sử đều mang tính khiêu khích.

Gần đây, đại diện chính thức của Malaysia đã nộp hồ sơ lên Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) yêu cầu xem xét lại phán quyết năm 2008 công nhận đảo Pedra Branca thuộc chủ quyền Singapore. Malaysia đã viện dẫn 3 tài liệu lịch sử được cho là cung cấp cơ sở để khẳng định rằng, hòn đảo này từ thời xa xưa thuộc về Vương quốc Hồi giáo Johor.

Trên đảo có ngọn hải đăng do người Singapore điều khiển. Ngọn đèn biển này giúp cho tàu thuyền của tất cả các quốc gia đi qua các tuyến đường biển ở vùng này.

Tại sao Malaysia khơi lại tranh chấp đảo, trong khi thậm chí các luật sư của nước này thể hiện sự nghi ngờ? Chắc là không có ai coi trọng những tuyên bố như vậy của Kuala Lumpur? Nguyên nhân rất đơn giản: ở Malaysia sắp tiến hành chiến dịch tranh cử, uy tín của nhóm cầm quyền đã giảm mạnh, vì vậy họ quyết định lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, và đồng thời làm vừa lòng thái tử phiên bang Johor.

Singapore - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Nga: Vì sao Malaysia khơi lại tranh chấp đảo với Singapore?
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, người gần đây đã cáo buộc Mỹ "hiểu sai lịch sử", cũng bắt đầu một trò chơi kỳ lạ với các sự kiện lịch sử. Theo lời ông, trong những năm chiến tranh thế giới II, các Hội nghị Cairo và Potsdam đã xác định chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông. Tôi không biết ông Vương Nghị đã tìm thấy thông tin này ở đâu. Bản thân ông không thể có mặt tại các hội nghị đó vì ông sinh ra vào năm 1953. Các tài liệu của cả hai hội nghị với sự tham gia của các cường quốc thành viên liên minh chống phát-xít không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, kể cả tiếng Trung Quốc. Làm thế nào người Mỹ và những người khác có thể học bài học lịch sử nếu không có tài liệu về nội dung này?

Những tuyên bố của các chính trị gia cao cấp từ Malaysia và Trung Quốc cho thấy thái độ vô trách nhiệm. Những bước đi như vậy chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trong khi các bên nên cố gắng để đạt hòa bình, để hợp tác cùng có lợi.

Nếu nói về các bằng chứng lịch sử, cộng đồng quốc tế đã từ lâu không chấp nhận chúng như một đối số nghiêm trọng. Nếu không, thì không thể giải quyết những vấn đề phức tạp, ví dụ như vấn đề Địa Trung Hải. Dân tộc nào, nước nào có quyền lịch sử được coi là người chủ ở vùng biển này? Người Phoenicia? Người Hy Lạp? Người Ý?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала