Freitag: NATO không quan tâm tới dân chủ mà chỉ cần sự hung hăng bành trướng

© AP Photo / Virginia MayoCờ NATO và Hoa ky
Cờ NATO và Hoa ky - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm nay, NATO vẫn coi mình là một "liên minh hòa bình thụ động" chủ trương vì "tự do, dân chủ và nhân quyền", - tác giả Jacob Ryman viết cho Der Freitag. Tác giả cho rằng, dường như "chính sách bành trướng 25 năm qua là nhằm góp phần vào việc phổ biến những giá trị cao đẹp này".

Trong đó, đặc biệt đề nghị cho Gruzia và Ukraina gia nhập NATO vấp phải trở ngại lớn. Sự tiếp nhận hai nước này sẽ được xem như "một động thái khiêu khích và đe dọa an ninh của Nga." Gruzia được đề xuất trở thành thành viên NATO từ Hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Bucharest năm 2008, nhưng vào năm 2011 Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã công khai đe dọa "cuộc chiến tiếp theo" với Tbilisi nếu nước này tham gia NATO. Đối với Moskva, hành động đó sẽ không những là sự khiêu khích địa chính trị mà còn trái với luật pháp quốc tế, Điều 10 Hiệp ước NATO chỉ cho phép thành viên là quốc gia châu Âu. Cũng trong năm 2008, quyền thành viên trong liên minh được đề xuất với Ukraina.

Nga, NATO - Sputnik Việt Nam
Bốn nước thành viên NATO muốn được Nga bảo vệ
Một năm rưỡi trở lại đây, như để đáp lại cáo buộc về "các động thái hung hăng của Nga" NATO đã bố trí tại Đông Âu quân số và số lượng vũ khí chưa từng có kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Như vậy, sự bành trướng của NATO không hề là một tiến trình hòa bình và nhằm làm ổn định mà đang dẫn đến hiện thực quân sự hóa châu Âu nguy hiểm và nguy cơ cuộc chiến với Nga.

Theo tác giả Ryman, động lực thúc đẩy sự mở rộng của NATO tại khu vực Balkan và Thổ Nhĩ Kỳ không xuất phát từ mong muốn "bảo vệ những giá trị dân chủ chung" mà là nhằm giành ưu thế địa chính trị. Ví dụ, "không có quốc gia nào là thành viên của NATO lại vi phạm những giá trị tưởng tượng của NATO thường xuyên như Thổ Nhĩ Kỳ," — tác giả bài viết nhấn mạnh.

"Hợp tác với các "cộng hòa Mafia" ở Balkan, với những nhân vật tài phiệt chính trị tham nhũng ở Ukraina và Gruzia, hỗ trợ những kẻ phát xít ở Kiev và chế độ độc tài tại Thổ Nhĩ Kỳ, sự hợp tác của NATO với Israel, với chế độ độc tài quân sự ở Ai Cập, chế độ độc tài phát xít ở Ả-rập Xê-út — tất cả những điều này đang chứng tỏ NATO không quan tâm đến việc bảo vệ các giá trị dân chủ mà họ muốn hung hăng bành trướng," — tác giả của Der Freitag kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала